Ba
Lan, « cánh tay đắc lực » của Mỹ để chống Nga
Minh Anh - RFI
Đăng ngày: 20/02/2023 - 13:53
Tổng thống Mỹ
Joe Biden trong hai ngày 20-22/02/2023 có chuyến thăm Ba Lan. Đây là
chuyến công du thứ hai của ông từ khi xung đột Ukraina bùng phát. Trong chuyến
thăm này, tổng thống Mỹ sẽ có bài diễn văn bày tỏ sự hậu thuẫn của Mỹ đối với
nhân dân Ukraina. Nhưng sự kiện cũng khẳng định vị trí chủ chốt của Vacxava
trong Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, trong cuộc chiến chống Nga
xâm lược Ukraina.
Ảnh tư liệu: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (T) gặp tổng thống Ba Lan
Adnrzij Duda tại Vacxava, Ba Lan, ngày 26/03/2022. AP - Evan Vucci
Đây là một chuyến thăm mang tính biểu tượng
cao. Ba Lan, có đường biên giới với Ukraina, là quốc gia đón nhận đông người tị
nạn Ukraina nhất kể từ khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina. Cũng giống
như một số thành phố của Ukraina, lâu đài hoàng gia Vacxava, nơi tổng thống Joe
Biden sẽ có bài phát biểu đã từng bị phá hủy trong Đệ Nhị Thế Chiến và được xây
lại sau đó.
Biểu tượng cũng là vì chỉ trong vòng chưa đầy
một năm, Ba Lan hai lần đón tiếp tổng thống Mỹ đến thăm. Lần thứ nhất là vào
ngày 25-26/03/2022. Đối với Vacxava, sự kiện này có một ý nghĩa quan trọng :
Khẳng định vị thế của Ba Lan, thủ lĩnh sườn phía đông của NATO.
Nhưng theo nhật báo Công giáo La Croix, Joe
Biden chọn Ba Lan là điểm đến vì quốc gia Đông Âu này còn có chung một mục tiêu
chiến lược : Đẩy lùi quân Nga cho đến khi nào thất bại, và làm suy yếu lâu
dài Matxcơva sao cho đó không còn là một mối đe dọa cho an ninh châu Âu nữa.
Trong nhãn quan của Washington, Vacxava thật sự
là một « học trò gương mẫu ». Khác với các đối tác
Pháp và Đức, Ba Lan luôn tôn trọng cam kết dành 2% của GDP cho ngân sách quốc
phòng. Năm 2022, mức chi này còn được tăng lên ở 3% và trong năm 2023, sẽ là 4%
theo như lời thủ tướng Ba Lan.
.
Khách hàng vũ khí trung thành của Mỹ
Năm 2022, Ba Lan còn gia nhập Foreign Military
Financing (FMF) của Mỹ, một chương trình tài trợ mua vũ khí cho các
đồng minh, nhưng với điều kiện đó phải là những loại vũ khí do Mỹ thiết kế. Chỉ
trong vòng một năm, một chuỗi các hợp đồng được ký kết từ mua xe tăng Abrams
(116 chiếc), chiến đấu cơ F-35 thế hệ mới (32 chiếc), cho đến tên lửa Himars
(18 khẩu) và đạn dược với tổng trị giá hơn chục tỷ đô la.
Đến mức, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp bà
Florence Parly hoài công nhắc lại rằng « Điều khoản tình liên đới của
NATO là điều khoản số 5, chứ không phải là điều khoản F-35 ». Hàm ý
nói tới việc mua máy bay F-35 của Mỹ. Theo giải thích của Jacques Rupnik,
chuyên gia về Đông – Trung Âu, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, trường Đại học
Khoa học Chính trị Sciences Po, có một sự thật là Ba Lan không trông cậy vào Pháp, bị nghi ngờ là quá
khoan dung với Putin, cũng không dựa vào Đức, quốc gia mà Ba Lan đang đòi bồi
thường cho Đệ Nhị Thế Chiến.
Với hơn 10 ngàn lính Mỹ hiện diện trên lãnh thổ,
cùng với việc quân số Ba Lan tăng đều đặn từ 95 ngàn (2015) lên thành 164 ngàn
binh sĩ trong năm qua và còn được dự trù lên mức 300 ngàn , so với con số 270
ngàn binh sĩ trong quân đội Pháp, trọng tâm của châu Âu đang dịch chuyển về
phía Đông.
Đương nhiên, đến Ba Lan lần này, tổng thống Mỹ
Joe Biden sẽ không ca lại điệp khúc cũ thời chính quyền Bush chơi trò chia rẽ
giữa « Châu Âu già cỗi » (tức Tây Âu) và « Châu Âu mới »
(Đông Âu) như trong thời kỳ chiến tranh Irak. Trong cuộc chiến chống Nga lần
này, hơn bao giờ hết nguyên thủ Mỹ cần một sự đoàn kết, thống nhất của khối
NATO, giải pháp duy nhất cho phép đối đầu với tổng thống Nga Vladimir Putin.
--------------------------------
CÁC NỘI
DUNG LIÊN QUAN
Mỹ
tăng thêm 200 triệu đô la ngân sách viện trợ vũ khí cho Ukraina
Ngoại
trưởng Mỹ gặp đồng nhiệm Ukraina tại biên giới Ba Lan
Tổng
thống Mỹ thăm Ba Lan bàn việc tăng cường sự hiện diện lính Mỹ
No comments:
Post a Comment