Trường Huy -
Saigon Nhỏ
9 tháng 2, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nhung-zombie-moi/
Hình : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/gg-1-1024x682.jpg
Miếu thờ
Trung tá VNCH Nguyễn Đình Bảo (sau được vinh thăng Đại tá) lúc chưa bị đập phá
(ảnh tư liệu)
“Hòa hợp, hòa giải dân tộc” là một cụm từ mà
khi bạn gõ vào công cụ tìm kiếm Google, chỉ trong vòng chưa đầy một giây đã có
ngay 281 triệu kết quả. Đó là một chỉ dấu cho thấy, cụm từ ấy đối với người Việt
Nam vô cùng quan trọng.
Khi nhắc đến ngày 30 Tháng Tư 1975, rất nhiều
người đã nhắc lại câu chuyện của nước Mỹ khi kết thúc cuộc nội chiến Nam-Bắc Mỹ
vào Tháng Tư 1865. Khi ấy, bên thắng cuộc – Bắc Mỹ đã không hề có một sự phân
biệt đối xử nào với phe thua trận. Và đó là điều vô cùng quan trọng giúp cho nước
Mỹ phát triển trở thành một cường quốc số một thế giới.
Trong khi đó, ở Việt Nam thì sau khi đất nước
thống nhất, bên thắng cuộc đã thực hiện những vụ trả thù khi đưa tất cả các
quân nhân của phe thua cuộc vào trại cải tạo, hầu hết công chức của chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa đều bị đẩy đi kinh tế mới, đến những nơi rừng thiêng nước độc.
Giới tư sản thì bị đánh tan tác, bị lấy sạch toàn bộ tài sản. Và đó là cơ sở để
dẫn đến một cụm từ nhức nhối nổi tiếng thế giới: Thuyền nhân Việt Nam.
Những ai sống thời đó đều không thể quên được
câu của những thanh niên khi xuống thuyền đi vượt biên: Một là con nuôi má (nếu chuyến đi thành công),
hai là con nuôi cá (nếu tàu chìm) và ba là má nuôi con (bị công an bắt).
Tất cả những ai là con em của công chức, quân
nhân Việt Nam Cộng Hòa đều gặp phải một rào cản khổng lồ là chủ nghĩa lý lịch.
Phải đến hơn 10 năm sau ngày 30 Tháng Tư 1975, báo chí trong nước mới bắt đầu
lên tiếng về những bất công đó, cụ thể qua một trường hợp rất nổi tiếng là
chàng trai dân Bình Định tên Nguyễn Mạnh Huy thi đậu thủ khoa đại học nhưng
không được đi học vì có cha là quân nhân chính quyền Sài Gòn!
Có những lúc, báo chí trong nước tỏ ra khá mạnh
mẽ khi đề cập đến vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, để không còn ranh giới giữa
bên thua cuộc với bên thắng cuộc, để người Việt ở nước ngoài cùng trong nước bắt
tay nhau xây dựng một dân tộc Việt Nam hùng cường.
Phải nói rằng để báo chí dám nói lên được những
điều đó, công lớn nhất là từ ông Võ Văn Kiệt, người có hai câu nói rất nổi tiếng:
1/ “Không ai chọn cửa để sinh ra” nhằm đả phá chủ nghĩa lý lịch. 2/ “Có những
ngày mà ở đất nước này có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn”
– ý ông muốn giảm bớt đi những hò reo chiến thắng trong ngày 30 Tháng Tư!
Cứ tưởng xu hướng tiến bộ ấy sẽ ngày càng phát
triển để “hòa hợp, hòa giải dân tộc” ngày càng triệt để hơn, nào ngờ, cho
đến tận bây giờ vẫn chưa xong. Thậm chí nó đang có nguy cơ trở lại nặng nề hơn,
thể hiện qua hai câu chuyện vừa và đang xảy ra:
1/
Hẳn những người ở miền Nam đều biết đến địa
danh Đồi Charlie ở Kontum, nơi mà Tháng Tư 1972 đã xảy ra một trận chiến khốc
liệt và Trung tá nhảy dù Nguyễn Đình Bảo đã nằm xuống ở đó cùng Tiểu đoàn
11 của ông; và phía bên kia Trung đoàn 52 của Bắc Việt cũng thiệt hại không
kém. Sau đó, ngay tại đồi Charlie, người dân đã cho xây một cái miếu để nhang
khói cho Trung tá Nguyễn Đình Bảo cùng những người đã nằm xuống. Mấy chục năm
ròng, miếu thờ ấy vẫn tồn tại, nhưng đến Tết Quý Mão vừa rồi, những ai đến thắp
nhang ở đây đều ngỡ ngàng khi nó đã bị đập phá tan tành.
Ai đã đập nó? Chắc chắn không phải phe thua cuộc
rồi…
2/Hanni là tên của một cô gái Úc gốc Việt – Phạm Ngọc Hân. Hanni sinh năm
2004. Cô trở thành một ngôi sao K-Pop, trong nhóm NewJeans. Nhưng trong thời
gian gần đây, cô bị rất nhiều người Việt trẻ trong nước, mà trên mạng xã hội vẫn
gọi là “dư luận viên”, đã bới móc những hình ảnh của cha mẹ cô khi tham gia một
số hoạt động tại Úc mà ở đó có treo hình cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng
Hòa.
Hình : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/tte.jpg
Hanni (tức Phạm Ngọc Hân, giữa) cùng các thành
viên nhóm K-Pop NewJeans (kprofiles)
Một cô gái 19 tuổi, bản thân không liên quan
gì đến các hoạt động chính trị, nhưng chỉ vì cha mẹ cô có một số hình ảnh
liên quan đến lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa, vậy mà “dư luận viên” – toàn người
trẻ tuổi đã vào trang cá nhân của cô cùng các thành viên gia đình để tấn công
kinh khủng, gây áp lực đến sự nghiệp ca hát của cô. Điều đó có khác gì cái kiểu
chủ nghĩa lý lịch cực đoan của những năm sau 30 Tháng Tư 1975?
Cứ tưởng cái kiểu cực đoan ấy sẽ ngày càng nhạt
khi mà lứa già bảo thủ – những người bị tẩy não để phục vụ cho cuộc chiến –
ngày càng ít theo thời gian, ai ngờ người ta đã kịp tạo nên một lớp zombie mới
thật đáng sợ. Con đường hòa hợp, hòa giải dân tộc ngày càng chông gai và xa
đích đến!
No comments:
Post a Comment