Monday, October 3, 2022

INDONESIA : THẢM HỌA BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI, HÀNG TRĂM NGƯỜI CHẾT và BỊ THƯƠNG (Anh Vũ / RFI)

 



Indonesia : Thảm họa bóng đá thế giới, hàng trăm người chết và bị thương

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 02/10/2022 - 16:41

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-th%E1%BB%83-thao/20221002-indonesia-th%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da-b%C3%B3ng-%C4%91%C3%A1-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-h%C3%A0ng-tr%C4%83m-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%A0-b%E1%BB%8B-th%C6%B0%C6%A1ng

 

Một thảm kịch tồi tệ của bóng đá thế giới. Ít nhất 174 người thiệt mạng vì dẫm đạp trên sân bóng đá ở Indonesia. Neyma không ghi bàn thắng cho PSG, nhảy vào sân chơi chính trị ủng hộ Bolsonaro. Tuyển quốc gia bóng đá Việt Nam trẻ hóa chuẩn bị chiến dịch chinh phục AFF Cúp. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/0f049eea-425f-11ed-9e73-005056a97e36/w:1024/p:16x9/AP22275022424313-1.webp

Các cổ động viên tràn xuống sân vận động Kanjuruhan tại Malang, Đông Java, Indonesia, tối ngày 01/10/2022, khởi đầu của thảm kịch làm hàng trăm người chết và bị thương AP - Yudha Prabowo

 

Một trận bóng đá trong giải vô địch quốc gia bóng đá đã kết thúc bằng thảm họa tồi tệ chưa từng thấy ở Indonesia. Ít nhất 174 người đã chết và số người bị thương cũng lên con số vài trăm người, vì giẫm đạp lên nhau sau cơn cuồng nhiệt với bóng đá.

 

Thảm kịch xảy ra tối ngày hôm qua 01/10/2022, tại sân vận động  Kanjuruhan của thành phố Malang, phía đông đảo Java, sau khi đội chủ nhà Arema FC  bị thua đội Persebaya Surabaya 3-2. Đây là lần đầu tiên trong hai chục năm câu lạc bộ Arema FC bị thua đội bóng của thành phố bên cạnh Surabaya. Hàng nghìn cổ động viên chủ nhà tràn xuống sân, cảnh sát đã can thiệp giả tán đám đông. Sau khi hai nhân viên giữ gìn trật tự bị chết, cảnh sát đã bắn đạn khói để giải tán đám đông và cảnh tượng kinh hoàng mọi người xô đạp lên nhau đã diễn ra.

 

Thông tín viên Gabrielle Maréchaux trong khu vực cho biết thêm thông tin :

 

Sáng nay đất nước Indonesia thức dậy trong bàng hoàng. Hình ảnh hàng nghìn cổ động viên tràn xuống sân bóng,  khói hơi cay mù mịt,  đám đông hoảng loạn xô đạp nhau trên khán đài và xe cảnh sát xuôi ngược… lan truyền kín các mạng xã hội.

 

Nhưng có một chuyện khó hiểu là làm sao mà thiệt hại nhân mạng lại lớn đến như vậy.

Chính quyền nhắc lại là trận đấu tai họa này đã diễn ra vào ban đêm lẽ ra phải vào buổi chiều, trong một sân vận động chật kín, khán giả đông hơn nhiều so với số lượng được phép.

 

Giới quan sát thì cho rằng vì môn bóng tròn là môn thể thao cuồng nhiệt nhất quần đảo. Các sân vận động ở Indonesia vẫn nổi tiếng là một trong những sân bóng nguy hiểm nhất thế giới. Trước khi thảm kịch này xảy ra, tổ chức phi chính phủ «  Hãy cứu bóng đá Indonesia – Save Indonesia football » đã báo động về tình trạng bạo lực trong sân vận động ở nước này mà theo thống kê từ năm 1995 đến 2022 đã có 78 người chết.

 

Dù thành phố Malang nơi xảy ra thảm họa đêm qua vốn là một địa danh xa lạ với quốc tế, nhưng các cổ động viên ở đây thì đã nổi tiếng cuồng nhiệt nhất Indonesia. Họ là những người luôn sẵn sàng làm tất cả để chứng tỏ sự hâm mộ với đội bóng của mình.

 

Sau thảm họa, không chỉ có sự cuồng nhiệt của cổ động viên có thể lý giải hết vì sao thảm họa kinh hoàng như vậy lại có thể xảy ra.

 

Các cổ động viên của đội bóng bị thua hôm qua là câu lạc bộ  được mệnh danh là những con  «  Sư tử điên », cũng là đội bóng có những cổ động viên nổi tiếng điên cuồng nhất Indonesia.

 

Trong qua khứ thế giới đã biết đến những vụ tai nạn chết người kinh hoàng trên sân bóng đá. Đó là vào năm 1964, 320 người đã thiệt mạng và hơn một nghìn người bị thương trong vụ xô xát giẫm đạp lên nhau trên sân vận động Lima, Peru sau trận đấu giữa đội tuyển chủ nhà  với đội Achentina.  Năm 1989, trên sân Hillsborough ở nước Anh, một tai nạn tương tự đã làm 97 cổ động viên Liverpool thiệt mạng. Gần đây nhất là năm 2012, 74 cổ động viên đã thiệt mạng trong ột vụ giẫm đạp lên nhau trên sân Port Said ở Ai Cập. Vụ việc xảy ra ở Indonesia là thảm họa tồi tệ thứ 2 trong lịch sử bóng đá thế giới. 

 

Ngay sau vụ viêc xảy ra, tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay (02/10) đã ra lệnh mở điều tra về vụ tai nạn đồng thời yêu cầu rà soát lại toàn bộ các biện pháp an toàn của các trận bóng đá. Ông yêu cầu Liên đoàn bóng đá Indonesia ngừng toàn bộ các trận đấu cho đến khi nào vấn đề an ninh cho các trận đấu được bảo đảm.

 

Liên đoàn bóng đá Indonesia cũng đã có văn bản gửi FIFA để giải thích với hy vọng không bị định chế bóng đá quốc tế phạt nặng. Năm tới Indonesia sẽ đón giải Cúp bóng đá thế giới U20.

 

Thảm họa ở Indonesia đã gây sốc trong làng bóng đá khắp thế giới. Chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới FIFA, Gianni Infantino, gọi đây là một "thảm họa quá sức tưởng tượng". Các câu lạc bộ bóng đá  và nhiều tên tuổi lớn trong làng bóng Châu Âu đã bày tỏ chia buồn với nhân dân Indonesia. Các trận đấu ở giải vô địch quốc gia ở châu Âu diễn ra ngày Chủ nhật này đều bắt đầu bằng một phút mặc niệm các nạn nhân của thảm họa bóng đá ở đất nước vạn đảo. 

 

*

Brazil:  Neymar lên mạng ủng hộ ứng viên tổng thống cực hữu Bolsonaro

Chuyển qua sân cỏ bóng đá Pháp, trong tuần người ta chú ý nhiều đến danh thủ Neymar ở Paris Saint-Germain. Câu lạc bộ thành Paris vẫn tiếp tục chiến thắng ở giải vô địch quốc gia Ligue1 của Pháp, và Neymar vẫn tịt ngòi không ghi được bàn thắng nào nhưng ngôi sao Brazil lại nổi lên ở một sân chơi chính trị với một video đăng trên tài khoản Tik Tok bày tỏ sự ủng hộ với Jair Bolsonaro, tổng thống cực hữu của Brazil, ra ứng cử nhiệm kỳ thứ 2 trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 02/10 này.

 

Cũng giống như nhiều cầu thủ bóng đá Brazil có xuất thân khá khiêm tốn, Neymar ủng hộ nhân vật dân túy cực hữu. Đây là điều có thể gây ngạc nhiên ở Châu Âu. Dân Brazil nghĩ gì về thái độ lập trường của danh thủ số 10 đội tuyển Brazil ?

 

Thông tín viên Sarah Cozzolino tại Rio de Janeiro ghi nhận ý kiến của người dân Brazil:

 

Với 58 triệu người theo dõi trên twitter, Neymar là một người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, nhưng theo ông Jerson, quan điểm chính trị của anh ta không ảnh hưởng đến những fan hâm mộ anh.

 

“Neymar ở Pháp, anh ta không đi bỏ phiếu. Tôi nghĩ cuộc bầu cử này đã phân cực rõ ràng, sẽ chẳng có ai bỏ phiếu theo cảm tình với Neymar đâu”.

 

Trước ngày bầu cử, hơn 85% cử tri đã có lựa chọn riêng cho mình, theo cơ quan thăm dò dư luận Datafolha của Brazil. Tuy nhiên lập trường của số 10 đội tuyển quốc gia cũng đặt ra vấn đề, theo bà Rebecca:

 

“ Cho dù trên sân cỏ anh ta có thành tích tốt, nhưng cách ứng xử của anh ta không thực sự đúng như người dân Brazil muốn thấy. Tôi nghĩ anh ta đại điện cho mặt trái của bóng đá Brazil, bên ngoài sân cỏ. Tôi không cảm thấy sốc vì đó là điều dễ thấy ở anh ta, nhất là qua nhiều lần anh ta bày tỏ quan điểm trong quá khứ về nhiều vấn đề. Nhưng vài ngày trước bầu cử, nhưng ý kiến của anh ta cũng gây vấn đề”.

 

Đối với nhà báo, bình luận viên truyền hình David Better, những thông tin kiểu như vậy chủ yếu có tác động đến phe của Bolsonaro.

 

“ Sẽ có tác động tích cực đối với các thành phần ủng hộ Bolsonaro, mà thời gian gần đây đã đón nhiều tin xấu, kể cả họ không chấp nhận các thăm dò. Tôi nghĩ, điều đó mang đến cho họ nguồn năng lượng mới.”

 

Nhưng Neymar không phải là cầu thủ duy nhất thể hiện sự ủng hộ với Jair Bolsonaro. Trong số những người ủng hộ tích cực ông ta người ta thấy có các Quả bóng vàng Rivaldo, Ronaldinho, Kaká hay cựu cầu thủ của Paris Saint Germain, Danis Alves. Những sự ủng hộ đó có vẻ nghịch lý bởi vì các cầu thủ đó đều là những người con lai, xuất thân từ tầng lớp nghèo, thế mà họ lại ủng hộ một ứng cử viên có những phát biểu đôi khi mang tính kỳ thị chủng tộc và phủ nhận tình trạng nghèo khổ trong đất nước có tới 33% dân bị thiếu ăn.

 

Theo nhà nghiên cứu chính trị Rafael Gonsalves, có một yếu tố giải thích cho sự lựa chọn của các cầu thủ với ứng viên cực hữu đó là tôn giáo. Theo các nghiên cứu, đa số các cầu thủ bóng đá ở Brazil theo đạo Tin lành Phúc âm. Cộng đồng giáo dân này lại có thiên hướng về ủng hộ Bolsonaro.

 

Nhưng dù kết quả của cuộc bầu cử ra sao, thì xã hội Brazil đã bị chia cắt làm đôi. Còn lại để chờ xem liệu người dân Brazil có thể đoàn kết với nhau trong Cúp bóng đá Thế giới cổ vũ cho đội tuyển quốc gia dưới cùng một màu áo. 

 

*

Bóng đá Việt Nam:  Tìm kiếm lực lượng trẻ cho AFF Cup 2022

Còn hơn hai tháng nữa mới diễn ra giải AFF Cúp, giải vô địch khu vực đông Nam Á, nhưng đội tuyển Việt Nam, vẫn dưới sự dẫn dặt của ông thầy Hàn Quốc Park Hangseo đang nỗ lực chuẩn bị, qua giải đấu giao hữu với Singapor và Ấn Độ vùa kết thúc. Trên nguyên tắc đây cũng là năm cuối cùng hợp đồng Liên Đoàn bóng đá Việt Nam ký với huấn luyện viên người Hàn Quốc. Ông Park đã giúp cho bóng đá việt nam có được bước đột phá ấn tượng trong thời gian cầm quân ơ các đội tuyển quốc gia từ năm 2018, thành tích mà ông còn thiếu là chức vô địch AFF Cúp.

 

Đợt tập huấn vừa qua rất quan trọng với ông Park và các cầu thủ Việt Nam. Có gì mới trong màn ra mắt khá thành công của đội tuyển ở giải đấu giao hữu chuẩn bị cho AFF Cup vừa rồi. Chuyên gia bóng đá Trần Duy Ly nhận định:

 

NGHE : Chuyên gia bóng đá Trần Duy Ly-Hà Nội    

.

========================================================

.

.

Những thảm kịch kinh hoàng từng xảy ra trên các sân cỏ thế giới 

Trước thảm kịch xảy ra trên sân vận động Kanjuruhan của Indonesia tối 1/10, lịch sử bóng đá thế giới đã chứng kiến hàng nghìn người thương vong trên sân vận động do giẫm đạp, ẩu đả hay hỏa hoạn.

(TTXVN/Vietnam+) 03/10/2022 05:22 GMT+7 

https://www.vietnamplus.vn/nhung-tham-kich-kinh-hoang-tung-xay-ra-tren-cac-san-co-the-gioi/821542.vnp#utm

 

·        

Tổng thống Indonesia yêu cầu điều tra vụ giẫm đạp khiến 125 người chết

 02/10/2022

Reuters / VOA

 

 



No comments: