Trung Quốc với cơn sốt ChatGPT
Tidoo Nguyễn
11 tháng 2, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/trung-quoc-voi-con-sot-chatgpt/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1246844455.jpg
Ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty
Images
Ứng dụng ChatGPT bị hạn chế người dùng ở Trung Quốc nhưng nước này đang
rất quan tâm đến công nghệ chatbot. Nhiều công ty Trung Quốc tung ra các ứng dụng
tương tự để cạnh tranh với ChatGPT.
Ông Ding Daoshi, giám đốc công ty tư vấn internet Sootoo có trụ sở tại
Bắc Kinh cho biết: “Người ta rất hào hứng với ứng dụng ChatGPT, còn Metaverse
thì gặp trở ngại lớn trong việc tìm kiếm ứng dụng gần gũi với đời sống con người.
ChatGPT bất ngờ tạo ra tương tác giữa người và máy tính trực tiếp và nhanh hơn.
Bước tiến bộ được nhìn thấy ngay tức thời.”
Ông Henson Tsai, người sáng lập SleekFlow cho biết: “Khách hàng của
chúng tôi trên khắp thế giới. ChatGPT dịch tốt hơn so với các công cụ dịch khác
hiện có trên thị trường.” SleekFlow, một công ty khởi nghiệp do Tiger Global
tài trợ ở Hong Kong, cho biết họ đang đưa AI vào các công cụ nhắn tin trong
quan hệ khách hàng. Các công ty ở Trung Quốc sử dụng các giải pháp kết nối hoặc
quan hệ đối tác của Microsoft -đang đầu tư hàng tỷ đô la vào OpenAI – để có thể
nhúng công nghệ AI vào sản phẩm của mình.
OpenAI đang xem xét để cung cấp dịch vụ rộng rãi hơn đến người dùng khắp
thế giới. Đại diện OpenAI nói, “Chúng tôi cũng muốn cung cấp công nghệ của mình
ở mọi nơi, nhưng chúng tôi gặp khó khăn vì các điều kiện riêng ở một số quốc
gia, vì chúng tôi khó có thể tuân theo các điều kiện được đặt ra vì trái với sứ
mệnh của mình. Chúng tôi đang xem xét để tăng số người dùng ở các lãnh thổ khác
theo tiêu chí truy cập an toàn và có ích.”
Tháng Mười Hai 2022, WeChat của Tencent Holdings, ứng dụng nhắn tin lớn
nhất của Trung Quốc, đã đóng một số chương trình liên quan đến ChatGPT nhưng
chúng vẫn tiếp tục xuất hiện. Hiện nay, hàng chục chương trình trò chuyện
chatbot với công nghệ ChatGPT đã xuất hiện trên WeChat. Một tài khoản tính phí
người dùng khoảng $1.47 để đặt 20 câu hỏi với chatbot.
Cùng thời gian đó, Proximai có trụ sở tại Thâm Quyến đã đưa một nhân vật
ảo vào chò chơi 3D – đại loại giống như ứng dụng mạng xã hội, nhân vật này được
tạo ra theo công nghệ cơ bản của ChatGPT để trò chuyện với người dùng.
SleekFlow – công ty phần mềm giải trí có trụ sở tại Bắc Kinh Kunlun Tech có kế
hoạch kết hợp ChatGPT trong trình duyệt web Opera của mình.
Reuters làm cuộc thử nghiệm trên ChatGPT thì thấy rằng chatbot phản ứng
khá phù hợp với bộ máy tuyên truyền Trung Quốc với các câu hỏi về các vấn đề nhạy
cảm. Chẳng hạn, với câu hỏi đưa ra suy nghĩ về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình, thì chatbot của ChatGPT trả lời “không có ý kiến cá nhân và có nhiều quan
điểm khác nhau”.
Theo điều tra của Reuters thì một số chatbot trên WeChat đã bị liệt kê
vào danh sách đen với những từ khóa liên quan kết các vấn đề nhạy cảm như vậy,
tuân thủ kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc đối với không gian mạng. Với câu
hỏi có liên quan đến ông Tập Cận Bình thì nó báo vi phạm các quy tắc. Để tuân
thủ các quy tắc của Trung Quốc, Will Duan – người sáng lập Proximai – cho biết
nền tảng ứng dụng mạng xã hội của ông lọc thông tin từ người dùng trong quá
trình tương tác với ChatGPT.
Rogier Creemers – trợ lý giáo sư tại Đại học Leiden – cho biết, phần lớn
nội dung do AI tạo ra mang tính chất phi chính trị. Với các quy định được đặt
ra vào năm ngoái, nhà cầm quyền Trung Quốc nói rằng “chúng tôi biết công nghệ
này đang phát triển, và chúng tôi muốn đi trước đón đầu”.
Năm ngoái, các cơ quản quản lý Trung Quốc đưa ra các quy tắc thắt chặt
quản lý công nghệ “deepfake” (một kỹ thuật tổng hợp hình ảnh con người dựa trên
trí tuệ nhân tạo). Baidu cho biết trong tuần này họ sẽ hoàn tất cuộc thử nghiệm
nội bộ “Ernie Bot”, và cập nhật nền tảng của họ. Tuyên bố này khiến cổ phiếu của
họ tăng vọt. “Ernie Bot” là một mô hình AI lớn thuộc dự án của công ty này được
thực hiện từ năm 2019, và dự tính đưa vào sử dụng vào tháng Ba năm nay.
Hôm thứ Tư, Alibaba cho biết viện nghiên cứu Damo Academy của họ cũng
đang thử nghiệm một công cụ tương tự ChatGPT. Duan, có công ty đang sử dụng
chatbot AI của Baidu mang tên là Plato để xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cho biết:
ChatGPT mạnh hơn so với các giải pháp hiện tại của Trung Quốc, tuy nhiên, nó yếu
hơn ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như chưa hiểu tốt ngữ cảnh trong cuộc hội thoại.
Ông nói thêm: Các công ty Trung Quốc rất có thể sẽ thay thế ChatGPT bằng một giải
pháp thay thế địa phương trong tương lai, nếu chúng đáp ứng tốt các chức năng
như ChatGPT – Reuters đưa tin.
No comments:
Post a Comment