Cộng
đồng Người Việt tại Hoa Kỳ: Duyên nợ với người tị nạn
RFA
2023.01.29
“Khi nhìn thấy những người tị nạn Afghanistan cũng tương tự
như hoàn cảnh của mình vào tháng 4/1975, tôi thấy những chiếc máy bay cuối cùng chạy ở phi đạo, tôi có cảm tưởng như tôi là một trong những người đó,
cũng vào giờ phút cuối cùng và đi
chuyến bay cuối cùng rời khỏi
Việt Nam.
Toàn bộ gia đình cha mẹ anh chị em của tôi đều bị kẹt lại hết dù đã có danh
sách được giải cứu, chỉ có một
mình tôi được ra đi.”
Ông Nguyễn
Nam Lộc -một nhạc sỹ, người dẫn chương trình nổi tiếng
trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, hiện đang sinh sống tại Nam California
chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy hình ảnh những người dân Afghanistan chờ đợi được
lên máy bay của
quân đội Hoa Kỳ để đi sơ tán, khi quân Taliban
chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Afghanistan vào tháng 8/2021.
Tổ chức Viet for
Afghans đón gia đình tị nạn Afghans vào tháng 12/2021. VietsforAfghans
.
Đồng cảm cảnh ngộ
Hình ảnh dòng người đổ xô nhau rượt theo những
chiếc phi cơ cuối cùng rời khỏi sân bay ở Kabul, đã khơi gợi lại trong ký ức của ông Nam Lộc
về một quãng thời gian đau khổ trong đời mình. Gần 48 năm trước, vào đêm
29/4/1975, ông được lên chuyến bay sơ tán cuối cùng ở Tân Sơn Nhất rời khỏi Việt
Nam, trước khi quân đội Bắc Việt chiếm được hoàn toàn miền Nam Việt Nam vào trưa
ngày 30/4.
Lúc đó, ngay khi vừa đặt chân đến nước Mỹ, ông
đã được người bản xứ hết lòng giúp đỡ, ông kể tiếp:
“Họ đã thay phiên nhau đến chăm sóc, trả tiền nhà. Họ đưa những người tị nạn đi chợ. Họ hướng dẫn cách sống ở bên Hoa Kỳ. Họ hướng dẫn sử dụng máy giặt, máy
sấy, bếp điện hay là
bếp ga, và họ đưa
những trẻ em ghi danh vào trong trường học. Họ tập lái xe cho người lớn và họ
tìm công ăn việc
làm cho chúng tôi…
Tất cả những việc làm đó đều hoàn toàn có tính cách tự nguyện và cá nhân tôi cũng vậy, được họ chăm sóc lo cho mình một cách rất chu đáo.”
Cảm kích trước tấm lòng hiệp nghĩa của những
người dân Mỹ đã từng bảo trợ mình cũng như những người tị nạn Việt Nam, ông Nam
Lộc sau đó đã gắn bó 41 năm cuộc đời mình trong công việc hỗ trợ người tị nạn
trên khắp thế giới, qua vai trò giám đốc Chương trình định cư người tị nạn của
Sở Di trú và Tị nạn, thuộc cơ quan Bác ái Công giáo tại Tổng Giáo phận Los Angeles.
Cũng như ông Nam Lộc, hầu hết người Việt tị nạn
Cộng sản ở nước Mỹ khi chia sẻ câu chuyện của họ với chúng tôi đều cho biết họ
thấu cảm được nỗi đau của những người Afghans khi buộc phải rời bỏ quê hương đất
nước. Chị
T.Thanh, người sáng lập tổ chức Viets for Afghans ở Seattle, chia sẻ:
“Mình thấy trên khắp thế giới có rất nhiều người tị nạn. Mình thấy rằng mình rất
may mắn đã được nước Mỹ giúp đỡ cho gia
đình của mình, cho cộng đồng của mình. Cho nên, khi mà mình cùng với những người bạn Việt Nam thấy những hình ảnh lúc Kabul lọt vào tay của
Taliban vào tháng 8/2021, thì mình và những người bạn của muốn làm cái gì đó để giúp
cho những người tị nạn đó.
Tại vì mình thấy cái cảnh đó cũng giống như hồi 30/4/1975, lúc mà Việt Nam
thay đổi chế độ, chiến tranh không còn nữa. Mình thấy là hình ảnh rất giống nhau cho nên Thanh cùng với nhóm Viet for
Afghan bắt đầu thành lập từ lúc đó.”
Chị Thanh cho biết tổ chức
Viet for Afghan bắt đầu hình thành vào tháng 4/2021… Cho đến tháng 3/2022,
Viets for Afghans đã bảo trợ cho tám gia đình với 59 người tị nạn:
“Mình giúp đỡ về tiền bảo trợ. Mình phải gây quỹ mỗi người
là 2275 đô la Mỹ… đã có mấy trăm người quyên góp, có khi là mấy đồng thôi, có khi đến mấy ngàn đồng.
Mình tìm nhà cho họ, mình giúp họ tìm việc làm, mình giúp họ đăng ký thi bằng lái xe, bảo hiểm xã hội, mình giúp họ học tiếng anh, mình giúp ghi danh cho con của họ
đi học, rồi mình cũng kết bạn với họ nữa…
.
Sẻ chia kinh nghiệm
Từ phía Bắc tiểu bang Virginia, Ông Sam Lê, một luật sư gốc Việt,
đã tới các Nhà thờ trong vùng vào mỗi cuối tuần để dạy tiếng Anh cho người tị nạn
Afghan trong suốt gần ba năm qua:
“Mấy nhà thờ ở đây lập một tổ chức
tên là Neighbor to Neighbor. Có khoảng 30 người tình nguyện, họ tìm các gia
đình Afghan qua Washington DC, Virginia và Maryland.
Mỗi thứ Bảy, hai tuần một lần, tổ chức Neighbor to
Neighbor dạy tiếng anh, dạy toán cho gia đình, thì đến nay là làm được hai năm
rồi. Có 18 gia
đình, đa số là ở Kabul qua ở đây.
Tôi biết là những người
tị nạn ở đây thì cũng giống như gia đình của tôi, hồi đó năm 75 qua đây cần có
người giúp. Tổ chức này đã giúp dạy tiếng
Anh, cho tiền tìm việc làm và tìm nhà cho họ…”
Theo The
New York Times, sau tháng 8/2021, có
khoảng 76.000 người Afghan được sơ tán đến Mỹ. Đây là con số rất lớn, chỉ xếp
sau số người Việt được di tản đến Mỹ bằng máy bay từ Sài Gòn hồi năm 1975 khoảng
130.000 người.
Chính phủ Hoa Kỳ đã mở ra chương trình bảo trợ
tư nhân cho những người tị nạn Afghan đã đến được nước Mỹ qua chương trình “Sponsor Circle Program”. Theo đó, một nhóm năm người sẽ gây quỹ hoặc quyên góp số tiền 2.275
đô la Mỹ cho mỗi người tị nạn Afghan được đến tái định cư trong khu vực của
nhóm người bảo lãnh. Ngoài ra, người bảo lãnh còn phải hỗ trợ chỗ ở cho người tị
nạn trong ba tháng đầu tiên, có, giúp người lớn tìm việc
làm và đăng ký cho trẻ em đi học.
.
Bảo trợ tư nhân - cánh cửa hé mở
Sau khi áp dụng chương
trình bảo trợ tư nhân với cộng đồng người Afghan, Chính phủ Mỹ hôm 19/1 công bố
chương trình bảo trợ tư nhân mang tên Welcomed Corps, đặt mục tiêu 10 ngàn người Mỹ có thể giúp đỡ năm ngàn người tị nạn
trong năm đầu tiên của chương trình.
Ông Nam Lộc cho biết sáu tháng sau khi kích hoạt, chương trình này sẽ mở rộng hơn cho phép những người bảo trợ tư
nhân được quyền chọn lựa những người tị nạn mà mình muốn bảo trợ, miễn là người
đó đã được Cao ủy tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn. Và nếu Chính phủ
Hoa Kỳ phỏng vấn và được chấp thuận thì người đó sẽ được sang Mỹ theo người bảo
trợ:
“Với sự giải nghĩa đó thì tôi nghĩ rằng người Việt của chúng ta ở bên Thái Lan sẽ có hi vọng. Giả dụ như nếu ở
bên Hoa Kỳ có một nhóm năm người
hay là một tổ chức nào đó có đủ số tiền để đáp ứng theo sự đòi hỏi của Bộ Ngoại giao và họ có quyền chọn lựa người tị nạn Việt Nam sống ở bên Thái Lan. Vì thế cho nên chúng ta
có hi vọng, nhưng nhiều hay ít, lâu hay mau thì chuyện đó còn tùy theo tiến trình cứu xét của chính phủ Hoa
Kỳ."
Cũng theo ông Nam Lộc, chương trình này mở ra
hi vọng mới cho người tị nạn Việt Nam đang sống bên đất Thái. Tuy nhiên, cơ hội
dành cho người tị nạn Việt nam cũng không quá lớn. Bởi theo ông, Hoa Kỳ trong
suốt nhiều năm qua không đặt Việt Nam trong danh sách những nước được quan tâm
về vấn đề tị nạn, vì thế, họ nhận rất ít người tị nạn Việt Nam.
Bà Uyên Thuỳ, người sáng lập nhóm Hiến Pháp,
cũng từng đi biểu tình hồi năm 2018 ở Sài Gòn, đến tị nạn ở Thái Lan từ năm
2018 nói:
“Bằng con đường nào đi nữa, chỉ cần người tị nạn Thái Lan thoát ra được khỏi nơi
đây và đến được bến bờ tự do thì bất cứ bằng hình thức nào cũng là một niềm hạnh phúc vô bờ.”
Bà Uyên Thuỳ bị giam trong Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp
pháp. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bà Uyên Thuỳ kể rằng bà từng bị cảnh sát di trú Thái Lan bắt vào Trung tâm giam giữ
người nhập cư bất hợp pháp (IDC):
“Trong những ngày sống ở IDC đối với chúng tôi là ngục tù địa ngục. Chúng tôi là người ngoại quốc đồng thời cũng không biết tiếng, cũng không có quyền gì để nói, bởi vì mình là người nhập cư trái phép.
Song song với đó thì ngay từ những ngày đầu, không
biết từ đâu Đại sứ quán của Việt
Nam đã đến tiếp cận với chúng tôi. Họ dùng những lời nói mặc dù rất nhẹ nhàng nhưng lại mang tính chất đe dọa rằng
là nếu chị muốn về Việt Nam chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho chị để chị
về, nhưng nếu chị không đồng ý về Việt Nam thì đằng sau đó sẽ có những sự nguy
hiểm mà ngoài sự kiểm soát của chúng tôi.”
Chị Thanh cho biết thêm về hoạt động của nhóm Viets for Afghans: “Cái
tên của cái hội này là Viet for Afghan, cho nên tụi này cũng phải biết
cái giới hạn của mình là gì. Lúc mà Afghanistan thay đổi chế độ thì mình thấy đây là một tình trạng khẩn cấp và nó đang xảy ra cho nên mình muốn giúp.
Nhưng mà dù gì đi nữa thì Viets for Afghans sẽ luôn luôn ủng hộ cho những người tị nạn, dù là Việt Nam hay là tất cả các chỗ khác. Dĩ nhiên là
mình rất muốn giúp đỡ họ. Trong
tương lai mình chưa biết, nhưng mà thật sự nếu mà có những người tình nguyện muốn
làm, muốn hợp tác với Viets for Afghans để mà có thể làm thì tất nhiên là chúng
ta sẽ nói chuyện
thêm về vấn đề đó. Chúng tôi ủng hộ tất cả mọi người tị nạn.”
Với mong muốn được chung tay giúp những người
tị nạn nhất là sau khi chính phủ Mỹ kích hoạt chương trình bảo lãnh định cư tư
nhân (Private sponsorship), Nhạc sỹ Nam Lộc nhắn nhủ đến cộng đồng người Việt tại
Mỹ:
“Chúng ta đã đưa tay ra để giúp đỡ những người không cùng chủng tộc, huống gì bây giờ, cộng đồng của chúng ta còn đến gần 2000 người ở bên
Thái Lan, thì con số đó rất là lớn và
không biết chúng ta có đủ người để bảo lãnh, hay là họ
có đủ khả năng hoặc điều kiện để được bảo lãnh hay
không.
Tuy nhiên, cánh cửa đã bắt đầu hé mở. Nếu không có
chương trình này (Welcomed Corps-PV) thì tôi nghĩ rằng người Việt của chúng ta ở Thái Lan nhiều người sẽ chết ở đất khách
quê người mà không bao giờ nhìn thấy được tự do.”
No comments:
Post a Comment