Sunday, October 2, 2022

TRÙM LÊN NƯỚC NGA SẼ LÀ NỖI SỢ HÃI… (Lưu Trọng Văn)

 



TRÙM LÊN NƯỚC NGA SẼ LÀ NỖI SỢ HÃI…   

Lưu Trọng Văn

30-09-2022  21:58   

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0phrxQUmMb4tHAtRYR9QFV1ovMUoTiEg6R8YnWMd2Ct33TbzfSHSxmtAaX9gnGtqgl&id=100009457401127

 

Hàng trăm ngàn đàn ông Nga bỏ chạy qua các nước láng giềng với những ánh mắt lo âu.

 

Hàng ngàn đàn ông Nga bị động viên cầm súng với vẻ mặt đăm đăm.

 

Hàng ngàn hàng binh Nga cúi mặt.

 

Và hôm qua 30.9, tại điện Kremlin, khi đồ tể Putin tuyên bố sáp nhập bốn vùng đất thuộc lãnh thổ Ukraine mà Nga vừa cưỡng đoạt vào Nga, tràn ngập trên khuôn mặt các chính khách Nga là sự thảng thốt.

 

Tất cả báo hiệu sẽ có giông bão trong lòng nước Nga.

 

Tất cả minh chứng nỗi ám ảnh của sự tàn phá chiến tranh, cái chết đang phía trước và không có điểm sáng dừng.

 

Putin đã sai lầm tệ hại và ngu xuẩn khi nhắc lại tiền lệ bom hạt nhân năm 1945 tại Nhật – khoét lại vết thương của nhân loại – đe doạ chiến tranh hạt nhân.

 

Nhưng nỗi sợ hãi của sự đe doạ hiếu chiến ấy lại là và trước hết thành nỗi sợ hãi bất an của chính 130 triệu dân Nga bản tính hiền lành, lương thiện.

 

Người Nga quá hiểu nếu Putin ra lệnh tấn công hạt nhân ở đất nước mà người Nga luôn coi là anh em một nhà của mình, thì nước Nga cũng sẽ bị tấn công huỷ diệt. Putin đã xây sẵn hầm trú ẩn cho mình, con của Putin đang yên thân ở Thuỵ Sĩ, vậy ai sẽ là nạn nhân?

 

Và, thật bất ngờ, đáp lại cái bước ngoặt Putin sáp nhập 100.000 km2 lãnh thổ Ukraine cùng lời đe doạ từ nay đó là lãnh thổ của Nga, Ukraine tấn công sẽ bị trừng phạt bằng bom hạt nhân, thì tổng thống Zelensky nộp đơn khẩn cấp chính thức xin ra nhập NATO. Thật ra kế hoạch này đã được chuẩn bị trước. Đây là đòn phản công tuyệt vời của Ukraine gây sức ép lên chính NATO và Nga buộc NATO phải chủ động tham gia như một bên đàm phán sau cánh gà với Nga, tạo thế có lợi cho Ukraine.

 

Thế giới văn minh buộc phải không thể chấp nhận một tên điên loạn nắm trong tay vũ khí hạt nhân muốn làm gì thì làm được.

 

Một khi Ukraine là thành viên NATO hoặc tiến đến quy trình tất yếu là thành viên NATO thì con bài cuối cùng tạo sự khác biệt giữa hai chiến tuyến Nga – Ukraine là vũ khí hạt nhân sẽ bị xoá bỏ. Điều này tạo chiến tranh tâm lý mà phần thắng đã chuyển qua Ukraine.

 

130 triệu dân Nga chắc chắn sẽ càng thấy cái giá chiến tranh xâm lược mà Putin tạo ra là thế nào. Với thời gian bóng ma cái chết, sự huỷ diệt sẽ thành sóng thần sợ hãi. Người Nga phải cứu lấy mình. Và cuộc cách mạng Dân chủ lật đổ chế độ độc tài của Putin chỉ còn là vấn đề thời gian.

 

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3342537696071444&set=pcb.3342535019405045

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=3342537722738108&set=pcb.3342535019405045

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=3342535806071633&set=pcb.3342535019405045

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=3342535812738299&set=pcb.3342535019405045

Nỗi đau bà mẹ Nga khi con bị bắt lính.

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=3342535882738292&set=pcb.3342535019405045

Lính dự bị Nga gọi nhập ngũ.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3342536006071613&set=pcb.3342535019405045

Những khuôn mặt và ánh mắt lo âu của các chính khách Nga trong buổi lễ Putin công nhận sáp nhập lãnh thổ Ukraine vào Nga.

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3342535952738285&set=pcb.3342535019405045

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3342536022738278&set=pcb.3342535019405045

Lính Ukraine ra trận

 

.

92 BÌNH LUẬN  

 

 

===================================================

XEM LẠI

 

Putin tuyên chiến với Mỹ và Âu châu qua việc sáp nhập 4 tỉnh Đông Nam Ukraine?

Vũ Ngọc Yên

01/10/2022

https://baotiengdan.com/2022/10/01/putin-tuyen-chien-voi-my-va-au-chau-qua-viec-sap-nhap-4-tinh-dong-nam-ukraine/

 

Hôm thứ Sáu 30/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành buổi lễ sáp nhập Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhizhia, là 4 tỉnh thuộc miền đông và nam của Ukraine đã bị quân đội Nga thôn tính. Động thái này khiến cuộc chiến đã kéo dài 7 tháng bước sang một giai đoạn mới khó lường.

 

“Đây là ý nguyện của hàng triệu người”, ông Putin nói trong bài phát biểu trước hàng trăm chức sắc ở Đại Sảnh Thánh George của Điện Kremlin. Buổi lễ diễn ra ba ngày sau khi cái gọi là cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện gấp gáp đã kết thúc với kết quả hơn 96% cư dân tại những tỉnh trên ủng hộ việc sáp nhập. Cả 4 tỉnh rộng 90.000 km vuông, chiếm khoảng 15% lãnh thổ của Ukraine, rộng bằng Hungary hoặc Bồ Đào Nha.

 

Các quan chức Chính phủ Nga cho biết, Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhizhia sẽ được Moscow bảo vệ ngay sau khi chính thức sáp nhập Nga. Putin kêu gọi “Ukraine hãy tôn trọng sự lựa chọn tự do của người dân sinh sống tại các tỉnh này. Đó là cách duy nhất để dẫn tới hòa bình”.

 

Trong bài phát biểu, Putin gợi lại ký ức về lịch sử Nga từ thế kỷ 18 đến Thế chiến II và lặp lại những cáo buộc quen thuộc chống lại phương Tây, buộc tội phương Tây bóc lột thuộc địa và nhắc lại việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân đánh vào Nhật Bản hồi cuối Thế Chiến Thứ Hai.

 

Một nước Nga mới

 

Putin nói rằng, Nga có thể không dừng lại ở bốn khu vực được đề cập – Khi sử dụng từ “Novorossiya”, “Nước Nga mới”, được ám chỉ là toàn bộ phía đông nam của Ukraine sẽ thuộc lãnh thổ Nga.

 

Trong diễn văn, Putin nói rất ít về Ukraine. Những lời duy nhất nói thẳng với Kyiv nghe có vẻ như một lời chế nhạo: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Kiev hãy ngừng lại tất cả các hành động thù địch, hãy ngừng cuộc xung đột đã nổ ra từ năm 2014 và quay trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không ‘phản bội’ những khu vực muốn trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Người dân đã đưa ra lựa chọn của họ, và đó là một lựa chọn rõ ràng”.

 

Phần lớn nội dung của bài phát biểu nhằm gửi đến quân dân Nga để giải thích cho họ “kẻ thù là ai” và kẻ thù đó không phải ở Kyiv, mà là ở Washington, London và các thủ đô của phương Tây. Putin gợi lại ký ức về lịch sử Nga từ thế kỷ 18 đến Thế chiến II và lặp lại những cáo buộc quen thuộc chống lại phương Tây, buộc tội phương Tây bóc lột thuộc địa và nhắc lại việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân đánh vào Nhật Bản hồi cuối Thế Chiến Thứ Hai, rằng phương Tây không chỉ mang nặng tội lỗi lịch sử (buôn bán nô lệ, tiêu diệt thổ dân châu Mỹ, cướp bóc Ấn Độ và châu Phi, các cuộc chiến tranh thuốc phiện chống lại Trung Quốc). Putin kết án chủ nghĩa đế quốc là một “hệ thống thuộc địa mới” với sự trợ giúp của phương Tây “ký sinh” sống nhờ “lơi nhuận bá quyền”. Putin nhắc lại, Đức từng bị chiếm đóng bởi Hoa Kỳ, quốc gia cùng với người Anh đã tàn phá các thành phố Dresden, Cologne và Hamburg – một hành động tương tự như vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Theo Putin, giới tinh hoa châu Âu nay không chỉ là “tay sai” của Hoa Kỳ, mà “là những kẻ phản bội chính dân tộc của mình”.

 

Bây giờ Mỹ và Phương Tây muốn áp đặt lên người Nga – mặc dù Đế quốc Nga hoàn toàn không phải là một đế chế  thuộc địa. Putin tôn vinh Nga là mũi nhọn chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

 

Trong diễn văn, Putin cũng cáo buộc cuộc tấn công gần đây nhằm vào các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 là “người Anglo-Saxon”. Putin cho rằng, “Các biện pháp trừng phạt vẫn không đủ đối với người Anglo-Saxon: “Họ chuyển sang phá hoại”, Putin nói. “Thật khó tin nhưng có một sự thật là họ đã gây ra các vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt quốc tế Nord Stream”. Putin quả quyết: “Họ bắt đầu phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng toàn châu Âu. Ai được lợi từ việc này, mọi người đều rõ. Tất nhiên, kẻ nào được lợi thì kẻ đó làm thôi”.

 

Liên hiệp châu Âu nói họ nghi ngờ có hành vi phá hoại đã gây ra thiệt hại cho đường ống Nord Stream 1 và 2 do Gazprom đứng đầu vận hành ở vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch. Nhà Trắng đã bác bỏ cáo buộc của Nga về việc Mỹ đứng sau các vụ việc.

 

Mỹ, Châu Âu và Kiev phản ứng

 

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố lễ ký kết sáp nhập 4 tỉnh Ukraine vào nước này, giới chức Ukraine, châu Âu và Mỹ lập tức lên tiếng phản đối.

 

Phản ứng trước việc Nga sáp nhập bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, chính phủ Kyiv đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo Anh, The Guardian dẫn thông cáo được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đăng trên Twitter, viết rằng, việc sáp nhập được tuyên bố bởi Putin “sẽ chẳng thay đổi bất kỳ điều gì cả. Tất cả những vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga kiểm soát sẽ luôn là một phần của đất nước Ukraine có chủ quyền. Chúng tôi cực lực lên án động thái Nga sát nhập các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson”. Hội đồng châu Âu (EC) sau đó cũng ra thông cáo phản đối việc Nga sát nhập 4 tỉnh thuộc miền đông và nam của Ukraine.

 

Hoa Kỳ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các quan chức chính phủ Nga, các thành viên gia đình và binh sĩ của họ. Danh sách dài những người mà Mỹ đang nhắm tới trong động thái này bao gồm thống đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, các thành viên khác của quốc hội, cũng như các thành viên gia đình của Thủ tướng Mikhail Mishustin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin và cựu Tổng Thống Dmitry Medvedev, người hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga.

 

Ngoại trưởng Antony Blinken nói: “Hoa Kỳ dứt khoát bác bỏ nỗ lực gian dối của Nga nhằm thay đổi biên giới của Ukraine được quốc tế công nhận“. Tổng thống Joe Biden lên án âm mưu lừa đảo của Nga nhằm thôn tính lãnh thổ Ukraine có chủ quyền là “Nga vi phạm công pháp quốc tế, chà đạp Hiến chương Liên Hiệp Quốc và tỏ ra khinh thường các quốc gia hoà bình khắp nơi”.

 

Thay lời kết

 

Trong bài phát biểu đầy thách thức, Putin nói rằng ông ta đang bảo vệ “Đất nước và các giá trị” của Nga. Ông cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành một cuộc “chiến tranh hỗn hợp” chống lại Nga và các chính phủ của 4 vùng ly khai mà Nga đang ủng hộ ở miền đông Ukraine. Putin cho rằng, phương Tây đã thất hứa với Nga và không có quyền đạo đức để nói về dân chủ. Các nước phương Tây luôn đóng vai trò là các nước đế quốc.

 

Diễn văn của Putin trong ngày lễ ký kết Hiệp định sáp nhập không chỉ khẳng định quyết tâm thôn tính từng phân nước Ukraine, nhằm xây dựng một nước Nga mới, mà còn là “một Bản tuyên chiến cơ bản với phương Tây đương đại và thế giới đương đại nói chung”.

 

----------

1 COMMENT

 

Van Nguyen

Đúng là "vừa đánh trống, vừa ăn cướp" ! Đã sang thiên niên kỷ thứ 3 hơn 20 năm, thế giới đã bước vào thời đại 4.0 vậy mà vẫn có những kẻ ăn nói ngang ngược, lấy của người ta làm của mình một cách trơ trẽn, trắng trợn như tên chí phèo Pu nước Nga !

 

.

====================================================

.

Mèo lại hoàn mèo, Nga lại hoàn Nga

Jackhammer Nguyễn

01/10/2022

https://baotiengdan.com/2022/10/01/meo-lai-hoan-meo-nga-lai-hoan-nga/

 

Mùa thu năm 2022, tổng thống Putin của nước Nga tuyên bố sát nhập bốn tỉnh của Ukraine vào nước Nga, sau một cuộc “trưng cầu dân ý” được dàn dựng.

 

Mùa thu năm 1940, Stalin, nhà lãnh đạo Liên Xô, tuyên bố sát nhập ba nước vùng Baltic là Lithuania, Latvia, Estonia vào lãnh thổ Liên Xô. Việc sát nhập này cũng được tuyên bố sau những cuộc bầu cử dàn dựng của “quốc hội nhân dân” tại ba quốc gia này.

 

Nếu mặc định rằng người Nga là nòng cốt của mồ ma Liên Xô (Stalin là người Georgia), thì sau 82 năm, họ không khá hơn là mấy, với nỗi thèm khát lãnh thổ, tình cảm tự ti, tự tôn rất lộn xộn.

 

Ông Putin tuyên bố trên quảng trường Đỏ rằng phương Tây muốn chia rẽ nước Nga, không cần nước Nga, nhưng người Nga thì cần nước Nga!?

 

Việc sát nhập ba nước Baltic diễn ra giữa lúc thế chiến thứ hai mới bắt đầu, Liên Xô đang vất vả đối phó những đòn tấn công của quân Đức. Việc sát nhập bốn tỉnh của Ukraine diễn ra trong lúc đã có đến 80 ngàn lính Nga thương vong chỉ sau bảy tháng của cuộc xâm lăng.

 

Sự thèm khát lãnh thổ, mặc cảm tự ti, cùng với óc tổ chức kém cỏi của người Nga, làm cho họ luôn là quốc gia dẫn đầu trong việc… đếm xác chết. Trong thế chiến thứ nhất có hơn ba triệu người của đế quốc Nga thiệt mạng, trong thế chiến thứ hai có hơn 20 triệu người Liên Xô thiệt mạng, phần lớn là người Nga. Vì thế quân đội Nga, từ hơn thế kỷ nay, có hỗn danh là cái “cối xay thịt”.

 

Những người bênh vực Putin và nước Nga hay đưa ra lý lẽ rằng, nước Nga bị phương Tây o ép đủ thứ cho nên mới bực tức mà làm càn (tấn công Ukraine). Lý luận kiểu này phù hợp với đòi hỏi cái gọi là “trật tự mới”, trong đó hệ thống hiện nay do phương Tây dẫn đầu về kinh tế, xã hội… phải nhường cho sự “đa cực”, trong đó có các cực mới như Nga, Trung Quốc.

 

Cũng có không ít người Việt Nam ủng hộ lập luận kiểu này. Nhưng họ sẽ không trả lời được rằng các “cực” mới này có gì hay ho với tư cách là một hệ thống chính trị xã hội? Từ năm 1991, khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Nga cho đến nay, hơn 30 năm sau, người ta thấy hệ thống Nga là gì? Đó là một chế độ giả danh dân chủ (tương tự như cái gọi là “trưng cầu dân ý” mà họ vừa tổ chức ở Ukraine), với sự thống trị của đám tư bản bồ bịch, cùng với các giáo chủ chính thống giáo cuồng tín.

 

“Hệ thống” này dẫn tới một trạm xăng khổng lồ là nước Nga, với nền kinh tế chế tạo kém cỏi, kinh tế sáng tạo còn tệ hại hơn, tệ hại đến nỗi ngay cả công nghiệp quốc phòng cũng phải phụ thuộc vào chip điện tử phương Tây. Với một hệ thống như vậy mà Putin và nhiều người Nga đòi phương Tây phải nhường cho họ?! Trong cuộc cạnh tranh, phải sáng chế ra điều hay hơn người khác, chứ có đâu mà cứ đòi?!

 

Hôm 29-9-2022, Mỹ chính thức công bố trung tâm điều hợp chiến tranh Ukraine ở Đức. Một phần lớn hoạt động của trung tâm này sẽ là tổ chức sản xuất vũ khí khắp nơi trên thế giới để cung cấp cho Ukraine. Washington dự liệu rằng, cuộc chiến Ukraine sẽ kéo dài nhiều năm. Hoạt động sản xuất vũ khí này sẽ lại kéo nước Nga vào cuộc chạy đưa vũ trang mới, và khả năng nước Nga lại kiệt quệ như khi nó tham gia cuộc chạy đua vũ trang chiến tranh giữa các vì sao cách nay gần 40 năm.

 

Thử điểm lại lịch sử, có thể thấy các cuộc chiến tranh lớn mà Nga tham gia đều dẫn tới hai chuyện, đó là đống xác chết chồng chất và sự kiệt sức. Chiến tranh thế giới thứ nhất dẫn tới sự tan rã của đế chế Nga, để thiết lập đế chế cộng sản. Chiến tranh thế giới thứ hai những tưởng đưa đến sự huy hoàng của Liên Xô, nhưng hệ thống Xô Viết không cạnh tranh lại được với phương Tây trong hòa bình và chiến tranh lạnh, dẫn tới sự rã đám của Liên Xô.

 

Nay tới chiến tranh Ukraine, từng đoàn mugik Nga kém tổ chức, ăn đói chịu khát lại lên đường làm nguyên liệu cho cái cối xay thịt vĩ đại. Liệu họ có trở súng quay lại, theo một gã hoang tưởng như Lenin mà làm “cách mạng”?

 

Ba nước Baltic lại phục hồi nền độc lập của mình vào năm 1989 cùng lúc với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Âu. Liệu người Nga kềm giữ bốn tỉnh của Ukraine được trong bao lâu?

 

82 năm sau sự kiện Baltic, Nga lại hoàn Nga!

 

====================================================

.

Giai đoạn mới trong chiến tranh: Mọi việc sẽ tiếp tục như thế nào sau cuộc thôn tính của Putin?

Hannah Wagner, Ulf Mauder và André Ballin  -  DPA

Việt Hùng phỏng dịch

01/10/2022

https://baotiengdan.com/2022/10/01/moi-viec-se-tiep-tuc-nhu-the-nao-sau-cuoc-thon-tin-cua-putin/

 

Với việc sáp nhập 4 khu vực Ukraine bị chiếm đóng, Nga đang sử dụng vũ lực để di chuyển biên giới ở châu Âu lần đầu tiên kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea ở Biển Đen vào năm 2014. Cuộc chiến kéo dài bảy tháng nay đang bước sang một giai đoạn mới. Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời về cách tiến hành:

 

Các lãnh thổ Ukraine bị thôn tính như thế nào và chúng có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến?

Moscow ký kết các thỏa thuận về việc sáp nhập vào lãnh thổ của mình, theo yêu cầu của nhóm lãnh đạo Nga đối với các vùng Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia của Ukraine. Các tài liệu sau đó sẽ được Tòa án Hiến pháp Nga kiểm tra và vào tuần tới bởi Quốc hội Nga – Duma – và Hội đồng Liên bang – thượng viện.

 

Điều này có khả năng thổi bùng cuộc chiến thêm nữa, vì Ukraine kiểm soát một phần các khu vực và muốn giải phóng chúng hoàn toàn với sự trợ giúp của vũ khí phương Tây. Tuy nhiên, cường quốc hạt nhân Nga đã đe dọa sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo vệ các khu vực. Ngoài ra, Moscow cũng coi việc chinh phục hoàn toàn vùng Donetsk là mục tiêu tối thiểu. Cho đến nay, quân đội Nga kiểm soát 58% ở đó. Người đứng đầu Điện Kremlin, Vladimir Putin, sẽ có thêm 300.000 quân dự bị được dự thảo trong một cuộc tổng động viên từng phần gây tranh cãi để nắm giữ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

 

Khu vực này lớn như thế nào và việc thôn tính có ý nghĩa gì đối với người dân ở đó?

Nó có diện tích hơn 108.000 km vuông. Bao gồm cả bán đảo Crimea ở Biển Đen, nơi tương tự được sáp nhập vào năm 2014, Ukraine đã mất quyền kiểm soát gần 20% lãnh thổ của mình. Tương tự như trước, sự công nhận của quốc tế lần này cũng không xuất hiện. Moscow đã loại trừ việc trả lại các vùng lãnh thổ thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao. Nga chào đón những người dân có chuyến trở về quê hương lịch sử và lương hưu cũng như phúc lợi xã hội cao hơn Ukraine. Cũng như khi sáp nhập Crimea, mọi người sẽ tự động trở thành công dân Nga. Vào thời điểm đó, các công dân của bán đảo đã có một giai đoạn chuyển tiếp để tích cực lên tiếng phản đối và sau khi tuyên bố, họ sẽ giữ quyền công dân Ukraine.

 

Người dân trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bây giờ có phải chiến đấu trong chiến tranh không?

Mặc dù hiện tại cũng có một phần huy động quân dự bị ở Crimea để trấn giữ các khu vực mới chiếm đóng, nhưng công dân ở những khu vực này có lẽ không phải lo sợ phải nhập ngũ trực tiếp cho nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, tại các khu vực ở Luhansk và Donetsk do phe ly khai thân Nga kiểm soát trong nhiều năm, việc huy động đã bắt đầu. Người Ukraine đã chiến đấu chống lại người Ukraine trong tám năm qua.

 

Tại các khu vực Zaporizhia và Kherson mới chiếm đóng, mà Putin đã công nhận là các quốc gia độc lập vào tối thứ Sáu, rất có thể sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, gần đây Nga đã cấp hàng trăm ngàn hộ chiếu tại các khu vực tranh chấp. Bất kỳ ai là công dân Nga và người dự bị đều có thể bị động viên một phần.

 

Sự sáp nhập của các vùng được người dân Nga tiếp nhận như thế nào?

Một sự phấn khích như sự sáp nhập Crimea vào năm 2014 hoàn toàn không được cảm nhận ở Nga. Lúc này tâm trạng khá là chán nản và không như lúc đó, vì  bây giờ đang diễn ra một cuộc chiến đẫm máu với hàng ngàn người chết. Không có kết thúc trong tầm nhìn. Chi phí thôn tính rất cao vì cần hàng tỷ USD để xây dựng lại các khu vực bị tàn phá. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt của phương Tây đang gây áp lực lên nền kinh tế Nga.

 

Những người yêu nước rất nhiệt tình với các hành động của Putin – ngay cả sau khi quân đội thất bại ở Ukraine. Nhưng cũng có nhiều cuộc biểu tình phản đối chiến tranh lớn. Việc động viên một phần theo lệnh của Putin đã đánh vào cốt lõi của nhiều gia đình. Ông chủ Điện Kremlin nổi tiếng trong một thời gian dài vì không can thiệp vào đời tư của người dân. Nhà khoa học chính trị người Nga Tatyana Stanovaja nói rằng, điều đó bây giờ đã chấm dứt. Bà cũng lập luận rằng, các bộ phận của giới thượng lưu có thể không sẵn sàng trả bất kỳ giá nào cho một chiến thắng của Nga. Trước những cuộc biểu tình phản đối việc động viên, làn sóng đàn áp mới và sự cô lập quốc tế ngày càng tăng của Nga, bà tin rằng có thể những vết nứt xuất hiện trong hệ thống sẽ gây nguy hiểm cho quyền lực của Putin.

 

Putin biện minh cho việc thôn tính như thế nào?

Putin biện minh cho điều này với lý luận để bảo vệ dân thường ở đó khỏi các cuộc tấn công của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine. Hai triệu rưỡi người đã phải chạy trốn vì giao tranh. “Những người ở lại – khoảng 5 triệu người – hiện đang phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng pháo và tên lửa liên tục từ các binh sĩ tân phát xít. Họ tấn công bệnh viện, trường học và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào dân thường“, Putin tuyên bố như vậy trong bài phát biểu cho cuộc động viên. Trong khi đó, nhiều binh sĩ Nga cũng nói rằng họ không tìm thấy bất kỳ tên Quốc xã Ukraine nào ở đó.

 

Những tiến triển các cuộc phản công của Ukraine có ý nghĩa gì?

Ở Ukraine, các cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu và động viên một phần đã được ghi nhận một cách bình tĩnh. Cố vấn đối ngoại của văn phòng tổng thống Ukraine, Mykhailo Podoliak, hỏi trên Twitter: “Mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch hay không?” Tổng thống Volodymyr Zelenskyy trước đó đã nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ không để bị đe dọa. Ngoài ra, các lực lượng mới có khả năng sẽ đến bên phía Ukraine trong những tháng tới. Ví dụ, binh lính Ukraine đang được huấn luyện ở Anh và các nước phương Tây khác.

 

Phương Tây phản ứng như thế nào?

Các chính trị gia cấp cao của phương Tây coi động thái của ông Putin là “dấu hiệu của sự yếu kém” và là “hành động tuyệt vọng” vì những thất bại quân sự gần đây của Nga. Thủ tướng [Đức] Olaf Scholz cho biết, Putin “hoàn toàn đánh giá thấp” tình hình ngay từ đầu. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các nước phương Tây sẽ đối phó như thế nào với sự leo thang mới ngoài lời nói – đặc biệt là việc Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu cần thiết. Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt sâu rộng đã được áp đặt đối với Nga và vũ khí, đạn dược đã được cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, sự can thiệp quân sự trực tiếp của phương Tây vẫn được coi là không thể xảy ra.

 





No comments: