Nỗi
đau 17/2/1979 bị báo chí Nhà nước “lãng quên”?
RFA
2023.02.07
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/state-press-forgot-february-17-1979-02072023120229.html
Cuối tháng
1 vừa qua, báo Công thương - cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương và là diễn
đàn của giới công thương Việt Nam - có bài viết về những sự kiện, ngày lễ đặc
biệt trong tháng 2 năm 2023. Ngoài ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, bài
viết liệt kê cả ngày Thần tài, ngày Valentine, ngày Quốc khánh Kuwait, nhưng lại không có ngày
17 tháng 2, là ngày Trung Quốc khởi sự cuộc chiến biên giới Việt- Trung.
Là một người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu
chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ tổ quốc vào tháng hai năm 1979, ông Đinh Kim Phúc nêu
quan điểm của ông với RFA sáng ngày 7 tháng 2 năm 2023:
“Nhân dân không bao giờ quên cuộc chiến tranh này vì
chính nghĩa thuộc về nhân dân Việt Nam. Hàng năm, Trung Quốc vẫn kỷ niệm cái
ngày mà họ gọi là ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Nhưng tôi không biết vì lý do
gì tờ báo Công thương, cơ quan ngôn luận của Bộ công thương, lại không nhắc đến
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm
1979. Họ cố tình đui, điếc, câm khi không hề nhắc đến.
Khi máu và nước mắt của nhân dân Việt Nam đã đổ xuống
để bảo vệ đất nước này thì tôi cho rằng, hành động của báo Công thương là phản
bội sự nghiệp dân tộc, phản bội lại cái chính nghĩa trước bọn bành trướng bá
quyền sô vanh đại hán cách đây 44 năm. Điều đó không thể chấp nhận được.”
Một số nhà quan sát cho rằng, từ sau Hội nghị
Thành Đô, Việt Nam đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược ra khỏi
sách giáo khoa. Không có một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào về ngày này. Lý do
có thể vì những cam kết không nhắc lại quá khứ từ hai phía để xây đắp tình hữu
nghị trong tương lai.
Theo bài viết có tựa “Why Won’t Vietnam Teach the History of the
Sino-Vietnamese War?” của
tác giả Travis Vincent trên tờ The
Diplomat hôm 9 tháng 2 năm 2022, phiên bản năm 2001
sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 kể lại cuộc chiến tranh chỉ trong 24 dòng ở cuối
sách. Đến phiên bản năm 2018 giảm xuống chỉ còn 11 dòng. Ngoài ra, phần mở đầu
của Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam đã gọi Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và
nguy hiểm của Việt Nam”. Tuy nhiên, cụm từ này đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp
1980 vào năm 1988 để mở đường cho quá trình bình thường hóa song phương.
Hình : https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/state-press-forgot-february-17-1979-02072023120229.html/@@images/1aaafc0b-2a38-4ecf-bbf5-395cb703a3ff.jpeg
Người dân Việt Nam biểu tình phản đối
Trung Quốc trong một lần kỷ niệm 27 năm cuộc chiến biên giới hồi năm 1979. Lễ kỷ
niệm ở Hà Nội hôm 17/2/2016. Reuters
Cách đây chín năm, tại hội nghị bàn về quy chế
phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, khi một số đại biểu đề cập tới cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học
và Giáo dục lúc đó là bà Phạm Thị
Trân Châu đã đề nghị xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng
đài và đưa thông tin về cuộc chiến vào sách giáo khoa. Thủ tướng Việt Nam lúc
đó là ông Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh
biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng
bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược
ngày 17/2/1979”.
Tuy ông Dũng phát biểu như vậy, nhưng những cuộc
tưởng niệm hàng năm của người dân đều bị ngăn cản, thậm chí bị đàn áp.
Hình : https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/state-press-forgot-february-17-1979-02072023120229.html/000_hkg2107885.jpg/@@images/34fedbcd-ae09-44c0-9f0c-00fe7fb9bdb2.jpeg
Thác Bản Giốc bị Trung Quốc chiếm năm
1979. AFP
Cựu chiến binh Nguyễn
Khắc Toàn chia sẻ suy nghĩ của ông với RFA với tư cách
một người lính:
“Tôi thấy cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc
lên sáu tỉnh biên giới phía Bắc nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 nhưng báo
chí truyền thông trong nước hầu như không nhắc nhở đến ngày này. Đã là lịch sử
thì phải công bằng và tôn trọng sự thật lịch sử. Việt Nam gần như có sự chỉ đạo
thống nhất từ trên xuống dưới nên báo chí, truyền thanh, truyền hình không nhắc
đến. Không phải chỉ năm nay mà từ nhiều năm trước đây. Như vậy là không công bằng,
không tôn trọng lịch sử. Cái này thì dễ hiểu thôi bởi vì người ta không muốn
khơi lại cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và Trung Quốc tiến hành với Việt
Nam.”
Cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn nói thêm, hàng
năm một số tỉnh ở Trung Quốc có đường biên giới giáp Việt Nam vẫn tổ chức long
trọng ngày này, không giảm nhẹ như chủ trương của phía Việt Nam. Lý do được ông
nêu ra là vì Trung Quốc là nước lớn, là đàn anh của Việt Nam nên họ ở vị thế trịch
thượng, kẻ cả; còn Việt Nam là một nước nhỏ, một nước đàn em nên không thể làm
như họ được.
Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại
giao vào ngày 18 tháng 1 năm 1950. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem
quân tấn công các tỉnh dọc biên giới của Việt Nam với mục đích ‘dạy cho Việt
Nam một bài học’. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc rút quân vào ngày 16 tháng
3 năm 1979. Các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên
mất vào tay Trung Quốc. Hai nước trở thành kẻ thù của nhau.
Đến năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố
bình thường hóa quan hệ theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt: “láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt,
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Đến nay đã 44 năm trôi qua, hai bên đã bình
thường hóa quan hệ, nhưng những tổn thất vẫn in sâu trong tâm trí người dân Việt,
nhất là với những người lính, cho dù họ không trực tiếp cầm súng trong trận chiến
đó.
Luật sư Phạm
Công Út, một cựu chiến binh, nói với RFA quan điểm của
ông sáng ngày 7 tháng 2 năm 2023:
“Sau sự kiện năm 1979, khi Trung Quốc gọi là đã ‘dạy
xong cho Việt Nam một bài học’, hai bên đã bình thường hóa quan hệ và khép lại
quá khứ, ngày 17/2 hàng năm trước đây có nhiều hội nhóm ra tượng đài lý Thái tổ
ở Hà Nội đặt vòng hoa tưởng niệm thì bị ngăn chặn. Họ tới nghĩa trang lịch sử của
những người lính Việt Nam hi sinh cũng không được nhà nước ủng hộ. Tức là người
ta đã muốn khép lại quá khứ rồi.
Tuy nhiên, người Việt Nam không có những cái tour du
lịch thăm lại chiến trường xưa một cách danh chính ngôn thuận. Đó là một sự bất
công đối với lịch sử, bởi để bảo vệ đất nước, giang sơn thì người ta phải hy
sinh tính mạng của mình, đổi bằng máu của mình.”
Vị luật sư này đặt câu hỏi: “Tại sao ở Việt Nam một năm có nhiều ngày kỷ niệm vô bổ, nhưng đối với vấn
đề bảo vệ biên cương 17 tháng hai thì lại không kỷ niệm? Đó là một nỗi đau!”
VIDEO :
Nhìn
toàn cảnh 40 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung
https://www.youtube.com/watch?v=6HpATJ-bxZs
----------------------------------
Tin, bài liên quan
THỜI SỰ
Cuộc
chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn chưa được truyền dạy đầy đủ!
Việt
Nam thuộc gì từ bài học đắt giá 'cuộc chiến biên giới 1979'?
Tưởng
niệm, vinh danh các chiến sĩ trong cuộc chiến biên giới phía Bắc
No comments:
Post a Comment