BÀI
TRỪ CHRISTMAS? ĐÒI "ĐẤM NHAU"
VỚI KHÔNG TRUNG
Một trong những trend mới nổi chừng năm năm trở
lại đây mỗi mùa Giáng Sinh là một số hội nhóm đua nhau “lật mặt” lịch sử của
Giáng Sinh, khẳng định tính “ngoại lai” của Giáng Sinh, và trên cơ sở đó yêu cầu
“tẩy chay” hay “bài trừ” các hoạt động văn hoá liên quan đến Giáng Sinh ở Việt
Nam.
Nhưng tham vọng này có thành hiện thực?
***
GIÁNG SINH: Sức mạnh của tiêu dùng (Consumerisation of Christmas)
Giáng Sinh như là một sản phẩm văn hoá đương đại
có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, không hiện thân với tư cách là một ngày lễ
tôn giáo.
Thay vào đó, Giáng Sinh có được sự “bất khả
xâm phạm” bởi vì tính tiêu dùng và kích thích tiêu dùng của nó.
Chưa kể đến quá trình thế tục hoá Giáng Sinh
(securalisation) diễn ra trong Kỷ Phục Hưng, tính chất tiêu dùng của Giáng Sinh
được hình thành thông qua hai giai đoạn chính.
Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 ở Châu Âu và Hoa Kỳ, khi lợi ích kinh tế ngày
một được phân chia đồng đều hơn và tầng lớp trung lưu trở nên đông đảo hơn bao
giờ hết.
Vật phẩm, hàng hoá tiêu dùng, hàng hoá mỹ nghệ
và các sản phẩm giải trí khác… trở nên rẻ tiền, dễ tiếp cận hơn - và từ đó là
nhu cầu tiêu thụ khổng lồ của tầng lớp trung lưu mới nổi.
Kỳ nghỉ lễ tôn giáo nơi gia đình sum họp và cầu
nguyện Chúa bắt đầu có một chút gia vị của tư bản chủ nghĩa - “Nghi lễ của các
quà tặng” (The ritual of the gift).
Giai đoạn thứ hai, thú vị không kém, là quá trình Mỹ hoá Giáng Sinh (the Americanisation
of Christmas).
Tư duy tư bản của người Mỹ vượt trội dân Châu
Âu, và khi mà Giáng Sinh được hình tượng hoá lần đầu tiên thông qua Santa Claus
- Ông già Noel - với bài thơ "A Visit from St. Nicholas." của Clement
Clarke Moore, người Mỹ như bắt được quả trứng vàng.
Từ giữa thế kỷ 19, chuỗi cửa hàng bách hoá
Macy’s (Hoa Kỳ) bắt đầu cho nhân viên hoá trang thành một ông già râu tóc bạc
phơ mặc quần áo đỏ để thu hút trẻ em vào thăm, cho đến phong trào trang trí
không gian mua bán, hay việc giới thiệu các sản phẩm quà tặng hấp dẫn dành cho
trẻ em lẫn người trưởng thành trong dịp này… quá trình tiêu dùng hoá/tư bản hoá
Giáng Sinh bắt đầu phát triển và hoàn thiện.
Làn sóng Mỹ hoá Giáng Sinh này lan sang Châu
Âu, các quốc gia Kito hữu khác, và cuối cùng là toàn thế giới.
***
DÀNH SỨC CHO VIỆC KHÁC?
Đến thời điểm hiện nay, sự kiện văn hoá Giáng
Sinh không được thực hành hay thúc đẩy trên diện rộng bởi các nhánh tổ chức của
Kitô hữu.
Toàn bộ nền kinh tế tiêu dùng thúc đẩy sự kiện
này!
Bạn có thể bài trừ - cấm đoán các trường mẫu
giáo tổ chức vui chơi Giáng Sinh và tặng quà cho trẻ em theo học?
Bạn có thể bài trừ các dịch vụ trang trí lễ
Giáng Sinh, tổ chức sự kiện liên quan đến Giáng Sinh?
Bạn có thể bài trừ việc một lượng lớn người
tiêu dùng xem Giáng Sinh là một dịp để tặng quà và hỏi thăm lẫn nhau?
Và bạn có thể cản bước các hãng thương mại điện
tử dùng Giáng Sinh như là một dịp giảm giá kích cầu?
…
Mình tin chắc không ai làm được điều đó.
Vậy nên, thay vì hằn học đòi cấm thứ này và
đòi tẩy chay thứ kia, chúng ta nên dành thời gian tìm kiếm trong lịch sử Việt
Nam xem có sự kiện gì có thể tiêu dùng hoá và xuất khẩu tốt như vậy thì hơn.
.
No comments:
Post a Comment