Wednesday, October 19, 2022

TÀI SẢN "KHỦNG" CỦA QUAN CHỨC NHÀ NƯỚC TỪ ĐÂU MÀ CÓ? (RFA)

 



Tài sản “khủng” của quan chức Nhà nước từ đâu mà có?

RFA
2022.10.19

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/where-does-the-terrible-property-of-state-officials-come-from-10182022142217.html

 

Do tham ô tài sản

 

Hôm 14 tháng 10 năm 2022, bị cáo Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP. HCM bật khóc tại tòa, xin nộp tiền bồi thường trước khi tòa tuyên án hòng mong được giảm nhẹ mức án.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/where-does-the-terrible-property-of-state-officials-come-from-10182022142217.html/@@images/b27616fc-5bd1-4d90-831d-c3b745e7142b.jpeg

Cựu Bí thư Thành ủy TPHCM - Tất Thành Cang tại một phiên tòa.  Công An Nhân Dân

 

Sở dĩ ông Cang xin nộp tiền bồi thường trước khi tòa tuyên án, vì theo Nghị quyết 03/2020 về thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2021, nếu người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ trong quá trình tố tụng chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ... sẽ không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử, kể cả mức án tử hình cũng sẽ được hạ xuống chung thân. Chưa biết ông Cang nộp số tiền bồi thường là bao nhiêu, tuy nhiên với con số “khủng” thiệt hại mà ông này và đồng phạm gây ra được tòa thông tin lên đến hàng trăm tỉ đồng.

 

Trước đây, cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị mức án tử hình về tội nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Sau khi gia đình ông Nguyễn Bắc Son nộp lại tổng cộng 66 tỷ đồng, tương đương với số tiền ba triệu USD nhận được từ cựu Chủ tịch Hội đồng Quản Trị AVG, ông Phạm Nhật Vũ, ông Son được tòa giảm từ mức án tử hình xuống còn chung thân.

 

Chuyện quan chức Nhà nước giàu có là chuyện không lạ với hầu hết người dân Việt Nam. Nhưng ít ai biết chính xác vì đâu mà họ giàu như thế.

 

Theo cựu Trung tá Quân đội Vũ Minh Trí, tài sản có được là do tham nhũng. Ông nói:

“Mức độ giàu có của một số quan chức bây giờ thì không gì có thể tả được. Mức độ tham nhũng lên đến con số hết sức khủng khiếp vì làm việc không nghiêm. Chính quyền làm việc không nghiêm, các cơ quan Đảng kiểm soát không nghiêm cho nên người ta không thèm giấu diếm luôn.

Cả đời ăn lương ngân sách không đóng một đồng thuế thu nhập nào, thế nhưng khối tài sản của họ kếch xù mà hoàn toàn không bị ai kiểm tra, kiểm soát cả. Như thế cho thấy việc chống tham nhũng hoàn toàn không có tác dụng gì trong cái cơ chế như thế này. Bởi vì chống thì phải chống từ gốc. Mà cái gốc cái rễ của tình trạng tham nhũng là tham nhũng chính trị.”

 

Theo ông Trí, tham nhũng chính trị xuất phát từ một nhóm người không do nhân dân bầu lên. Họ tự chiếm đoạt quyền lãnh đạo từ nhiều chục năm qua. Từ tham nhũng chính trị dẫn đến những loại tham những khác do cơ chế.

 

 

Và nhận hối lộ

 

Nói đến tài sản quan chức do tham nhũng mà có như lập luận của ông Trí, có thể điểm qua một số trường hợp mà đương cử như trường hợp ông Nguyễn Bắc Son. Ông này từng khai đã nhận số tiền ba triệu đôla ‘lại quả’ từ ông Phạm Nhật Vũ trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG cách đây vài năm. Hoặc như nguyên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tài sản bị tịch biên của ông Chung cũng lên tới con số ba căn nhà, đất tại trung tâm thành phố Hà Nội. Sự vụ gần đây nhất được “lộ” ra là dàn xe hơi tiền tỷ gồm bốn chiếc của nguyên Chủ tịch TP. Hạ Long Phạm Hồng Hà vừa bị niêm phong trong một vụ án..v.v.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/3_bi_cao_dau_vu-1640946661942.jpg/@@images/81f97e98-1519-49a4-bf15-55e332fc6cc7.jpeg

Các bị cáo tại phiên toà. Cand.com.vn

 

Ông Đinh Kim Phúc, một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước nhận định về vấn đề này:

“Từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, và nhất là có Luật Đầu tư nước ngoài, các nước tư bản tràn vào Việt Nam làm ăn thì chúng ta thấy rằng cái phát triển kinh tế có vượt bậc so với 10 năm đầu sau 1975. Nhưng đi đôi với đó là quan chức giàu lên một cách không tưởng tượng được.

 

Ví dụ Tất Thành Cang. Với mức lương và phụ cấp của một Phó bí thư thường trực Thành ủy không quá 25 triệu đồng/tháng, tiền đâu mà ông ta nộp khắc phục hậu quả hàng ngàn tỷ ông ta phá? Nếu ông ta có tiền nộp cho tòa thì đồng tiền này chính là đồng tiền tham nhũng và hối lộ.  

 

Trước đây, ông Mai Tiến Dũng phát biểu một câu để đời: ‘Nếu chúng ta sai chúng ta nhận lỗi trước dân nếu dân sai dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’. Một câu nói tát nước vào một cái nhà nước hiện nay gọi là nền dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN”.

 

Theo ông Đinh Kim Phúc, không một thế lực thù địch nào có thể làm cho chế độ này sụp đổ. Chính trong nội bộ của Đảng với những đảng viên tham nhũng, tham ô; chính những thành phần đứng trên bục nói rất tốt nhưng bên trong thò tay vào ‘bóp cổ’ dân, ăn cắp ngân sách Nhà nước, đem tài sản ra nước ngoài…mới là những thành phần phá hoại chế độ, chống lại Đảng, chống lại Nhân dân.

 

Chuyện quan chức giàu nhanh với nhiều tài sản không rõ nguồn gốc từng được người đứng đầu ĐCSVN đề cập đến khi chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13 cách đây hai năm. Lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Không để lọt vào trung ương cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà đất, tài sản không nguồn gốc”.

 

Ông Trọng cũng đã từng ra quy định kiểm tra tài sản 1.000 quan chức vào năm 2017, ngay sau khi xử lý kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị là Đinh La Thăng - Bí thư Thành ủy TP.HCM.

 

--------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

·         Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: Thay đổi thể chế!

·         Bắt các lãnh đạo cấp cao tham nhũng trước hội nghị Trung ương 5 có thể hiện quyết tâm của Đảng?

·         Vấn nạn tham nhũng chính sách tại Việt Nam

·         Tổng Trọng lại mạnh miệng hô hào chống tham nhũng để “đánh bóng” tên tuổi?

·         Cú hích mới cho việc thực thi quyền tiếp cận thông tin?

 

 




No comments: