Lịch
sử tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc
RFA - Đài Á Châu Tự Do
1900 - 2021
https://www.rfa.org/vietnamese/special/vn-china-disputes-timeline/
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền toàn bộ ở
Biển Đông, theo các tài liệu và bản đồ lịch sử của các sử gia Việt Nam, đã được
bao gồm vào lãnh thổ của Việt Nam từ khoảng thế kỷ 17. Lúc đó, các sử gia Việt
Nam thường gọi hai quần đảo này với các tên khác như Bãi Cát Vàng, Vạn lý Hoàng
Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa.
Dưới thời Chúa Nguyễn vào khoảng đầu những năm 1800, hạm đội Hoàng Sa
đã được thành lập và được cử ra Hoàng Sa hàng năm để tìm kiếm các tàu đắm, thu
về các tiền vàng, súng đạn.
Từ khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chính phủ Pháp nhân danh Nhà
nước Việt Nam quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1. Hoàng Sa là
một cụm các thực thể gồm các bãi đá, bãi san hô được chia làm hai nhóm là Trăng
Khuyết và An Vĩnh, nằm cách bờ biển Đà Nẵng của Việt Nam khoảng 370 km và cách
đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 300 km. Hiện Trung Quốc là nước đang kiểm
soát toàn bộ quần đảo này. Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan là những nước đồng
thời đòi chủ quyền toàn bộ đối với Hoàng Sa.
https://www.rfa.org/vietnamese/special/vn-china-disputes-timeline/img/woody-island-15nov20.jpg
Đảo
Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, một trong những căn cứ quân sự của TQ ở Biển
Đông. Hình: PlanetLabs
2. Trường Sa
là một quần đảo gồm các thực thể là các bãi đá, bãi san hô, các thực thể nửa
chìm nửa nổi. Chỗ xa nhất của quần đảo cách Vịnh Cam Ranh của Việt Nam khoảng
250 hải lý về phía Đông. Các nước hiện đòi chủ quyền từng phần hay toàn bộ đối
với quần đảo này bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và
Đài Loan.
Theo Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) Việt Nam hiện kiểm
soát 27 thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa, chưa kể 14 nhà giàn (DK1) mà Việt
Nam cho xây dựng ở khu vực lân cận quần đảo Trường Sa.
Theo AMTI, từ năm 2015 đến 2016, Việt Nam đã tiến hành mở rộng quần đảo
để cải tiến đường băng nhỏ và thiết lập một cảng bao quanh. Tổng cộng, Hà Nội
đã tạo khoảng 40 mẫu đất mới ở Trường Sa qua việc sử dụng thiết bị xây dựng để
nạo vét một phần của bãi san hô quanh quần đảo và bao phủ bằng cát.
Việc mở rộng quần đảo đã cho phép Việt Nam mở rộng đường băng duy nhất
của mình ở đảo Trường Sa Lớn từ 750 mét lên 1.300 mét. Vào giữa năm 2017, Hà Nội
đã hoàn thành hai tập hợp nhà chứa máy bay lớn ở hai đầu cuối đường băng. Theo
AMTI, 4 nhà chứa máy bay này có thể chứa máy bay giám sát hàng hải PZL M28B và
các máy bay vận tải CASA C-295 hoặc các phương tiện khác trong tương lai.
https://www.rfa.org/vietnamese/special/vn-china-disputes-timeline/img/spratly-amti.jpg
Hình
vệ tinh chụp đảo Trường Sa Lớn có đường băng do Việt Nam kiểm soát thuộc quần đảo
Trường Sa. Hình: AMTI
Những sự kiện đáng chú ý
(từ đầu thế kỷ 20)
No comments:
Post a Comment