NỘI DUNG :
VÌ
SAO DÂN MÌNH CỨ MÃI U MÊ DÂNG SAO, GIẢI HẠN, XÌ XỤP KHẤN VÁI CẦU XIN ĐỦ THỨ?
Hoàng Anh Sướng
CHEN
CHÚC XIN ẤN ĐỀN TRẦN – BAO GIỜ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM MỚI HẾT MÊ MUỘI?
Hoàng Anh Sướng
======================================================
.
VÌ
SAO DÂN MÌNH CỨ MÃI U MÊ DÂNG SAO, GIẢI HẠN, XÌ XỤP KHẤN VÁI CẦU XIN ĐỦ THỨ?
Theo tôi, một trong những lý do căn bản nhất là đạo Phật Việt Nam đương
đại đã biến Phật thành vị thần linh và biến chùa thành nơi buôn thần, bán
thành. Để rồi, ngày ngày, biết bao nhiêu con người hễ đến chùa là dâng lên Phật
chút lễ bạc, dúi vào tay Phật chút tiền mọn rồi quỳ rạp dưới mấy cây hương mà cầu
nguyện đức Phật ban cho đủ thứ: nào danh, lợi, tiền, tình…, những thứ mà đức Phật
đã buông bỏ từ lâu, những thứ mà theo Đức Phật, đó là nguồn gốc của khổ đau, bất
hạnh.
Ai học đạo Phật đều biết: Đức Phật vốn là một thái tử, đã từng có vợ đẹp,
con khôn, cung vàng, điện ngọc. Tương lai, sẽ là một vị vua thống trị cả một đất
nước. Nhưng vì thấy cuộc đời vốn dĩ có nhiều khổ đau nên Ngài đã rũ bỏ tất cả
danh, lợi tột đỉnh ấy để đi tìm con đường thoát khổ. Và Ngài đã thành công.
Bởi thế, thật là thiếu hiểu biết nếu chúng ta cứ cầu xin Phật ban cho địa
vị, công danh, bạc tiền, tình ái – thứ mà Ngài đã buông bỏ từ lâu. Bởi thế, thật
là thiếu hiểu biết nếu chúng ta coi Đạo Phật là đạo của tín mộ, của cầu nguyện,
cầu cúng. Không! Đạo Phật là đạo của tỉnh thức, giác ngộ và giải thoát với những
giáo lý và phương pháp thực tập cụ thể giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau, chế
tác hạnh phúc, vượt thoát sợ hãi của sinh, tử, tiếp xúc được với Niết bàn trong
giây phút hiện tại.
Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo. Đạo Phật là một kho tàng tuệ giác với
những phương pháp rất cụ thể có thể giúp con người tháo gỡ, chuyển hóa những
khó khăn, những khổ đau, thiết lập tình thương, chế tác được hạnh phúc, ngăn được
sự sa đọa. Hơn ai hết, các nhà sư phải là những bậc thầy về nghệ thuật chuyển
hóa khổ đau, chế tác hạnh phúc. Có như thế, họ mới độ được cho chúng sinh đang
trôi lăn trong biển khổ trầm luân. Song tiếc thay, nhiều nhà sư bây giờ coi đi
tu là một nghề kiếm sống, làm ăn, thậm chí, làm giàu.
Khoảng chục năm trở lại đây, hàng loạt các ngôi chùa lớn mọc lên như nấm
ở nước ta. Để có tiền xây dựng, các sư phải đi cúng tế, làm lễ dâng sao giải hạn,
kêu gọi lòng hảo tâm đóng góp của các Phật tử… Nhiều khi tài chính không đủ, một
số nhà sư phải đi vay ngân hàng, lo trả nợ đến mất ăn mất ngủ. Tôi đã từng gặp
những nhà sư xây dựng đến 6-7 ngôi chùa. Ngôi nào cũng hoành tráng. Hễ gặp là
thầy kêu “mệt quá, lo quá”. Tôi hỏi: “Thầy xây nhiều chùa thế để làm gì?”. Thầy
bảo: “Chắc tại kiếp trước thầy phá chùa nhiều nên kiếp này thầy phải xây để trả
nợ”. Tôi hỏi: “Chùa lớn thế này, thầy có tổ chức các khóa tu cho chúng sinh
không?”. Thầy cười bảo: “Thầy bận lắm. Thời gian đâu mà tổ chức. Chỉ nội việc
tìm các đệ tử trông nom các chùa cho thầy đã đủ mệt”. Tôi nghe mà buồn
quá.
Càng buồn hơn khi tận mắt chứng kiến nhiều nhà sư bây giờ đua đòi theo
lối sống hưởng thụ vật chất xa hoa. Ô tô hạng sang, đồng hồ tiền tỷ, điện thoại
Vertu. Nơi ở thì xa hoa, lộng lẫy như cung vua phủ chúa. Có sư sở hữu đến vài
chiếc xe ô tô. Chiếc rẻ nhất là con Venza cũng chừng 2 tỷ chỉ chuyên để dùng chở…
hoa quả. Có sư sở hữu hàng chục căn hộ ở Hà Nội, phải nhờ người nhà đứng tên. Lại
có sư ăn chơi trác táng, lao vào hết cuộc mây mưa này đến cuộc mây mưa nọ,
trong đó có cả những cuộc tình đồng giới. Tội lỗi hơn, họ còn mây mưa ngay tại
chùa. Tu, trước hết là để diệt trừ tham, sân, si – 3 nguồn cơn dẫn đến bể khổ.
Vậy mà nhiều nhà sư tham vật chất, si mê sắc dục như thế thì tu cái nỗi gì?
Bổn phận của các thầy tu, tôi nghĩ, không phải là xây dựng những ngôi
chùa lớn, bức tượng lớn đang mọc lên như nấm như bây giờ. Bổn phận của họ là
xây dựng những “ngôi chùa” của trí tuệ, của lòng từ bi, ngôi chùa của hiểu biết,
thương yêu trong tâm hồn, trái tim mọi người. Tiếc thay, sứ mệnh ấy, họ lại
không quan tâm đến.
.
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=3286877398218789&set=a.1569505283289351
.
.
==============================================
.
.
CHEN
CHÚC XIN ẤN ĐỀN TRẦN – BAO GIỜ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM MỚI HẾT MÊ MUỘI?
- “Họ đánh vào ham muốn của con người. Chúng ta thích đủ thứ cho nên
chúng ta chả làm gì, thậm chí những người già chỉ ở nhà nội trợ cũng đi xin ấn.
Mà cứ lấy ấn là phải dâng tiền. Làm như thế là chúng ta đi mua ấn, chứ không phải
đi rước ấn”.
- “Ấn phải có năng lượng. Vì thế, điều vô cùng quan trọng: ai là người
đóng ấn? Trong thế giới tâm linh thì phải có các bậc đạo sư chân chính có công
năng, có đạo lực, nói nôm phải có quyền năng đóng vào ấn này mới có giá trị
năng lượng tâm linh hiển lộ. Còn lấy một vị trong ban di tích, đạo không ra đạo,
đời không ra đời mà đóng ấn thì giống như rước một miếng vải không hồn về nhà”.
- “Ấn của nhà Trần đi xin giống như chúng ta mời một vị quan thanh tra
về nhà. Ngoan Ngài thưởng, hư Ngài phạt. Nếu chúng ta chỉ hiểu giản đơn như thế
này thì nhiều người sẽ không dám đi xin ấn”.
- “Chúng ta cần làm một cuộc trắc nghiệm xem bao nhiêu người xin ấn nhà
Ngài được bình an? Việc này các nhà văn hóa chưa làm, ban tôn giáo chưa làm,
ban trị sự của Bảo Lộc chưa làm”.
………………………………………………….
Có một hiện tượng, nói đúng hơn là một thực trạng rất đáng báo động diễn
ra nhiều năm nay ở Đền Trần. Đó là cảnh hàng ngàn, hàng vạn người, đủ các lứa
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chen nhau, đạp lên nhau để tranh cướp ấn của đền
Trần. Họ có niềm tin là nếu năm nay họ có ấn thì công việc của họ sẽ hanh
thông, thậm trí sẽ được thăng quan tiến chức. Người theo đuổi công danh, sự
nghiệp, chen lấn đã đành. Nhiều người buôn thúng bán bưng, hành nghề giết gà,
giết lợn cũng đi xin ấn. Vì thế, theo tôi, đây là một sự mê tín, thậm chí, cuồng
tín.
Trong một cuộc trò chuyện với tôi bàn về thực trạng đáng báo động đầy u
mê này, nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh đã có những bình luận, kiến giải khá sâu
sắc, thuyết phục.
Bà chia sẻ: “Nói cho dễ hiểu, ấn chính là lệnh. Lệnh để gánh công, lệnh
để lo việc dành cho những người phò vua giúp nước, có trọng trách trong ván cờ
thế sự.
Vì vậy, người xin ấn, theo tôi, phải là những con người có sứ mệnh. Ấn
không phải cấp cho toàn dân mà cấp cho những người có sứ mệnh gánh vác những
công việc trọng trách trong kiếp này.
Ấn của nhà Trần muốn nhắc: nếu là quan văn thì phải hiểu và học cả võ.
Nếu là quan võ phải học cả văn. Cho nên sự học sẽ không bao giờ ngưng nghỉ. Văn
võ phải song toàn như Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo. Khi ngài hóa được dân
phong, trời phong và vương triều nhà Trần phong. Sắc phong ấy sẽ sống mãi trong
lòng trăm họ, mặc dầu đã hơn 700 năm. Cho nên ấn của nhà Trần, của vương triều
nhà Trần lúc sinh thời, đây là một phương pháp để nhắc nhở các vị quan tả văn,
hữu võ hãy vì dân vì nước, làm tôi phải trung, làm con phải hiếu. Nếu làm tôi bất
trung, làm con bất hiếu ắt sẽ bị thần minh chu diệt. Thần minh ở đâu? Ở ngay
trong cái ấn này. Nhưng tiếc thay, những người đi xin ấn cứ nghĩ rước ấn về nhà
là có khí thiêng đi theo, các Ngài sẽ hộ trì cho cả năm nay. Và nếu như người
rước ấn ấy về nhà mà sống vô thần vô đạo, khuynh thành, đảo địa thì tôi dám khẳng
định chắc như đinh đóng cột: các Ngài không hộ thần cũng chẳng hộ mệnh đâu. Tôi
thường nói với các bạn của tôi: ấn của nhà Trần đi xin giống như chúng ta mời một
vị quan thanh tra về nhà. Ngoan Ngài thưởng, hư Ngài phạt. Nếu chúng ta chỉ hiểu
giản đơn như thế này thì nhiều người sẽ không dám đi xin ấn.
Ấn phải có năng lượng. Vì thế, điều vô cùng quan trọng: ai là người
đóng ấn? Trong thế giới tâm linh thì phải có các bậc đạo sư chân chính có công
năng, có đạo lực, nói nôm phải có quyền năng đóng vào ấn này mới có giá trị
năng lượng tâm linh hiển lộ. Còn lấy một vị trong ban di tích, đạo không ra đạo,
đời không ra đời mà đóng ấn thì giống như rước một miếng vải không hồn về nhà.
Đức Thánh Trần chỉ cấp dấu đó cho những người có công năng dị biệt, có
căn cơ cá biệt, có duyên phận với cửa Trần triều để thực hành tâm linh, để viết
tín ngưỡng cho bách gia. Vì ai thắm duyên với Đức Thánh Trần, ai công phu tu tập
chính duyên, chính pháp, chính tâm, chính đạo thì người ấy sẽ có quyền năng trừ
được tà, sát được quỷ, giải được các oan gia, nói chuyện với các trái chủ để
hóa giải thế giới vô hình họ quay đầu học đạo. Để giúp cho người dương tai qua
hạn hết. Cho nên thông thường những người thắm duyên với Đức Thánh Trần phải về
đền Kiếp Bạc để xin dấu, xin sắc, xin lệnh, thậm chí xin chân nhang ngọn khói
kèm theo về phượng thờ để thực hành tâm linh. Tự nguyện xin làm học trò của nhà
Ngài để góp phần nhỏ bé làm cho muôn dân có Đạo, nhà nhà sáng Đạo, để đúng như
tên hiệu của ngài TRẦN HƯNG ĐẠO.
Có một thực tế là những việc này chúng ta không luận đàm, không đưa nó
vào đến gốc của vấn đề. Cho nên nhiều năm nhiều tháng chen lấn xô đẩy, già trẻ
lớn bé đều đổ về Bảo Lộc để xin ấn. Theo tôi, đi lễ tôi không dám nói nhưng xin
ấn thì nên xem xét. Tôi nhắc lại, trong ấn phải chứa đựng được nguồn năng lượng
linh và quý, giúp cho chúng ta gặp những nước cờ khó tĩnh tại, thông minh hơn,
trí tuệ hơn, sáng suốt hơn, đi những nước cờ hay hơn và cái cuối cùng phải đạt
được đến là không làm khổ mình, không làm khổ người vì vương triều nhà Trần lấy
Đạo Phật làm quốc Đạo. Điều này quý lắm, rất quý. Cho nên cái gì là tinh hoa của
tổ tiên chúng ta phải biêt trân quý giữ gìn. Trong cái giữ gìn ấy chúng ta phải
hiểu lý, hiểu lẽ. Còn họ đánh vào ham muốn của con người. Chúng ta thích đủ thứ
cho nên chúng ta chả làm gì, thậm chí những người già chỉ ở nhà nội trợ cũng đi
xin ấn. Mà cứ lấy ấn là phải dâng tiền. Làm như thế là chúng ta đi mua ấn, chứ
không phải đi rước ấn. Hai cái này khác nhau một trời một vực. Một là tinh hoa
nếu chúng ta hiểu đúng nó sẽ có tác động vô vàn đến một năm, một vận hội chúng
ta sống và lo việc, gánh công. Còn nếu chúng ta không hiểu thì nó là mê tín, cuồng
tín.
Tôi nghĩ, chúng ta cần làm một cuộc trắc nghiệm xem bao nhiêu người xin
ấn nhà Ngài được bình an? Việc này các nhà văn hóa chưa làm, ban tôn giáo chưa làm,
ban trị sự của Bảo Lộc chưa làm".
.
Hình : https://www.facebook.com/photo?fbid=3289209877985541&set=a.1569505283289351
.
No comments:
Post a Comment