Về
cái gọi là chính sách “hòa hợp, hòa giải dân tộc” của CSVN
Vụ cô ca sĩ Hanni rốt cục đảng CSVN, qua hệ thống
tuyên giáo, lại vi phạm những nội dung mà họ đã "nghiêm chỉnh đồng thuận"
trong Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt ở nước ngoài.
Đó là việc "Xóa bỏ mặc cảm, định kiến,
phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở,
tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai."
Bởi vậy câu "đừng
nghe... mà hãy nhìn..." của cố tổng thống Thiệu
luôn là chân lý cho mọi thời đại.
Cam kết "xóa bỏ định kiến",
"không phân biệt đối xử" nhưng tuyên giáo của đảng luôn hành sử với
người Việt ở nước ngoài trên tinh thần phân biệt "địch-ta".
Thực thể VNCH đã tiêu vong từ 1975, không ai
có thể "hà hơi" khiến chế độ này sống lại hết cả.
Làm gì có "tinh thần cởi mở" khi
tuyên giáo CSVN luôn coi VNCH là "địch". Làm gì có vụ "xóa bỏ định
kiến", xóa bỏ phân biệt giai cấp, thành phần xuất thân qua vụ 50 năm sau,
cháu nội, cháu ngoại những người VNCH cũ vẫn bị xếp vào thành phần "địch".
Thành quả về văn hóa của lớp con cháu VNCH cũ
gầy dựng được ở nước ngoài vô hình trung trở thành "văn hóa phản động".
Không có luật nào cấm nhưng qua "bàn tay bí mật" là lực lượng tuyên
giáo, đảng CSVN không cho phép thành phần này "kiếm tiền" trên đất nước
VN.
Theo tôi vụ này "lợi bất cập hại".
Mới đây phát ngôn nhân bộ ngoại giao VN còn
lên tiếng "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", sau khi vụ người
VN kiện bồi thường chiến tranh thành công tại một tòa án Nam Hàn. Tức là CSVN sẽ
không cho phép dân chúng kiện cáo tiếp để đòi bồi thường.
Nếu so sánh việc này với nội dung dẫn trên của
Nghị quyết 36. Cả hai đều có một mục tiêu: khép lại quá khứ, hướng tới tương
lai.
Thực tế: thấy vậy mà không phải vậy.
VN hiện nay cần Nam Hàn hơn là Nam Hàn cần VN.
VN cần đủ thứ, từ kinh tế cho tới quân sự. Thử hỏi, nếu Nam Hàn không bán vũ
khí cho VN, thì VN từ nay lấy gì để vũ trang ?
Nhưng tuyên giáo VN
"thọc gậy bánh xe", vụ cô Hanni là vụ thứ hai. Vụ trước là vụ tập
phim Ba chị em trình chiếu trên Nexflix bị cầm chiếu ở VN, do "xuyên tạc lịch
sử".
Theo tôi chính phủ Nam Hàn nên xét lại các
quan hệ với VN. Cũng như tập thể VNCH cũ.
VN là một đối tác chiến lược toàn diện với Nam
Hàn. Quan hệ này không cho phép hiện hữu cái cách hành sử "như kẻ
thù" của tuyên giáo đối với con người cũng như sản phẩm văn hóa của Nam
Hàn.
Tuyên giáo VN, qua cô Hanni, chống mọi sự
"kiếm tiền ở VN" của các lực lượng "chống cộng".
Nam Hàn cùng VNCH cũ là đồng minh cật ruột,
cùng đổ máu chống lại sự bành tướng của cộng sản. Nam Hàn vì vậy là một quốc
gia chống cộng xuất sắc, có hiệu quả tại khu vực Châu Á. So sánh Nam Hàn với Bắc
Hàn hay VN ta thấy rõ điều này.
Tuyên giáo là cánh tay ngầm, là bề mặt của ý
thức hệ của đảng CSVN. Vì vậy các đầu tư của các tập đoàn Nam Hàn vào VN, cũng
như cô Hanni, sẽ không được hoan nghênh tại VN.
Về tập thể VNCH cũ. Đảng và nhà nước CSVN
không hề có chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc. Họ chỉ có chính sách "đại
đoàn kết dân tộc". Mặt trận tổ quốc là cơ quan có trách nhiệm thi hành mục
tiêu này (điều 3, khoản 1, Luật về Mặt trận tổ quốc).
Hai khái niệm
Hòa hợp và hòa giải dân tộc và "đại đoàn kết dân tộc" hoàn toàn khác
nhau.
Mục tiêu (trách nhiệm) của MTTQ không hề nói bất
cứ một điều gì liên quan đến "hòa hợp và hòa giải dân tộc".
Một số các bài viết của tuyên giáo có đề cập đến
cụm từ "hòa hợp và hòa giải dân tộc", với mục đích "đánh tráo
khái niệm", gắn liền chính sách "đại đoàn kết dân tộc" hiện hữu
từ thời trước 1954 với cái gọi là "hòa hợp và hòa giải dân tộc". Những
bài viết này chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây.
Tin lời cán bộ CSVN về sự hiện hữu của chính
sách "hòa hợp hòa giải dân tộc" là bán lúa giống.
.
==================================================
Hôm qua tôi có hỏi nhạc sĩ Tuấn Khanh "bằng
chứng", khi nhạc sĩ cho rằng “Hoà hợp- hoà giải” là một chủ trương của nhà
nước Việt Nam".
Tôi hỏi vậy vì mấy chục năm nghiên cứu và viết
lách về chính trị, về chủ quyền biển đảo... tôi chưa bao giờ thấy có sự hiện hữu
về một "chính sách" của đảng CSVN, hay của nhà nước CHXHCNVN, về vấn
đề "hòa hợp, hòa giải dân tộc".
Nhạc sĩ có trả lời nhưng lời lẽ ê xương quá. Vụ
này tôi bỏ qua. Vì nghĩ lại, ai sống lâu với CS đều lây cái bản chất độc tài
ngang ngược, không coi thiên hạ ra cái gì, kiểu biết bố mầy là ai không ?
Khi nói về một "chính sách - policy"
của nhà nước, là nói tới một quyết định của Quốc hội, hay của viên chức nhà nước
có thẩm quyền, về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... của quốc
gia.
Vì nhà nước không thể trống đánh xuôi kèn thổi
ngược, sau khi một "chính sách" được Quốc hội ban hành, hay vừa được
cấp thẩm quyền chấp thuận, lập tức toàn bộ hệ thống luật lệ phải sửa đổi để việc
thi hành "chính sách" không gặp trở ngại, hay bị mâu thuẩn lúc áp dụng.
Một vài thí dụ. Khi chính sách "phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa" được QH ban hành thì nhiều bộ luật đã được khai sinh, như luật về
doanh nghiệp, về đầu tư (nước ngoài), về phá sản... Trong khi luật lệ liên quan
đến thuế khóa cũng được sửa chữa cho phù hợp tình hình mới.
Thời VNCH có "chính sách người cày có ruộng".
Sau khi tổng thống đề nghị, QH thông qua, hàng loạt bộ luật liên quan đã được
QH ban hành, như luật về "người cày có ruộng" (cải cách điền địa),
theo đó luật qui định nhà nước có quyền "mua" lại ruộng đất của địa
chủ để phân phát (bán rẻ, bán trả góp) cho nông dân.
Một vài thí dụ khác về "chủ trương -
engagement". Ta có chủ trương "quốc phòng 4 không " của VN. Điều
này thể hiện qua "sách trắng quốc phòng" của VN. Sách này được công bố
rộng rãi trước trường quốc tế (và quốc nội).
Chủ trương "một nước Trung hoa" của
Mỹ. Chủ trương này được thể hiện qua một loạt các văn bản, của nhiều chính phủ
nối tiếp nhau, gồm các Tuyên bố cũng như các bộ luật liên quan đến Đài loan
(như luật Taiwan Relations Act).
Tức là khi nói về một "chính sách",
một "chủ trương" của "nhà nước", nhấn mạnh chữ "nhà nước",
thì phải có "văn bản" có giá trị pháp lý đi theo. QH, hay cấp có thẩm
quyền ban bố "chính sách" hay "chủ trương", sau đó QH phải
thông qua những bộ luật, hay tu chỉnh các bộ luật, để các chính sách, các chủ
trương của nhà nước được thi hành.
Trở lại "chủ trương hòa hợp hòa giải của
nhà nước VN", chủ đề đang bàn luận.
Có hay không có chủ trương
"hòa hợp hòa giải dân tộc" của nhà nước CHXHCNVN ?
Cái cách trả lời "biết bố mầy là ai
không" của nhạc sĩ Tuấn khanh cho thấy nhạc sĩ "bí", do thiếu kiến
thức về các vấn đề mà nhạc sĩ bàn luận trên RFA.
Làm gì có cái gọi là "chủ trương hòa hợp
hòa giải dân tộc" của nhà nước VN.
Ngoài Hiệp định Paris 1973, chính phủ Mỹ và
chính phủ VNDCCH cam kết bảo đảm các quyền tự do cơ bản của nhân dân VN đồng thời
bảo đảm việc thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc tại miền Nam. Xét
toàn bộ lịch sử, toàn bộ sổ sách, văn bản pháp lý của nhà nước CSVN, từ thời
VNDCCH đến nay, không hề có văn bản nào nói về "hòa hợp hòa giải dân tộc"
hết cả.
Nguyên văn
điều 11 của Hiệp định Paris 1973 ghi lại như sau:
"Ngay sau khi ngừng
bắn hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
- Thực hiện hoà giải và
hoà hợp dân tộc, xoá bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử
với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
- Bảo đảm các quyền tự do
dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội
họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại,
tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh
doanh."
Hiệp đinh Paris 1973 chỉ có hai bên ký kết: Mỹ
và VNDCCH. (VNCH và CPLTCHMNVN chỉ ký Nghị định thư của hiệp định). Tức là hai
bên Mỹ và CHXHCNVN (nhà nước tiếp nối VNCH) có trách nhiệm phải thi hành Hiệp ước.
Chủ trương "hòa giải và hòa hợp dân tộc"
là yêu sách xuất phát từ miền Nam, thuộc VNCH cũ. Cùng với yêu sách về
"quyền dân tộc tự quyết" thể hiện ở điều 9, chính phủ VNCH đồng ý ký
tên vào Nghị định thư đính kèm Hiệp định Paris 1973. Hiệp định có hiệu lực, điều
này cho phép quân Mỹ hồi hương.
Rốt cục
VHDCCH bội ước.
Nếu nói kiểu các học giả, nhà báo chủ trương
VNCH là "quốc gia". Thì quốc gia VNDCCH đem quân "xâm lược"
VNCH. Bộ đội "xẻ dọc Trương sơn" hay ở dưới mỹ danh nào khác, đều
không có chính nghĩa. Đây là một đạo quân xâm lược.
Hay nói kiểu (của tôi) thì ba bên VN cùng thực
hiện điều 1 Hiệp ước: "thống nhứt đất nước theo cái cách của mình".
Vấn đề là CSVN bội ước, không thừa nhận những
gì mà họ đã cam kết với nhân dân VN, như về chính sách hòa giải hòa họp dân tộc.
Tóm lại, nhà nước CSVN không hề có cái gọi là
"chủ trương" hòa hợp hòa giải dân tộc.
Chỉ có vấn đề nhà nước CHXHCNVN bội ước, không
thực hiện việc "hòa giải dân tộc" với nhân dân miền Nam.
50 năm sau tất cả những gì liên quan đến VNCH,
về văn hóa thì gọi là "văn hóa đồi trụy", về chính trị thì gọi là
"phản động". Vụ cô bé ca sĩ tên Hanni um sùm trên BBC hôm kia, là phần
nổi tảng băng của chính sách trả thù của CSVN đối với thành phần VNCH cũ.
.
Về
cái gọi là chính sách “hòa hợp, hòa giải dân tộc” của CSVN
Báo Tiếng Dân 12/02/2023
Hòa
giải và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam - Wikipedia tiếng Việt
Vì
sao con đường hòa hợp- hòa giải dân tộc vẫn xa vời?
RFA
27/04/2021
No comments:
Post a Comment