Tuesday, April 7, 2009

MỘT UỶ BAN SỰ THẬT VÀ HOÀ GIẢI CHO TRUNG QUỐC

Asia Sentinel
Một Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải cho Trung Quốc
Mark O’Neill
Thứ Hai, ngày 6-4-2009
http://asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1806&Itemid=206
Một ý kiến thú vị, nhưng địa ngục trước tiên sẽ đông cứng lại.

Một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Bắc Kinh đã đề nghị Trung Quốc thành lập một Ủy ban Sự Thật và Hòa giải kiểu như của Nam Phi (TRC), để hàn gắn những vết sẹo đã để lại bởi cuộc đàn áp của quân đội Trung Quốc vào tháng Sáu năm 1989 *.
Đó là một ý kiến tốt nhất về cách làm sao để đương đầu với ngày kỷ niệm nhạy cảm nhất trong năm nay về một biến cố đã dẫn tới cái chết của 3.000 con người, đẩy hàng ngàn người vào vòng tù tội, nhục nhã và lưu đày và đã làm thay đổi tiến trình lịch sử của đất nước Trung Hoa, theo lời ông Dai Qing, một nhà hoạt động lâu năm người Trung Quốc, 68 tuổi. Ông đã từng trả giá cho hoạt động của mình với một phần thời gian ở trong lao tù sau cuộc Thảm sát Thiên An Môn giết hại hàng trăm người, và ông cũng là người đã tham gia vào cuộc vận động chống lại việc xây Đập Tam Hiệp (ở thượng nguồn sông Cửu Long).
“Hai mươi năm đã trôi qua và chúng ta luôn nghe thấy hai giọng điệu mâu thuẫn nhau, ông Dai nói. “Đó là màu đen và màu trắng. Chúng ta không nghe giọng điệu nào khác. Trong khi hầu hết thông tin cơ bản đã không được tiết lộ, hai phe vẫn còn xung đột nhau.”
Ủy ban Sự thật và Hòa Giải (theo lời đề nghị của ông Dai) sẽ xuất trình bằng chứng chi tiết về những gì đã xảy ra, giải thích cho công chúng Trung Quốc những gì đã xảy ra và vì sao xảy ra, và giúp hàn gắn những vết thương vẫn rỉ máu sau 20 năm và hướng tới “xã hội hài hòa” là điều mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vẫn thường nói.
Đó là một ý kiến tốt đẹp đối với một đất nước đầy những xung đột và cay đắng, nhưng ý kiến ấy sẽ không bao giờ được thực hiện ở Trung Quốc. Ý kiến Hòa giải đã có thể được thực hiện ở Nam Phi bởi vì cả hai bên (người da trắng và da đen) đều đồng ý về những gì đã từng xảy ra (mấy chục năm) trước đó và chịu lắng nghe những câu chuyện được thuật lại từ phía bên kia.
Một sự đồng tâm nhất trí như thế tại Trung Quốc phải cần đến nhiều năm, có lẽ là nhiều chục năm, hay hơn nữa.

Chính quyền TQ sẽ không xem xét để phủ định phán quyết của họ vào ngày 4 tháng Sáu năm 1989 trong khi những người đã từng chấp thuận và hưởng lợi từ cuộc đàn áp tàn khốc đó, bao gồm Lý Bằng, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đang còn sống.
Vì vậy, ngày kỷ niệm năm nay sẽ được đánh dấu y như những năm trước, bằng những biến cố tưởng niệm trên khắp thế giới và giữ im lặng như điếc ở Trung Quốc. Lễ kỷ niệm lớn nhất sẽ là ở Hong Kong, nơi duy nhất thuộc Trung Quốc được phép tiến hành.
Các nhà tổ chức hy vọng sẽ có tới 100.000 người tại một cuộc cầu nguyện thắp nến suốt đêm ở Công viên Victoria Park, nhưng một con số có có vẻ hợp ý hơn là 20.000 người, khi mà sự kiện này đã lùi xa vào quá khứ và một ý thức về lòng yêu nước đang tăng lên trong dân chúng Hong Kong.
Sự vắng mặt trong buổi lễ cầu nguyện nầy sẽ là những nhà lãnh tụ sinh viên ở Bắc Kinh năm 1989. Wang Dan, một trong những người nổi tiếng nhất, đang theo học tại đại học Oxford University, đã và đang xin chiếu khán nhập cảnh để tới Hong Kong. Đơn xin chiếu khán của anh chắc chắn là bị từ chối. Giống như hơn 500 người đã sống lưu vong vì sự tham dự của họ vào các cuộc phản kháng 1989, Wang không thể trở về Trung Quốc.
“Phải sống lưu vong là một sự đày ải, đặc biệt đối với gia đình tôi,” anh nói. “Trong khi cha mẹ tôi có thể đến và nhìn thấy tôi lúc này tại Hoa Kỳ, thì chuyến đi đó lại sẽ trở nên rất khó khăn cho họ do tuổi tác. Mẹ tôi lớn tuổi rồi và bà bị đau tim.”
Hộ chiếu Trung Quốc của anh đã hết hạn năm 2003. Anh đã xin hộ chiếu mới tại tòa lãnh sự Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Tòa lãnh sự đã từ chối cấp cho anh và anh đã từ chối xin vào quốc tịch Hoa Kỳ, anh nói rằng anh là một người yêu nước muốn đóng góp cho quê mẹ.
Một vị giáo sĩ Cơ đốc ở Hong Kong, ông Chu Yiu-ming, đang lãnh đạo một cuộc vận động có tên là “Tôi Muốn Về Nước” nhằm cố gắng thuyết phục Bắc Kinh hãy để cho những người lưu vong quay trở về và trả lại hộ chiếu Trung Quốc cho họ.
Chính phủ vẫn không có hành động gì. Đường lối của chính quyền cho rằng các sinh viên nầy là những thủ lãnh của phong trào chính trị của một hoạt động “phản cách mạng” mà, nếu như thành công, thì đã ném đất nước này vào những cảnh hỗn loạn và (vì vậy) việc đàn áp thẳng tay là cần thiết để đảm bảo sự ổn định xã hội, nền tảng cho sự (phát triển) thần kỳ về kinh tế trong 20 năm qua.
Ông Hồ Cẩm Đào thường nói rằng sự ổn định này là thứ tuyệt đối cần thiết cho công cuộc phát triển của Trung Quốc; không có nó, đất nước này không thể đạt được điều gì và sẽ mất đi những lợi ích quý giá của mình trong các tiêu chuẩn sống, tiến bộ kỹ thuật và hòa bình trong khu vực.

Trong suốt 20 năm qua, các học giả vẫn đều đặn xem xét lại những biến cố của năm 1989 và đặt câu hỏi rằng liệu kết cục có thể khác đi hay không. Chính phủ đưa ra số người chết là khoảng từ 200 đến 300 và các sinh viên thì cho rằng (số người chết) từ 2000 đến 3000 người.
“Trách nhiệm chính cho những gì đã xảy ra là nằm ở phía chính quyền, chính quyền không nên sử dụng quân đội chống lại những thường dân không có vũ khí,” Jin Zhong, biên tập viên của tờ Kaifang (Mở cửa), một trong những tạp chí đang được đọc nhiều nhất ở Hong Kong.
“Thế nhưng cộng đồng trí thức cũng phải chịu một trách nhiệm nặng nề. Vào cuối tháng Năm năm 1989, mọi thứ đã trở nên hỗn loạn. Những sinh viên đã bị bối rối và không biết chắc chắn sẽ làm gì. Họ cần có ai đó hướng dẫn. Sau khi chính phủ tuyên bố thiết quân luật, rõ ràng rằng quân đội sẽ được sử dụng.
Giới trí thức cần phải đứng ra và lãnh đạo sinh viên rời khỏi quảng trường [Thiên An Môn]. Họ cần phải đóng vai trò đó giống như vai trò của các nhà lãnh đạo khác ở Đông Âu và Liên Xô, như Vaclav Havel và Andrei Sakharov,” ông nói.
Ông nói tiếp, những giới trí thức trước đó đã từng bị đe doạ và làm cho sợ hãi trong nhiều năm xảy ra các cuộc vận động và bị khủng bố trong thời Mao-ít và vài người đã dám bước lên trước.
Ngay trước 5 giờ sáng ngày 19 tháng Năm 1989, tổng bí thư Triệu Tử Dương lúc đó đã tới thăm các sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn và đề nghị họ ngưng cuộc tuyệt thực. “Chúng tôi thì già rồi và việc đó không quan trọng gì nhiều với chúng tôi. Nhưng các em còn trẻ và khỏe mạnh. Đừng tự hy sinh bản thân quá dễ dàng như vậy,” ông nói, nét mặt đầy u sầu và báo hiệu điềm gở.
Ông đã nói chuyện với sinh viên một cách minh bạch và thẳng thắng và nói rằng chính quyền sẽ sử dụng quân đội và rằng họ cần phải rời khỏi quảng trường.
Các sinh viên đã bỏ qua những lời cảnh báo của người đàn ông mà họ kính trọng như là một Gorbachev của Trung Quốc và họ đã trả một cái giá khủng khiếp.
“Nếu họ rời khỏi quảng trường, thì ông Triệu Tử Dương có lẽ đã thắng và lịch sử sẽ khác đi,” ông Jin nhận định. “Trung Quốc ngày nay sẽ là một đất nước khác rồi. Thay vào đó, những kẻ theo đường lối cứng rắn đã thắng. Bài học mà những người theo đường lối cứng rắn đã học được là quí vị nên siết chặt giới truyền thông hay xã hội dân sự. Trên 20 năm qua, những cải cách chính trị đã quay trở về thời kỳ xa xưa.“

------------------------------------------------------------
Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
07/04/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/04/07/2858/
---------------------------------------------------------------

Mời xem thêm các bài trên BBC liên quan tới sự kiện này:
Lời kể của nhân chứng Thiên An Môn“;
Triệu Tử Dương và Thiên An Môn“;
Đặng Tiểu Bình và Thiên An Môn“;
Thiên An Môn: Khoảnh khắc không quên“.

---------------------------------------------------------------

Asia Sentinel

A Truth and Reconciliation Commission for China
Written by Mark O’Neill
Monday, 06 April 2009
http://asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1806&Itemid=206

No comments: