Musk phô diễn ảnh hưởng
với Quốc hội trong vở kịch đóng cửa chính phủ Mỹ
Anthony Zurcher
Phóng
viên Bắc Mỹ
20
tháng 12 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce8e0794891o
Một
điều khá vui nhộn xảy ra trên đường hướng tới thỏa thuận lưỡng đảng nhằm chu cấp
cho hoạt động của chính phủ Mỹ và tránh tình trạng phải đóng cửa một phần trong
tuần này.
Các
nghị sĩ bảo thủ tại Quốc hội - được tỷ phú công nghệ Elon Musk khích lệ - đã
phá hỏng.
Đảng
Cộng hòa đã nỗ lực tập hợp lại vào chiều thứ Năm, đưa ra một gói ngân sách mới,
tinh gọn hơn, để tài trợ cho chính phủ. Nỗ lực đó đã thất bại, vì 38 đảng viên
Cộng hòa và hầu hết thành viên phe Dân chủ bỏ phiếu chống.
Toàn
bộ màn kịch chính trị này chỉ là một chút hương hoa của tình trạng hỗn loạn và
khó lường có khả năng xảy ra khi đảng Cộng hòa nắm toàn quyền kiểm soát tại
Washington vào năm tới.
Diễn
viên chính của vở kịch tuần này không nắm giữ chức vụ hay có vai trò chính thức
nào trong chính phủ cả. Tuy nhiên, thứ mà Elon Musk có là hàng trăm tỷ đô la, một
nền tảng mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn, và là người được lắng nghe - không
chỉ từ tổng thống Hoa Kỳ mà còn cả các nghị sĩ bảo thủ trong Quốc hội.
Sáng
thứ Tư, ông trùm công nghệ này đã viết trên X, mạng xã hội mà ông đã mua với
giá 44 tỷ đô la cách đây hai năm, chỉ trích thỏa thuận mà Chủ tịch Hạ viện Mike
Johnson thuộc đảng Cộng hòa đã đạt được với đảng Dân chủ nhằm tạm thời chu cấp
cho các hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ đến giữa tháng Ba.
Khi
số lượng bài đăng của ông về thỏa thuận được đề xuất này tăng lên ba con số,
đôi khi khuếch đại các cáo buộc sai sự thật do các nhà bình luận bảo thủ đưa
ra, sự phản đối thỏa thuận này trong Quốc hội ngày càng tăng.
Và
đến tối thứ Tư, Donald Trump – có lẽ cảm thấy đến lúc mình cần phải đứng ra
giương cao ngọn cờ nổi dậy đang ngày càng gia tăng của phe bảo thủ – đã công
khai tuyên bố ông cũng phản đối dự luật về gói chi tiêu cho chính phủ.
Ông
cho biết dự luật này chứa trong đó các chi tiêu lãng phí và các ưu tiên của đảng
Dân chủ, đồng thời yêu cầu Quốc hội thực hiện bước đi nhạy cảm về mặt chính trị
là tăng - hoặc thậm chí xóa bỏ - trần nợ công mới thông qua, mức mà nước Mỹ sẽ
chạm trần vào mùa hè tới.
Diễn
viên chính của vở kịch tuần này không nắm giữ chức vụ hay có vai trò chính thức
nào trong chính phủ cả. Tuy nhiên, thứ mà Elon Musk có là hàng trăm tỷ đô la, một
nền tảng mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn, và là người được lắng nghe - không
chỉ từ tổng thống Hoa Kỳ mà còn cả các nghị sĩ bảo thủ trong Quốc hội.
Sáng
thứ Tư, ông trùm công nghệ này đã viết trên X, mạng xã hội mà ông đã mua với
giá 44 tỷ đô la cách đây hai năm, chỉ trích thỏa thuận mà Chủ tịch Hạ viện Mike
Johnson thuộc đảng Cộng hòa đã đạt được với đảng Dân chủ nhằm tạm thời chu cấp
cho các hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ đến giữa tháng Ba.
Khi
số lượng bài đăng của ông về thỏa thuận được đề xuất này tăng lên ba con số,
đôi khi khuếch đại các cáo buộc sai sự thật do các nhà bình luận bảo thủ đưa
ra, sự phản đối thỏa thuận này trong Quốc hội ngày càng tăng.
Và
đến tối thứ Tư, Donald Trump – có lẽ cảm thấy đến lúc mình cần phải đứng ra
giương cao ngọn cờ nổi dậy đang ngày càng gia tăng của phe bảo thủ – đã công
khai tuyên bố ông cũng phản đối dự luật về gói chi tiêu cho chính phủ.
Ông
nói rằng dự luật này chứa trong đó các chi tiêu lãng phí và các ưu tiên của đảng
Dân chủ, đồng thời yêu cầu Quốc hội thực hiện bước đi nhạy cảm về mặt chính trị
là tăng - hoặc thậm chí xóa bỏ - trần nợ công mới thông qua, mức mà nước Mỹ sẽ
chạm trần vào mùa hè tới.
Quyền
lực của Mike Johnson đối với Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bị suy yếu – đầu tiên
là bởi Musk và sau đó là do Trump
Sự
ủng hộ dành cho dự luật chi tiêu tạm thời sau đó đã sụp đổ, buộc Johnson và
nhóm lãnh đạo của ông phải vật lộn để tìm một giải pháp thay thế.
Trong
khi đó, Musk ăn mừng, tuyên bố "tiếng nói của người dân đã chiến thắng".
Tuy
nhiên, nói một cách chính xác thì chỉ có tiếng nói của Musk mới chiến thắng.
Nhưng
sự tham gia của Musk có thể không được một số nhà lập pháp đón nhận nồng nhiệt.
Các đảng viên Dân chủ trong Hạ viện đã chế giễu về "Tổng thống Musk",
trong khi thậm chí một số đảng viên Cộng hòa cũng phàn nàn công khai.
"Ai
cơ?" Glenn Thompson, đảng viên Cộng hòa bang Pennsylvania trả lời khi được
hỏi về Musk. "Tôi đâu có thấy ông ấy trong Quốc hội".
Đa
số trên danh nghĩa
Musk
có thể là người khơi mào, nhưng cuộc khủng hoảng về vấn đề ngân sách của Quốc hội
để tài trợ cho các hoạt động của chính phủ phản ánh điều đã - và có thể sẽ tiếp
tục - là một thách thức đối với thế đa số mỏng manh của đảng Cộng hoà tại Hạ viện.
Trong
hai năm, phe Cộng hoà tại Hạ viện đã vật lộn cho việc giữ được một mặt trận thống
nhất trong một đảng mà các thành viên, ít nhất là một bộ phận, là các chính trị
gia tỏ thái độ khinh miệt rõ rệt đối với chính phủ mà họ đang giúp điều hành.
Những
chia rẽ nội bộ đã khiến cuộc bầu ông Kevin McCarthy làm chủ tịch Hạ viện bị trì
hoãn vào tháng 1/2022 và dẫn đến việc ông bị cách chức - lần đầu tiên trong lịch
sử Hoa Kỳ - vào năm sau đó. Johnson cuối cùng đã thay thế ông, nhưng chỉ sau
nhiều tuần không có người lãnh đạo.
Một
số nghị sĩ Cộng hòa hy vọng với việc Trump được bầu làm tổng thống, các thành
viên của họ, dù vẫn chiếm đa số nhưng mỏng hơn khi Quốc hội mới sẽ tuyên thệ nhậm
chức vào tháng tới, sẵn sàng ủng hộ mạnh mẽ và nhất quán hơn đối với chương
trình nghị sự của tổng thống mới. Và một số đã làm như vậy.
"Tôi
nghĩ Tổng thống Trump đã phác thảo kế hoạch khá rõ ràng rồi nên tôi không biết
các cuộc thảo luận sẽ về vấn đề gì nữa," nữ dân biểu bang Florida Anna
Paulina Luna trả lời các phóng viên sau cuộc họp nội bộ của đảng Cộng hòa vào
chiều thứ năm.
Tuy
nhiên, điều được tiết lộ trong tuần này là tổng thống đắc cử có thể không phải
lúc nào cũng đưa ra chỉ thị rõ ràng, nhất quán mà phía lập pháp yêu cầu.
Chẳng
hạn, việc khăng khăng đòi tăng trần nợ công đã khiến nhiều người trong chính đảng
của ông bất ngờ. Rồi các ảnh hưởng bên ngoài, chẳng hạn như từ Musk hoặc những
nhân vật khác, có thể gây thêm bất ổn cho quá trình này.
Rồi
những gì tuần này cho thấy (một lần nữa) là kiểu thỏa hiệp chính trị cần có để
giúp thúc đẩy nhiều thành viên Cộng hòa quay lưng với đảng của mình.
Đảng
của Trump sẽ phải đối mặt với thách thức là phải tự mình điều hành đất nước một
cách hiệu quả – nhưng lại cũng có thể không muốn chịu cảnh điều hành đất nước
có sự giúp đỡ của đảng Dân chủ.
Nếu
đảng Cộng hòa không thể đạt được sự nhất trí gần như tuyệt đối tại Hạ viện, họ
sẽ phải tìm cách giành được sự ủng hộ của đảng Dân chủ nếu muốn đạt được bất kỳ
thành công nào về mặt lập pháp.
Nếu
không có cân bằng chính trị trong Hạ viện, những ưu tiên lập pháp tham vọng hơn
của Trump có thể gặp rủi ro, ngay cả trước khi ông nhậm chức.
Đảng
Cộng hòa vẫn chưa thể tìm ra phương cách ngõ hầu tránh cho chính phủ phải đóng
cửa kéo dài bằng việc thông qua một nghị quyết ngân sách tạm thời, và dù sức ép
ban đầu từ Trump thì kết quả cũng là thất bại đáng xấu hổ khi không giành đủ sự
ủng hộ trong chính đảng của ông.
Tuy
nhiên, đối với Johnson, thiệt hại có thể đã xảy ra. Quyền lực của ông đối với Đảng
Cộng hòa tại Hạ viện đã bị suy yếu - đầu tiên là bởi Musk và sau đó là do Trump
- chỉ vài tuần trước khi ông tái tranh cử với tư cách là chủ tịch Hạ viện.
Một
đảng viên Cộng hòa, Thomas Massie của Kentucky, đã tuyên bố ông sẽ không ủng hộ
Johnson tái cử. Những người khác, gồm cả các thành viên trong ban lãnh đạo của
Johnson, vẫn chưa đưa ra cam kết. Marjorie Taylor Greene, nữ nghị sĩ nổi tiếng
cứng rắn đại diện cho bang Georgia, từng không thành công trong nỗ lực bãi nhiệm
Johnson hồi tháng Năm, đã đề xuất Musk làm chủ tịch.
Trong
khi đó, Trump - người duy nhất có thể ném cho Johnson một chiếc phao cứu sinh -
lại tỏ ra lưỡng lự, nói với Fox News rằng Johnson vẫn có thể
"dễ dàng" giữ chức chủ tịch nếu ông "hành động quyết đoán và cứng
rắn".
Tuy
nhiên, quyết đoán có thể vẫn chưa đủ, khi mọi hướng đi dành cho vị chủ tịch Hạ
viện này dường như đều dẫn đến ngõ cụt.
No comments:
Post a Comment