Saturday, February 18, 2023

VĂN HÓA VIỆT NAM : SUY NGHĨ NHÂN MỘT LẦN VIẾNG NÚI BÀ ĐEN (Nhà thơ Trần Tiến Dũng)

 



Văn hoá VN: Suy nghĩ nhân một lần viếng núi Bà Đen 

Nhà thơ Trần Tiến Dũng

Sài Gòn, Việt Nam

17 tháng 2 2023, 14:02 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjj66pwz16go

 

Thời hiện đại, ít còn ai tin điềm trời, điềm báo qua các hiện tượng lạ từ thiên nhiên. Nhưng ở một đất nước mà ý Đảng chuyên chính tuyệt đối hơn ý trời, thì có lẽ đừng nên tào lao bàn ra tán vào, cái nên làm là tách lột ý trời khỏi các hiện tượng lạ thường để mà tôn trọng thiên nhiên.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/70e7/live/31bee810-ae8d-11ed-a05e-090e086870f9.jpg

 

Làm điều đó ít ra cũng không để mình bị lồng ghép, móm ý, xỏ mũi, dụ khị bởi các trò dị đoan - chính trị, trục lợi kinh doanh.

 

Tôn trọng các hiện tượng lạ thường mây tụ, mây phát sáng xuất hiện gần đây ở vài ngọn núi ở miền Đông Nam Bộ nhất là núi Bà Đen. Điều trước tiên mà người tỉnh táo cần nghĩ không phải là thánh nhân, vua chúa, lãnh tụ sẽ xuất thế mà chính là tín hiệu kêu cứu trong thực trạng bị hủy hoại của chính môi trường thiên nhiên không phải chỉ cho các nơi có hiện tượng lạ mà là cho khắp các cõi của xứ này.

 

Phật giáo Việt Nam 'hưng thịnh không phải nhờ chùa đồ sộ'

Lời cảnh báo việc lợi dụng tín ngưỡng Phật giáo để 'làm giàu'

 

Mấy ngày sau rằm tháng Giêng năm Quý Mão, tôi có dịp đến núi Bà Đen, thật lòng mà nói cái không gian du lịch - tâm linh nơi đây đã tươm tất vệ sinh hơn nhiều. Nhưng khi chưa kịp khen với các bạn trẻ cùng đi, thì đã phải đối diện với câu hỏi có tính phong thủy của một người trẻ:

 

“Sao người xưa không xây chùa, điện thờ trên đỉnh núi là lại xây ở lưng chừng núi?”

 

Đây là một câu hỏi lý giải kiểu nào cũng được, vì núi thiêng vốn không cần chùa hay điện thờ của con người, nên trò chơi thần thánh của con người từ hình thức đã là giả tạo, từ nội dung là thùng rác vứt bừa nỗi sợ, hái lượm lòng tham.

 

Nhưng người xưa xây điện thờ vẫn có phần ý thức thấu hiểu đạo lý với cõi trên, cõi cao mà tránh đem ba cái mớ hỗn và tạp của con người lên đỉnh núi; chỉ lập thế lưng chừng tọa sơn, dựa đỉnh mà bày nguyện đức tín - tín ngưỡng của mình.

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/720/cpsprodpb/93de/live/20db37a0-ae8e-11ed-b48e-7b878d9de508.jpg

 

Sự tôn trong đó nếu không được thần thánh chứng giám thấu hiểu thì ít ra cũng tự trấn an được sự yếu đuối. Sự tôn trọng đó ít ra cũng là phần ý thức biết chừa ra một chỗ nguyên bản thiên nhiên, tinh khiết không khí, sạch sẽ từ ngọn cỏ, sương mai, hòn đá, gió, nắng sớm chiều.

 

Ngày nay tư bản đỏ, đám vốn chỉ có thứ thánh thần duy nhất là Đảng quyền và lợi nhuận đem xây tượng thờ lớn, làm cáp treo, cất chỗ vui chơi, quán hàng ngay trên chót đỉnh…

 

Cứ vậy là dòng người trả tiền để được lên đỉnh để được dự trò chơi - thần thánh do các đám tư bản đỏ bày ra, rồi cùng ăn rồi tè, ị tha hồ, vậy các hiện tượng ý trời, điềm báo, thiên cơ... chỉ để thêm phần tự sướng cá nhân và tập thể.

 

Tất nhiên tượng thần thánh thì không cần toilet nhưng nhà nghỉ, hàng quán cho con người thì cần, vậy nên, nếu xứ đất có thiêng, núi có linh, điềm báo mây tụ, hào quang... sinh ứng nghiệm nhân vật này, quyền lực nó, tư bản kia đi chăng nữa thì cũng nhiểm tạp dơ bẩn, xú uế, dung tục hóa, xúc phạm năng lượng linh thiêng mà chóng sụp đổ, lụi tàn.

 

Lúc tôi viếng điện thờ Bà Đen cũ xưa trên lưng chừng núi, thấy trơ trơ cảnh chốn linh, nơi trọng, chỗ nguyện đang ở dưới mông, dưới chân dòng người đi cáp treo lên chót đỉnh núi; tôi chợt nghĩ không biết lần sau đến đây mình có nên mua vé cáp treo lên đó không?

Làm việc đó có nên không?

 

Bài đã đăng trên Facebook cá nhân của tác giả

 

==========================================

TIN LIÊN QUAN

 

Phật giáo Việt Nam 'hưng thịnh không phải nhờ chùa đồ sộ'

13 tháng 9 năm 2022

.

Việt Nam: Lời cảnh báo việc lợi dụng tín ngưỡng Phật giáo để 'làm giàu'

25 tháng 8 năm 2022

.

Việt Nam: Cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'

18 tháng 2 năm 2022

.

Vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng: dư luận dậy sóng

25 tháng 3 năm 2019

 

 



No comments: