Biển
Đông, chính trị và thứ gì trên hết?
14/02/2023
https://www.voatiengviet.com/a/bien-dong-chinh-tri-va-thu-gi-tren-het-/6962447.html
Tuy cùng phải đối phó với yêu sách của Trung Quốc về
chủ quyền tại biển Đông và sự hung hăng nhằm hiện thực hóa yêu sách này nhưng
cách hành xử của Philippines rất khác với Việt Nam.
https://gdb.voanews.com/06a20000-0aff-0242-46ea-08db0d8bdea2_w1023_r1_s.jpg
Tuần trước, ông Ferdinand Marcos Jr. (Tổng thống Philippines) đến thăm
Tokyo và tại đó ông Marcos đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác quân sự với Nhật.
Tuần trước, ông Ferdinand Marcos Jr. (Tổng thống
Philippines) đến thăm Tokyo và tại đó ông Marcos đã ký thỏa thuận mở rộng hợp
tác quân sự với Nhật. Theo thỏa thuận vừa kể thì quân đội Nhật có thể đến
Philipines để tham dự các cuộc tập trận nhằm ứng phó với thiên tai và triển
khai những hoạt động cứu trợ nhân đạo trên lãnh thổ Philippines (1).
Tuần này, ông Marcos chính thức loan báo ông
đang suy tính về một thỏa thuận khác nhằm cùng Nhật thực hiện kế hoạch “phòng
thủ chung”, nhờ vậy, Philippines có thể tiếp nhận thiết bị và công nghệ quốc
phòng của Nhật và cùng với Nhật, phát triển hợp tác ba bên giữa Philippines với
Nhật, Mỹ...
***
Marcos trở thành Tổng thống thứ 17 của
Philippines hồi tháng sáu năm ngoái và từ đó đến giờ, Marcos đang lộn ngược
chính sách đối ngoại củaTổng thống tiền nhiệm – ông Rodigro Duterte. Ông
Duterte cố tình tạo ra khoảng cách trong quan hệ với Mỹ nhằm nhận thêm vốn đầu
tư và sự hỗ trợ từ Trung Quốc để phát triển kinh tế Philippines.
Ngoài việc hâm nóng quan hệ với Mỹ, đồng ý để
Mỹ sử dụng chín căn cứ quân sự tại Philippines, bố trí vũ khí, quân cụ, phương
tiện quân sự trên lãnh thổ Philippines giúp Philippines gia tăng khả năng phòng
vệ, ông Marcos còn hướng tới Nhật với cùng mục đích. Lựa chọn ấy rất đáng chú ý
và ngẫm nghĩ...
Hồi Thế chiến thứ hai, giống như nhiều quốc
gia khác ở khu vực Đông Á, Philippines cũng bị Nhật chiếm đóng và đó là nguyên
nhân khiến hơn một triệu người Philippines bị giết, chưa kể gần như toàn bộ các
thành phố, thị trấn gắn với lịch sử, văn hóa của Philippines trở thành bình địa.
Do hạ tầng bị tàn phá, năm năm liền sau Thế chiến thứ hai, dân số Philippines
tiếp tục sụt giảm cả vì thiếu thốn thực phẩm, thuốc men lẫn dịch vụ y tế. Giai
đoạn chiếm đóng của Nhật đã biến Philippines – quốc gia trước Thế chiến thứ hai
đứng hàng thứ hai về sự giàu mạnh ở châu Á (chỉ chịu thua Nhật), trở thành một
trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Á vì kiệt quệ về mọi mặt (2).
Thế thì tại sao Marcos lại quyết định mở cửa
cho quân đội Nhật trở lại Philippines? Tổng thống thứ 17 của Philippines giải
thích: Nếu điều đó giúp Philipines bảo vệ chủ quyền của chúng tôi, bảo
vệ lãnh hải của chúng tôi, bảo vệ ngư dân của chúng tôi thì tại sao chúng tôi lại
không làm (3)?
Philipines là quốc gia tứ bề giáp biển nhưng
không đủ nội lực tự bảo vệ cả chủ quyền của mình lẫn công dân của mình trên biển.
Trước giờ, Trung Quốc vừa hứa giúp Philippines phát triển kinh tế, mời gọi
Philippines hợp tác khai thác biển Đông, vừa săn đuổi ngư dân Philippines ngoài
biển Đông, thậm chí không ngừng quấy nhiễu, khiêu khích cả lực lượng tuần duyên
lẫn hải quân của Philippines để minh định “chủ quyền” của Trung Quốc
trong vùng biển thuộc Philippines. Cách nay khoảng mươi ngày, chiến hạm Trung
Quốc đã chặn đầu Malapascua – một tuần duyên hạm của Philippines ở Bãi Cỏ Mây
thuộc quần đảo Trường Sa và chiếu laser vào mặt thủy thủ đoàn của Malapascua
(4)...
***
Năm 2016, dân chúng Philippines bỏ phiếu chọn
Duterte làm Tổng thống thứ 16 của Philippines nhưng cách Duterte điều hành quốc
gia cả trong đối nội lẫn đối ngoại khiến họ không hài lòng nên đến năm 2022, họ
quyết định chọn Marcos thay Duterte. Trong bối cảnh như đã biết và đang thấy, Tổng
thống Philippines là một công việc không dễ dàng.
Xiết tay chặt hơn với Mỹ, Nhật,... tham gia
tích cực hơn vào các liên minh nhằm nâng cao tính răn đe để kiềm chế sự hung
hăng của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ đồng bào hữu hiệu hơn
chưa đủ. Marcos còn phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác. Theo một số chuyên gia
về quan hệ quốc tế, Marcos vẫn phải thận trọng, không thể sổ toẹt quan hệ với
Trung Quốc. Philippines cần vốn đầu tư ngoại quốc để phát triển kinh tế, ổn định
dân sinh. Trung Quốc vừa cam kết đầu tư 24 tỉ Mỹ kimvào Philippines, trong khi
con số này từ Nhật chỉ khoảng 5 tỉ Mỹ kim. Đó có thể là lý do Marcos vẫn phải
lưu ý: Philippines không muốn khiêu khích, không muốn căng thẳng...
Song bất kể thế nào thì nền dân chủ ở
Philippines cho phép dân chúng Philippines lựa chọn. Muốn sự nghiệp chính trị
thăng hoa, Marcos phải đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết.
Không bảo vệ được chủ quyền quốc gia, bảo vệ được ngư dân, Marcos phải nhường
chỗ cho người khác giống như Duterte nhường chỗ cho ông.
Tuy cùng phải đối phó với yêu sách của Trung
Quốc về chủ quyền tại biển Đông và sự hung hăng nhằm hiện thực hóa yêu sách này
nhưng cách hành xử của Philippines rất khác với Việt Nam. Ở Philippines không
có chính khách nào dám xấc xược vặn lại cử tri khi họ thắc mắc về đối sách với
Trung Quốc như ông Nguyễn Phú Trọng: Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình
hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng
được không (5)? Cũng không có viên chức và viên tướng nào dám nhân
danh dân chúng để bày tỏ sự biết ơn Trung Quốc và khẳng định không bao giờ quên
chuyện Trung Quốc đã... “thi ân” (6).
Khi các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị,
hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục đồng tâm, nhất trí và khăng khăng buộc
đồng chí, đồng bào phải chấp nhận những lập luận kiểu như: Việt Nam và
Trung Quốc có di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ, với đặc trưng cùng do
đảng Cộng sản lãnh đạo nên tạo ra mối quan hệ đặc biệt, “chi phối cách ứng xử của
cả hai, thành ra nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng
hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam (7)... là định hướng, tiếp tục xiển dương “16
chữ vàng” và “tinh thần bốn tốt” (8) thì làm gì còn chỗ cho chủ quyền,
cho ngư dân?
--------------
Chú thích
(2) https://en.wikipedia.org/wiki/Japan-Philippines_relations
(4) https://edition.cnn.com/2023/02/13/asia/philippines-china-coast-guard-laser-intl-hnk-ml/index.html
(7) http://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm
No comments:
Post a Comment