Chat GPT ngày mai, giữa vòng vây kiểm duyệt
Tuấn Khanh -
Saigon Nhỏ
8 tháng 2, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/chat-gpt-ngay-mai-giua-vong-vay-kiem-duyet/
Việc các loại Chat GPT có những nội dung trả lời
khác biệt với đường lối tuyên truyền của nhà nước Việt Nam đang khiến nhiều người
vui cười gần đây. Nhưng đó là một niềm vui ngắn hạn và tuyệt vọng.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/12345-1024x494.jpg
Thế giới sẽ”ảo hơn”. với những gì mà kẻ kiểm soát truyền thông muốn ép
cho bạn thấy.
Chat GPT dựa vào những nguồn dữ liệu truyền
thông sẵn có để tạo ra những trả lời và nhận định, nhưng giá trị của các nguồn
dữ liệu truyền thông trong tương lai cũng sẽ bị thao túng và thay đổi rất nhiều,
tương tự như câu chuyện Wikipedia luôn bị giành giật mô tả những vấn đề lịch sử
của miền Nam trước 1975.
Vì các hệ thống Open AI, Bard… nói chung là AI
Powers chưa chính thức đưa vào Việt Nam, do đó nó chưa bắt đầu phải bị buộc sử
dụng các nguồn dữ liệu duy nhất mà Việt Nam đang quy định theo luật, giống như
kiểu Facebook hay Google vẫn xóa bài hay khóa trang của những người trình bày
mà không cùng quan điểm nhà nước, và xem nó như cách thống nhất tư duy và dữ liệu.
Các nhà nước như Trung Quốc, Việt Nam… vốn vẫn
dành ngân sách lớn cho các lực lượng hoạt động trên mạng luôn chỉnh sửa lại lịch
sử, và duy trì các câu chuyện đã “lỡ” hình thành như Lê Văn Tám, thì tương lai
của lịch sử Việt Nam đang bị trao vào tay các thể chế có thói quen thích thể hiện
lịch sử qua lăng kính chính trị riêng của mình.
Chuyện các thời đại triều Nguyễn lại tiếp tục
bị chà đạp và phỉ báng vô tội vạ, Alexandre de Rhodes sẽ ngày càng được chứng
minh là việc tạo ra tiếng Việt chỉ làm công cụ cho Pháp xâm lược; Phan Thanh Giản,
Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… mãi mãi bị treo trước giá tội đồ đối
với thuyết khung định lịch sử từ nhà cầm quyền.
Đối phó với AI Powers, có tin Trung Quốc đang
hình thành nhóm viết dữ liệu và sử dụng như đó là nguồn chính thức quốc gia
theo ý của đảng cộng sản, trong đó Tây Tạng được mô tả như là một vùng đất khát
khao được giải phóng và mang ơn Bắc Kinh.
Giữa năm ngoái, tờ Techcrunch tiết lộ việc hệ
thống cầm quyền Trung Quốc cho lưu hành một tập tài liệu, nói về định hình sự
phát triển công nghệ của Trung Quốc trong vài năm phải được định hướng rõ là
“chủ quyền kỹ thuật số” – ám chỉ khả năng của một quốc gia trong việc phải biết
kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính mình, bao gồm quyền tự chủ đối với
phần mềm và phần cứng quan trọng trong chuỗi cung ứng AI. Các đợt cấm xuất khẩu
của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là cơ hội thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi độc
lập về công nghệ trong những lĩnh vực từ chất bán dẫn đến nghiên cứu cơ bản về
AI.
Trước việc ChatGPT của OpenAI xuất hiện cho thấy
tiềm năng phá vỡ các rào cản bị kiểm duyệt hoặc bưng bít từ giáo dục, tin tức đến
dịch vụ…, Trung Quốc đã chỉ thị việc phát triển các chatbot cây nhà lá vườn,
không chỉ để bảo đảm quyền kiểm soát cách dữ liệu truyền qua các công cụ đó, mà
còn để tạo ra những sản phẩm AI đặc thù văn hóa và chính trị theo màu sắc cộng
sản.
Dự kiến ra mắt vào Tháng Ba 2023, robot đàm thoại của Baidu trước tiên sẽ được
tích hợp vào công cụ tìm kiếm của hãng, theo tin từ The Wall Street Journal.
Điều đó cho thấy chatbot sẽ chủ yếu tạo ra kết quả bằng tiếng Trung Quốc với
cách diễn giải sự vật-con người theo cách mà Bắc Kinh muốn. Như tất cả mọi kênh
thông tin trói buộc con người ở Trung Quốc, chatbot của Baidu chắc chắn phải
tuân theo những quy định và quy tắc kiểm duyệt của Bắc Kinh. Điều này trong thực
tế đã xuất hiện. Chẳng hạn, ứng dụng chuyển văn bản thành hình ảnh của công ty
ERNIE-VilG đã từ chối những câu từ bị coi là “nhạy cảm” về chính trị. AI đàm
thoại xử lý các yêu cầu phức tạp hơn nhiều so với trình tạo hình ảnh nên người
ta vẫn theo dõi xem đứa con cưng của Bắc Kinh là Baidu sẽ vượt qua ranh giới giữa
sự kiểm duyệt hạn chế, để được sự tự do và sáng tạo cho bot của mình như thế
nào.
Ở Việt Nam, người học trò chăm chỉ của Bắc
Kinh về kiểm duyệt, mạng báo điện tử Chính phủ Việt Nam ngày 6 Tháng Hai 2023
có dẫn trả lời của Viện trưởng Viện Công nghệ-Thông tin (Viện CN-TT) Việt Nam,
PGS-TS Nguyễn Trường Thắng, trong một cuộc phỏng vấn đã mơ hồ nhắc về các khung
kiểm duyệt thông tin có thể bị vỡ, nếu không dùng luật khống chế. “Việt Nam cần
sớm nghiên cứu và ban hành các khuôn khổ pháp lý liên quan, bảo đảm việc ứng
dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các công việc một cách rõ ràng, chỉ rõ nguồn gốc
các phần được tạo ra từ những công cụ hỗ trợ thông minh như thế”. Ông Thắng
nói. Dĩ nhiên là vì các công cụ AI Powers đó không quan tâm đến việc bị bỏ tù
vì điều 117 hay 331.
Chắc chắn, một khi AI quốc tế được phát hành
chính thức để kiếm tiền ở Trung Quốc hay Việt Nam thì cũng theo luật của quốc
gia, AI bị buộc phải truy xuất duy nhất từ nguồn dữ liệu chỉ định. Công cụ tiên
tiến được làm ra đây phục vụ loài người. Nhưng đôi khi những công cụ đó bị kiểm
soát không đúng với tinh thần ra đời của nó cũng sẽ là một đại nạn với một nhóm
người hay một dân tộc.
No comments:
Post a Comment