Chiến
tranh Ukraina : “Giới tinh hoa Nga đã tính đến thời hậu Putin”
Chi Phương - RFI
Đăng ngày: 20/02/2023 - 14:14
Một năm kể khi xâm lược Ukraina, 24/02/2022, Nga
đang chiếm đóng một phần của vùng Donbass, các cuộc giao tranh ác liệt đã diễn
ra tại Mariupol, Kherson, và nay là ở Bakhmout. Ukraina đã kháng cự mạnh mẽ, dưới
dự lãnh đạo của tổng thống Zelensky và nhờ vào viện trợ ngày càng lớn của
phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, Nga,ngày
26/04/2022. AP
Tờ Les Echos đã phỏng vấn hai chuyên gia về
Đông Âu, bà Anna Colin Lebedev, nhà xã hội học, chuyên gia về xã hội hậu Liên
Xô và ông Michel Fourcher, nhà địa lý, cựu đại sứ Pháp tại Riga, về cuộc chiến
đã kéo dài một năm và những hy vọng về thoả hiệp kết thúc chiến tranh.
RFI Tiếng Việt xin trích dịch.
*
Một năm sau khi Nga xâm lược Ukraina, chiến
tranh được nhìn nhận như thế nào ở Nga, có gì thay đổi hay không ?
Anna Colin Lebedev : Tôi cho rằng vẫn khó để có thể nhìn lại đối với những gì đang tiếp diễn
trong cuộc chiến này. Hơn nữa bản chất của cuộc xung đột đã thay đổi từ tháng
Hai năm 2022. Ban đầu, mục tiêu của Nga là nhanh chóng vô hiệu hoá chính quyền
Ukraina, nhưng họ đã phải thay đổi giai đoạn, kể từ các thất bại trên chiến trường
cũng như cuộc huy động binh lính đến Ukraina vào tháng 9 năm ngoái.
Nga cũng đã thay đổi diễn ngôn về chiến tranh,
hiện giờ là cuộc chiến để bảo vệ Nga và kẻ thù không còn là Ukraina mà là một “tập
thể phương Tây”. Nghĩa là các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Tại Nga, một sự
tương đồng được thiết lập với cuộc “Chiến tranh vệ quốc vĩ đại” như
trong Đệ Nhị Thế Chiến. Nhưng cuộc chiến tại Ukraina đã có nhiều thay đổi lớn,
khi bị kịch tính hoá, cũng như qua việc biện minh đối với yêu cầu người dân cam
kết và hy sinh lớn hơn.
.
Liệu quá trình Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu
có thể góp phần giải quyết cuộc xung đột hay không ?
Michel Fourcher : Đúng
là hiện nay Ba Lan đang đẩy mạnh quá trình này. Nhưng đẩy nhanh tiến độ gia nhập
là không thực tế, nếu như các quy tắc đàm phán được giữ nguyên. Hơn nữa, còn phải
tính đến việc châu Âu cần phải thích ứng chúng. Chúng ta đã thiết lập các quy tắc
gia nhập khối trong hiệp ước Roma 1957, và đã tạo ra những tiêu chí Copenhague
để cho phép dần dần tiếp nhận các nước muốn thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế kế hoạch
hoá của Liên Xô để họ thích nghi với nền kinh tế thị trường, cũng như sự độc lập
của tư pháp và chính quyền, phương tiện truyền thông, hay nói ngắn gọn là nền
dân chủ...
Tôi cho rằng ngày nay chúng ta phải sửa đổi hoặc
điều chỉnh các thủ tục này theo trường hợp đặc biệt như là đối với Ukraina. Hiện
nay, Pháp đã đưa ra đề xuất cho Ukraina gia nhập “Cộng đồng chính trị
châu Âu”. Bên cạnh lý do Ukraina vẫn chưa sẵn sàng, còn có các rào cản
không thể đẩy nhanh quá trình này đó là : đất nước đang xảy ra chiến tranh, các
quốc gia khác vẫn đang trong danh sách chờ, quá trình này đòi hỏi cải cách
phương thức ra quyết định trong định chế châu Âu. Tôi cũng nói với chính những
người ra quyết định ở châu Âu, đó là chúng ta không thể nói không với người dân
Ukraina mà phải thích nghi với tình huống này, tạo ra điều gì đó mới mẻ, đáp ứng
những thách thức đặt ra và nói với họ : “Đúng, Ukraina thuộc gia đình châu
âu”, “chúng tôi ủng hộ Ukraina và sau đó chúng tôi sẽ tạo ra các thủ tục thoả
thuận mới”. Về phần mình, tôi ủng hộ việc tạo tiền lệ qua việc cấp cho
Ukraina tư cách “một quốc gia liên kết”, điều này còn có ý
nghĩa hơn việc chỉ đơn giản là một thành viên của Cộng đồng chính trị châu Âu.
Điều quan trọng là Ukraina có thể tham gia vào các định chế châu Âu với những
điều kiện nhất định. Ukraina cần có được những bảo đảm thực sự, những hỗ trợ chứ
không phải những hứa hẹn.
.
Đâu là những điều kiện để thoát khỏi cuộc xung đột
?
Anna Colin Lebedev : Tôi cho rằng các điều kiện để có thể dẫn đến việc chấm dứt các hoạt động
vũ trang không hoàn toàn giống với những điều kiện phải đáp ứng để có thể xét rằng
chiến tranh đã thực sự kết thúc. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đang trong quá
trình tìm kiếm những điều kiện để ngăn chặn xung đột trên thực địa. Điều này rõ
ràng sẽ khiến Ukraina khó chịu vì Kiev cho rằng như vậy là chưa đủ. Tôi không
được tiếp cận các cuộc thảo luận cấp cao ở Ukraina nhưng có một điều mà tôi chắc
chắn đó là trong mắt người dân Ukraina, chiến tranh chỉ thực sự kết thúc khi
Nga từ bỏ mọi ý định gây ảnh hưởng đến vận mệnh của Ukraina, chấp nhận chủ quyền
của nước này và tôn trọng các lựa chọn và liên minh của Kiev. Do đó, điểm mấu
chốt rõ ràng không chỉ ở lĩnh vực quân sự mà còn ở hệ thống chính trị Nga, ở
thái độ của người dân Nga, nói ngắn gọn là ở sự chuyển đổi nội bộ của Nga... Từ
quan điểm của Ukraina, câu hỏi đặt ra, đó là ở tình huống nào để chính quyền
Nga bảo đảm được với Ukraina rằng nước này sẽ không bao giờ bị can thiệp nữa
?
.
Các mục tiêu chiến tranh của Vladimir Putin có thể
tiếp tục phát triển ?
Anna Colin Lebedev :Theo tôi, mục tiêu chiến tranh có thể tiếp tục là “một mục tiêu
di chuyển” đối với Nga. Các mục tiêu đã tuyên bố kể từ đầu cuộc chiến
tranh đã thay đổi rất nhiều. Chính quyền Nga có khả năng đưa ra một tình huống
hỗn hợp để coi đó là thành công như : “Chúng ta đã cho Ukraina và
phương Tây thấy sự quyết đoán của chúng ta, chúng ta đã cứu những người dân ở
miền nam và cộng đồng nói tiếng Nga muốn được cứu, chúng ta đã củng cố vùng đệm
an ninh bằng cách chiếm một phần vùng Donbass”. Đây là những luận điệu
không thể chấp nhận được ở Ukraina nhưng có thể sẽ được loan truyền ở Matxcơva,
nhân danh sự thịnh vượng của Nga.
Michel Fourcher : Những gì mà người Ukraina muốn đó là quay trở lại đường biên giới đã được
phân định từ năm 1991, chấp nhận bảo đảm độc lập cho nước này, cũng như những đền
bù và xét xử tội ác (chiến tranh). Đây là điều mà Matxcơva không thể chấp nhận
được. Do vậy điều này sẽ được quyết định trên chiến trường, như là năm 2022.
Tuy nhiên, điện Kremlin ước tính có thời gian và nguồn lực kinh tế cho chiến
tranh, ngược lại Ukraina thì đang lo ngại Hoa Kỳ sẽ giảm hỗ trợ sau cuộc bầu cử
vào năm 2024. Do vậy Ukraina đặt cược vào ván cờ năm 2023, và điều này có thể
khiến Kiev phạm những sai lầm chiến thuật. Ukraina sẽ muốn gây áp lực đối với
bán đảo Crimée, để dư luận Nga được thông tin và điện Kremlin phải lo lắng.
.
Liệu có khả năng Nga sẽ thay đổi chế độ ?
Anna Colin Lebedev : Thay đổi chế độ là gì ? Chắc chắn rằng ngày nay, Nga đang theo
một chế độ độc tài mang quyền lực cá nhân. Tại điện Kremlin, Vladimir Putin đưa
ra những lựa chọn xác định các ưu tiên quốc gia, nhiều hơn là trước chiến
tranh. Hiện tượng này ngày càng gia tăng. Tất nhiên là ai rồi cũng phải chết và
sự thay đổi ở thượng tầng không bị loại trừ. Giới tinh hoa ở Nga đã suy nghĩ về
thời“hậu Putin” ở Nga từ lâu, với ưu tiên là bảo toàn đặc quyền đặc
lợi và vị trí quyền lực. Bởi vì trên thực tế, quyền lực rất cá nhân của Putin dựa
trên sự phụ thuộc của các tầng lớp tinh hoa khác nhau để bảo đảm các vị trí quyền
lực và nguồn tài chính mà họ có. Có một sự phụ thuộc trực tiếp và mang tính cá
nhân trong chế độ chính trị của Nga, mang tính phi thể chế hoá, mà trong đó,
các định chế chính trị thường là những cái vỏ rỗng. Giới tinh hoa đang xem xét
chi phí và lợi ích nếu chiến tranh vẫn tiếp diễn, từ quan điểm cá nhân và sự ổn
định của họ.
.
Liệu có nguy cơ xung đột leo thang hay không
?
Michel Fourcher: Cuộc
leo thang xung đột đã bắt đầu từ ngày 24/02/2022 và không nên thay đổi bên dẫn
đến leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng chúng ta đã cung cấp
vũ khí và điều này khiến Nga quay ra chống lại chúng ta. Nga có một yêu cầu đó
là đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ. Đây là một kế hoạch khả thi. Lập trường hiện
tại của Joe Biden đó là : chiến tranh sẽ kết thúc khi Nga rút quân về nước. Tuy
nhiên Biden không phải mãi mãi tồn tại về mặt chính trị.
Có một quan điểm khác ở Matxcơva, đó là một loại
đàm phán chung với Hoa Kỳ và chỉ với Hoa Kỳ, chứ không phải châu Âu, bị xem như
không tồn tại. Dĩ nhiên cũng không phải là với Ukraina. Trong cuộc đám phán này
hai bên sẽ thảo luận về các thoả thuận Start và về việc kiểm soát vũ khí. Tôi
xin nhắc lại rằng tối hậu thư vào tháng 12/2021 về yêu cầu NATO rút quân, về
tình hình trước năm 1997. Đây vẫn là một mục tiêu về việc công nhận phạm vi ảnh
hưởng. Nói tóm lại, là để tìm một sự 'bằng vai phải lứa' về quy chế
(siêu cường). Washington sẽ không bao giờ cho phép Nga đạt được điều này. Có khả
năng sẽ thực hiện cuộc tấn công hàng loạt trở lại vào ngày 24/02 tới. Cần lập
luận với những giả định phi lý. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không trợ giúp
Ukraina ?
Có thể sẽ có một bù nhìn như Loukachenko ở
Kiev và một cuộc chiến đảng phái gay go, cùng những đe doạ đối với các nước
Baltique và Moldova mà ngoại trưởng Nga Lavrov đã tuyên bố. Nước Nga chuyên quyền
sẽ trở thành cường quốc thống trị tại châu Âu. Các vị có muốn thấy điều đó
không ?
Anna Colin Lebedev: Tuy nhiên, nếu như ngày nay Ukraina đã được ghi nhận trong bản đồ
tâm thức của người dân châu Âu, thì trường hợp này vẫn chưa xảy ra đối với các
nước Đông Âu như là Bélarus. Đó là những điểm trống trong cách mà chúng ta giới
thiệu về khu vực này đối với thế giới. Chúng ta đã có một hình ảnh nhất định về
nhà độc tài Loukachenko, nhưng chúng ta không rõ những quan ngại của người dân
Bélarus, phần lớn đều không muốn tham gia vào cuộc chiến này. Logic trong cuộc
trấn áp của Nga về ngôn ngữ, văn hoá và chủ quyền của nước láng giếng, chúng ta
thấy điều này hôm nay ở Ukraina, nhưng chúng ta bị che mắt trước những logic tương
tự như vậy ở Bélarus, qua việc tiếp tục chỉ nhìn nhận nước này như là một phần
ngoại vi của Nga.
---------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
TT
Ukraina : Quân Nga đã chịu nhiều tổn thất « vô cùng nặng nề » gần thành phố
Vuhledar
Ukraina:
Tổng thống Mỹ Biden bất ngờ viếng thăm Kiev
Tại
Moldova : Cộng đồng thân Nga biểu tình đòi giải tán chính phủ
No comments:
Post a Comment