Án
tử hình ở Mỹ: Tại sao vẫn tranh cãi như mổ bò?
Lê Tây Sơn -
Saigon Nhỏ
13 tháng 2, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/an-tu-hinh-o-my-tai-sao-van-tranh-cai-nhu-mo-bo/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-81789012.jpg
Một cuộc biểu
tình phản đối án tử hình tại Washington DC (ảnh: Alex Wong/Getty Images)
.
Từ hai vụ án điển hình
Các cách tiếp cận khác nhau của DOJ trong một
số vụ án giết người hàng loạt đang tạo ra dư luận rằng chính quyền Biden đã
“không tích cực loại bỏ án tử hình và không đưa ra được các tiêu chuẩn rõ ràng
trong việc đánh giá loại tội phạm nào sẽ phải đối mặt với án tử hình”. Ngày 13
Tháng Hai, sau khi được DOJ “bật đèn xanh”, các công tố viên liên bang đã bắt đầu
“giai đoạn xét xử án tử” (death penalty phase) đối với Sayfullo Saipov,
người mà vào tháng trước đã bị tuyên bố phạm tội “giết người và khủng bố” khi
lao xe tải vào tuyến đường dành cho xe đạp ở New York City làm chết tám người
đi bộ năm 2017.
Nhưng chỉ vài ngày trước đó, DOJ công bố một
thỏa thuận cho phép Patrick Crusius (kẻ nhận tội giết 23 người và làm bị
thương 22 người trong vụ xả súng điên cuồng có chủ đích vào cộng đồng gốc
Mexico tại cửa hàng Walmart ở thành phố El Paso thuộc tiểu bang Texas vào năm
2019) thoát án tử hình mà chỉ phải ngồi tù chung thân.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-869014952.jpg
Phạm nhân Sayfullo Saipov (ảnh: St. Charles County Department of Corrections
via Getty Images)
Theo các nhà phân tích, quyết định trái ngược
của DOJ trong hai vụ án này và một số vụ án khác đã gây khó khăn cho việc áp dụng
một chính sách nhất quán đối với án tử liên bang. Khi tranh cử, Biden hứa thúc
đẩy luật cấm hình phạt tử hình vì lo ngại cả cách thực hiện lẫn thiên kiến của
các công tố viên đối với những tội nhân thuộc nhóm chủng tộc thiểu số và người
nghèo. Nhưng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống hầu như rất ít nói về vấn đề này.
The
Washington Post cho biết, tính đến nay, Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland
đã “hủy cấp phép” (de-authorized) xử án tử hình của 25 phiên toà bắt đầu từ các
chính quyền trước đó và DOJ cũng không cấp phép cho bất kỳ vụ xử án tử hình mới
nào kể từ khi Garland tiếp quản DOJ năm 2021. Nhưng trong hai năm 2021 và 2022,
DOJ vẫn tiếp tục ủng hộ án tử hình đối với người đàn ông da trắng Dylann
Roof bắn chết chín giáo dân da đen ở Charleston, South Carolina năm 2015;
và Dzhokhar Tsarnaev, người đã cùng anh trai thiết kế vụ đánh bom giết
chết ba người tại cuộc thi Marathon Boston năm 2013. Các tòa án liên bang giữ
nguyên bản án tử hình của cả hai.
DOJ cho biết bảy phiên toà xử án tử hình liên
bang, trong đó có vụ án Saipov, vẫn đang diễn ra. Trong đó có vụ Robert
Bowers ra toà vào Tháng Tư 2023 vì giết chết 11 người tại giáo đường Tree
of Life ở Pittsburgh vào năm 2018. “Thật khó để biết chuyện gì sẽ xảy ra” – nhận
xét của Monica Foster (luật sư công liên bang đại diện cho Jairo Saenz, một
thành viên băng đảng MS-13, người cùng với anh trai Alexi đang đối mặt với án tử
hình liên quan đến bảy vụ giết người ở Long Island, 2016).
.
Số án tử hình đã giảm 30%
Hiện Bộ trưởng Garland đã đưa ra lệnh cấm tạm
thời xử tử cấp liên bang, trong khi chờ xem xét lại các thay đổi được thực hiện
dưới chính quyền Trump (có 13 vụ hành quyết trong sáu tháng cuối cùng của
Trump). Theo Cơ quan Thống kê Tư pháp, tính đến cuối năm 2020, có 2,469 người
lãnh án tử hình ở Mỹ, trong đó có 51 tử tù liên bang, giảm khoảng 30% so với
hai thập niên trước.
Trong trường hợp Robert Bowers, một số
thành viên giáo đường Do Thái Pittsburgh yêu cầu Garland hủy bỏ án tử hình. Luật
sư bào chữa của Bowers cho biết thân chủ ông chấp nhận thỏa thuận nhận tội để đổi
lấy bản án chung thân. Tuy nhiên, DOJ vẫn ủng hộ án tử hình dành cho một vụ án
bắt đầu từ thời Trump. “Rõ ràng, trong khi DOJ sẵn sàng rút lại các ủy quyền án
tử trước đó thì họ vẫn chần chừ với vụ án của Bowers, Roof hay Tsarnaev. Sự
khác biệt ở đâu? Không rõ!” – Nathan Williams, cựu công tố viên liên bang, người
giúp giám sát việc kết tội Roof vào năm 2015 nhận định.
Câu trả lời có thể phải chờ kết quả của một vụ
án liên bang nổi tiếng khác. DOJ vẫn đang cân nhắc xem có nên cho phép xử án tử
hình Payton Gendron, một người đàn ông da trắng đối mặt với 27 tội thảm
sát 10 người da đen trong một cửa hàng tạp hóa ở Buffalo vào năm ngoái. Gendron
đã viết bản tuyên ngôn dài 180 trang “chủ nghĩa thượng đẳng da trắng” sặc mùi
chống người da đen và chống người Do Thái. Bộ trưởng Garland vẫn còn cân nhắc yếu
tố chủng tộc khi xem xét vụ án này.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1398122401.jpg
Phạm nhân Payton Gendron (ảnh: Scott Olson/Getty Images)
No comments:
Post a Comment