Ảnh
hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á tăng lên ngay cả khi Trung Quốc vẫn được coi là có ảnh
hưởng nhất
Maria
Siow - This
Week in Asia
Biên dịch:
GaD
Tháng Hai 13, 2023
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2023/02/1-3.png
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị thượng
đỉnh của khối tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: Reuters
Cuộc khảo sát hàng năm của Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) đã thăm
dò ý kiến của hơn 1.300 người trên khắp Đông Nam Á (ĐNA)
để đánh giá quan điểm về các quốc gia ‘cung cấp thông tin, ảnh hưởng đến chính
sách’
Khảo sát cho thấy sự ủng
hộ ngày càng tăng đối với Washington và sự suy giảm đối với Bắc Kinh, mặc dù sự
nhiệt tình dành cho Mỹ đã giảm ở một số khu vực; Nhật Bản là cường quốc đáng
tin cậy nhất trong khu vực
Mặc dù Trung Quốc vẫn là cường quốc chính trị
và chiến lược có ảnh hưởng nhất ở ĐNA, nhưng năm qua ảnh hưởng của nó đã giảm
đáng kể đối với những nước có quyền hoạch định chính sách trong khu vực, trong
khi ảnh hưởng của Mỹ đã tăng lên, theo một cuộc khảo sát hàng năm.
Sự ủng hộ dành cho Mỹ giữa các quốc gia
như Indonesia,
Myanmar, Singapore và Philippines đang có xu hướng tăng lên, theo thăm dò ý kiến
của Viện ISEAS-Yusof Ishak với 1.308 người ĐNA.
Cuộc khảo sát thứ năm hiện nay của think tank
có trụ sở tại Singapore
nhằm mục đích đưa ra “một bức ảnh chụp nhanh về thái độ phổ biến của những người
ở vị trí cung cấp thông tin hoặc ảnh hưởng đến chính sách”.
Trên toàn khu vực, số người được hỏi cho biết
họ coi Trung Quốc là cường quốc chiến lược và có ảnh hưởng nhất là 41,5%, giảm
từ 54,4% trong cuộc khảo sát năm ngoái.
Tại Lào, mức giảm là từ 75% năm ngoái xuống
còn 30,8hiện nay; ở Myanmar do quân đội cai trị, đã giảm từ 70,9% năm
ngoái xuống còn 40% hiện nay.
Đối với cùng một câu hỏi về việc họ nghĩ ai là
cường quốc có ảnh hưởng nhất trong khu vực, 31,9% số người được hỏi năm nay chọn
Mỹ, so với 29,7% năm 2022.
Về việc quốc gia nào có nhiều khả năng lãnh đạo
nhất để duy trì trật tự dựa trên luật lệ và tuân thủ luật pháp quốc tế, số người
được hỏi chọn Trung Quốc đã giảm từ 13,6% năm ngoái xuống chỉ còn 5,3% năm nay.
Cũng với câu hỏi đó, 27,1% số người được hỏi
chọn Mỹ vào năm 2023, so với 36,6% vào năm ngoái.
Cuộc khảo sát cho thấy trong số những người
không tin tưởng Trung Quốc, “41,4% [trong số tất cả những người được hỏi] nghĩ
rằng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc có thể được sử dụng để đe dọa lợi
ích và chủ quyền của đất nước họ”.
Quan điểm này cũng được chia sẻ ở Việt Nam
(65,4%), Philippines (62,9%), Campuchia (44%), Malaysia (41,7%), Indonesia
(35,7%) và Singapore (35,0%).
Trong nhóm này, 26,6% cho rằng Trung Quốc
không phải là một cường quốc đáng tin cậy, tiếp theo là 12,7% cảm thấy sự ổn định
trong tương lai của Trung Quốc trở nên không chắc chắn hơn sau Đại hội Đảng lần
thứ 20 vào tháng 10.
11,3% khác bày tỏ lo lắng rằng Trung Quốc đang
bị phân tâm bởi các vấn đề nội bộ của mình.
Nếu Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN)
buộc phải lựa chọn giữa hai cường quốc, 2/3 số người được hỏi (61,1%) cho biết họ
sẽ chọn Mỹ, trong khi 38,8% sẽ chọn Trung Quốc, một tỷ lệ giảm từ 43% năm
ngoái. Vào năm 2022, 57% ủng hộ Mỹ.
Đối với cường quốc đáng tin cậy nhất trong khu
vực, Nhật
Bản duy trì vị trí dẫn đầu ở mức 54,5%, với Mỹ ở vị trí thứ hai
(54,2%), tiếp theo là Liên minh châu Âu (51%), Trung Quốc (29,5%) và Ấn Độ
(25,7%).
Tuy nhiên, quan điểm cho rằng sức mạnh quân sự
của Nhật Bản có thể là tài sản cho hòa bình và ổn định đã tăng gần gấp 3 lần từ
2,6% lên 7,2% trong năm nay. Năm ngoái, trong bối cảnh Nhật Bản gọi là
“môi trường an ninh phức tạp và nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến 2”, nước này
đã thông qua việc tăng chi tiêu quân sự hơn 1/4 năm 2023 lên 51,4 tỷ USD.
Trong khi EU và Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu (lần
lượt là 42,9% và 26,6%) đối với những người được hỏi trong việc phòng ngừa những
bất ổn của cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, thì Ấn Độ, quốc gia xếp cuối
cùng năm 2022, đã tăng gấp đôi tỷ lệ ủng hộ từ 5,1% lên 11,3% để chiếm vị trí
thứ 3.
Tiếp theo là Úc (9,3%),
Anh (6,8%) và Hàn Quốc (3,2%).
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2023/02/2-3.png
Hơn 40% số người được hỏi cho biết họ sợ rằng sự
bùng nổ chiến sự ở eo biển Đài Loan sẽ gây bất ổn cho ĐNA. Ảnh: AP
Báo cáo khảo sát cho biết thêm, niềm tin vào Ấn
Độ có thể là do tầm nhìn lớn hơn của New Delhi, chẳng hạn như lễ kỷ niệm 30 năm
quan hệ ASEAN-Ấn Độ vào năm ngoái dẫn đến việc nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến
lược Toàn diện và vai trò Chủ tịch G20 của quốc gia Nam Á này trong năm nay.
Về căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài
Loan và các tranh chấp chưa được giải quyết của hòn đảo tự trị này với
Bắc Kinh – vốn coi Đài Bắc là một tỉnh nổi loạn sẽ bị chiếm lại bằng vũ lực nếu
cần thiết – 43,3% số người được hỏi cho biết họ sợ rằng sự bùng nổ chiến sự ở
eo biển sẽ gây bất ổn cho ĐNA.
Trong số đó, 28,7% cảm thấy rằng các nước
ASEAN sẽ buộc phải đứng về phía nào, trong khi 15,5% bày tỏ lo ngại rằng sự thù
địch sẽ làm giảm hợp tác kinh tế với Bắc Kinh hoặc Đài Loan.
Chuyển sang cuộc
chiến của Nga ở Ukraine, hầu hết những người được hỏi (82,9%) bày tỏ lo ngại
về cuộc xâm lược, với hơn một nửa (58,3%) cho rằng giá năng lượng và lương thực
tăng là một trong những tác động nghiêm trọng nhất đối với ĐNA.
Chen Dongxiao, một nhà nghiên cứu cấp cao và
là chủ tịch của Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, đã mô tả tình hình trên eo
biển Đài Loan đang đi xuống theo chiều hướng tiêu cực.
“Việc căng thẳng chắc chắn có dẫn đến đối đầu
quân sự hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ nỗ lực [được thực hiện] để đảo ngược
động lực đi xuống theo vòng xoáy này giữa ba bên,” Chen nói, đề cập đến Bắc
Kinh, Đài Bắc và Washington.
Chen, người đã công bố cuộc khảo sát hôm thứ
Năm, nói thêm rằng Đài Loan và Mỹ cần phải “thận trọng về mặt chính trị, chính
sách và hành vi của họ”.
Ông đề nghị ASEAN có thể theo đuổi “ngoại giao
tích cực” để giúp giảm căng thẳng trên eo biển Đài Loan.
“[ASEAN] có thể sử dụng quyền triệu tập để đưa
các bên liên quan đến đối thoại trực tiếp. Tôi tin rằng Bắc Kinh sẽ coi trọng
quyền triệu tập này,” Chen nói.
No comments:
Post a Comment