Dùng
hết ‘khiêm tốn’, Tổng bí thư chuyển sang xài... Pavel Korchagin
13/02/2023
Hình : https://gdb.voanews.com/CE93B11B-C3BE-4F5A-A9F4-39E8FEE29F45_w1023_r1_s.jpg
Khi còn nhiều triệu đồng bào vẫn còn vật lộn với cơm áo, tuyệt vọng vì bế
tắc, thậm chí chỉ dám mơ “bữa cơm của vợ con có tí thịt” và “có chút tiền để
vào bệnh viện”, 55 năm qua ông Trọng “chiến đấu” cho cái gì?
Theo tường thuật của tờ Dân Trí thì ông Đức được gọi
nhập ngũ để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” lúc ông 20 tuổi.
Tuần trước, báo điện tử Dân Trí giới thiệu trường
hợp của ông Hoàng Công Đức trong mục “Tấm lòng nhân ái” nhằm kêu gọi
thiên hạ hỗ trợ ông cụ 73 tuổi vốn vừa là cựu chiến binh, vừa là bệnh binh
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có thể thực hiện được ước mơ cuối đời: Vợ
con được ăn cơm với tí thịt, được chữa bệnh và kịp sửa chỗ chui ra, chui vào
trước khi nó sập...
Theo tường thuật của tờ Dân Trí thì ông Đức được
gọi nhập ngũ để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” lúc ông 20 tuổi. Sau
sáu năm lăn lộn ở chiến trường, năm 1976 ông Đức bị loại ngũ vì mất 61% sức lao
động... Ông lập gia đình rồi định cư tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội. Vợ chồng ông Đức có ba người con trai. Người con thứ hai
sinh năm 1979 đã mất lúc lên mười. Người con đầu sinh năm 1978 đã có gia đình
nhưng rất nghèo. Người con thứ ba sinh năm 1982 thì quặt quẹo từ bé và tờ Dân
Trí cho rằng đó là hậu quả của việc ông Đức nhiễm chất độc màu da cam ở chiến
trường... Vài chục năm qua, gia đình ông Đức cư trú trong một gian nhà tập thể
nơi được mô tả là dột nát, ẩm mốc và hôi hám vì ông Đức không còn đủ sức chăm
sóc cho đứa con trai bại liệt từ bé, nay đã 41 tuổi...
Theo ông Đức thì cách nay chưa lâu, ông còn có
vợ cùng chăm con trai tật nguyền nhưng giáp Tết, do tuyệt vọng vì tình trạng bệnh
tật của cả hai mẹ con, cuộc sống lại quá cơ cực nên vợ ông bị trầm cảm rồi tự tử,
may là được hàng xóm đưa đi cấp cứu kịp thời. Hiện bà đang được người con thứ
hai chăm sóc. Cả hàng xóm lẫn các viên chức ấp, xã cùng xác nhận gia đình ông Đức
thường phải dùng mì gói cầm hơi. Còn ông Đức bảo rằng, nếu tằn tiện, trợ cấp
cho một bệnh binh mất sức lao động cũng tạm đủ cho vợ chồng ông và người con
trai bệnh tật cầm cự, tuy nhiên vì có quá nhiều khoản phải chi cho chữa trị bệnh
tật của vợ con nên cuối cùng, mơ ước lớn nhất của ông bây giờ chỉ là... “bữa
cơm của vợ con có tí thịt” và “có chút tiền đưa hai mẹ con vào bệnh viện,
nếu dư thì sửa lại cái nhà không thì nó sập” (1)...
***
Vài năm gần đây, năm nào ông Nguyễn Phú Trọng
– Tổng Bí thư đảng CSVN cũng có vài lần khoe, đại ý: “Đất nước ta chưa bao
giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (2) bất kể cả người
dùng mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức liên tục bày ra vô số
thân phận cơ cực, khốn khổ ngoài khả năng tưởng tưởng của nhiều người như thân
phận ông Hoàng Công Đức...
Dân Trí chỉ là một trong số những cơ quan truyền
thông chính thức mở hẳn một chuyên mục để giới thiệu về những đồng bào bị hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền không chỉ bỏ rơi mà còn hất sang bên lề cuộc đời
nhằm kêu gọi những đồng bào khác chung tay cứu giúp. Nếu có thời gian đọc tường
thuật về thảm cảnh của các nhân vật được nêu trong những chuyên mục kiểu như
chuyên mục “Tấm lòng nhân ái” của báo điện tử Dân Trí (3) và đem những
thảm cảnh đó so với điều ông Trọng không chỉ thường khoe mà còn nhấn mạnh rằng
ông ta đã dùng... “tất cả sự khiêm tốn” để tuyên bố “tiềm lực, vị thế,
uy tín quốc tế” của quốc gia “chưa bao giờ được như ngày nay”, chắc chắn sẽ có rất nhiều người lắc đầu vì
không biết nên xếp ông Trọng vào loại nào!
Hồi thượng tuần tháng này, nhân dịp kỷ niệm 93
năm ngày thành lập đảng CSVN, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam
đã long trọng tổ chức trao “Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng” cho ông Trọng,
ông Trọng đã dùng một số ý của nhân vật Pavel Korchagin trong tác phẩm “Thép
đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky thay cho diễn văn đáp từ: “Cái
quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, vì đời người chỉ sống có một
lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống
phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ;
để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức
ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân!”.
Rồi... “Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề
biết sợ!"... Rồi thơ Tố Hữu: “Còn một giây, một phút tàn hơi. Là vẫn
còn chiến đấu quyết không thôi!” (4).
Khi còn nhiều triệu đồng
bào vẫn còn vật lộn với cơm áo, tuyệt vọng vì bế tắc, thậm chí chỉ dám mơ “bữa
cơm của vợ con có tí thịt” và “có chút tiền để vào bệnh viện”, 55 năm qua ông Trọng “chiến đấu” cho cái gì? Những
người cộng sản như ông Trọng sẽ còn “chiến đấu” vì cái gì “cho đến
lúc tàn hơi”? Cứ nhìn sự
lầm than, cùng quẫn của nhân dân ắt sẽ thấy, thứ mà ông Trọng cho là “sự
nghiệp cao đẹp nhất trên đời” chắc chắn không phải là... “giải
phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân”!
---------------
Chú thích
(3) https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai.htm
(4) http://dukcqtw.dcs.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhan-huy-hieu-55-nam-tuoi-dang-duk15837.aspx
No comments:
Post a Comment