TRỰC TIẾP -
David Beckham trao Instagram của mình cho bác sĩ ở Kharkiv
BBC
News Tiếng Việt
21 tháng 3 năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/live/world-60812830
TÓM
TẮT
1. Phó Thủ tướng Ukraine bác bỏ đề nghị đầu hàng do phía Nga đưa ra tại
thành phố cảng Mariupol trước 05:00 giờ Moscow 21/03
2. Bộ Quốc phòng Nga đã đề nghị mở các hành lang nhân đạo nếu Ukraine hạ
vũ khí tại thành phố cảng chiến lược Mariupol
3. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga phạm tội ác chiến
tranh tại thành phố Mariupol nơi tình trạng giao tranh ác liệt đã lan tới khu vực
trung tâm
4. Ước tính có khoảng 90% các tòa nhà tại Mariupol bị hư hại hay phá hủy.
300.000 người bị mắc kẹt lại chịu cảnh mất điện, thiếu thức ăn và nước uống
5. Trước đó một trường nghệ thuật tại Mariupol, nơi có khoảng 400 người
trú ẩn, đã bị tấn công, hội đồng thành phố nói
6. Vào ngày 20/03, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã có bài phát biểu
qua video trước Quốc hội Israel trong các nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ trên toàn cầu
7. "Chúng tôi muốn sống. Những người láng giềng muốn thấy chúng tôi
chết," ông Volodymr Zelensky nói với các nghị sĩ trong Quốc hội Israel
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIÊP
12:17
David Beckham trao tài khoản Instagram cho BS
Ukraine
Cựu thủ quân tuyển bóng đá̃́ Anh, David
Beckham cho biết ông trao lại quyền kiểm soát tài khoản Instagram cho nữ bác sĩ
Iryna ở Kharkiv, thành phố đang bị quân xâm lược Nga bao vây, bắn phá.
Nhờ đó, tin tức về hoạt động của các y bác sĩ
tại Kharkiv sẽ được đăng tải thường xuyên cho dư luận quốc tế biết.
Năm nay 46 tuổi, David Beckham có 71 triệu
người theo trên Instagram.
David Beckham và BS
Iryna ở Kharkiv
--------------------
11:46
Abramovich 'chi 250 triệu mua doanh nghiệp 13 tỷ
đô'
Điều tra của BBC phát hiện ra những bằng chứng
mới về các phi vụ tham nhũng đã làm nên tài sản của Roman Abramovich.
Ông chủ sở hữu Chelsea đã kiếm được hàng tỷ
USD sau khi mua một công ty dầu khí từ chính phủ Nga trong một cuộc đấu giá
gian lận vào năm 1995.
Ông Abramovich đã trả khoảng 250 triệu USD cho
Sibneft, trước khi bán lại cho chính phủ Nga với giá 13 tỷ đôla Mỹ vào năm
2005.
Các luật sư của Roman nói rằng không có cơ sở
để cáo buộc ông ấy đã tích lũy được của cải rất đáng kể thông qua việc phạm tội.
Tỷ phú người Nga đã thừa nhận trong một phiên
tòa ở Anh rằng ông đã thực hiện các thanh toán tham nhũng để giúp thương vụ
Sibneft thành công.
Năm 2012, ông bị kiện ở London bởi người cộng
sự kinh doanh cũ của mình là Boris Berezovsky.
Ông Abramovich đã thắng kiện, nhưng ông mô tả
trước tòa về cuộc đấu giá Sibneft ban đầu đã được gian lận như thế nào để có lợi
cho ông ta và ông đã đưa cho ông Berezovsky 10 triệu USD như thế nào để trả cho
một quan chức Điện Kremlin.
BBC Panorama đã thu được một tài liệu được cho
là đã bị tuồn ra khỏi Nga.
Tài liệu nói rằng chính phủ Nga đã bị lừa mất
2,7 tỷ đô la trong thương vụ Sibneft - một tuyên bố được hỗ trợ bởi một cuộc điều
tra của Quốc hội Nga năm 1997. Tài liệu cũng nói rằng nhà giới chức trách Nga
muốn buộc tội ông Abramovich về tội gian lận.
"Các nhà điều tra của Cục Tội phạm Kinh tế
đã đi đến kết luận rằng nếu Abramovich có thể bị đưa ra xét xử, ông ta sẽ phải
đối mặt với cáo buộc gian lận... bởi một nhóm tội phạm có tổ chức."
Trong một thương vụ khác, có tin Trung Quốc từng
muốn mua công ty Nga Slavneft nhưng bị loại theo một cách "rất Nga".
Ông Abramovich đã hợp tác với một công ty khác
để mua Slavneft, nhưng một công ty đối thủ của Trung Quốc có kế hoạch đặt giá
cao hơn gần gấp đôi.
Tài liệu cho biết một thành viên của phái đoàn
Trung Quốc đã bị bắt cóc khi họ đến Moscow để đấu giá.
"CNPC, công ty Trung Quốc, một đối thủ cạnh
tranh rất mạnh, đã phải rút khỏi cuộc đấu giá sau khi một trong những đại diện
của họ bị bắt cóc khi đến sân bay Moscow và chỉ được thả sau khi công ty tuyên
bố rút lui."
Vladimir Milov là thứ trưởng năng lượng của
Nga trong quá trình bán Slavneft. Ông không bình luận về câu chuyện bắt cóc,
nhưng ông cho biết các nhân vật chính trị cấp cao đã quyết định rằng công ty của
ông Abramovich sẽ thắng trong cuộc đấu giá..."
Các bạn đọc toàn bài: https://www.bbc.com/vietnamese/world-60820807
Có tin nói Roman
Abramovich đã bay về Nga qua ngả Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
-----------------------
10:10
Chiến tranh Nga-Ukraine 'ảnh hưởng xấu đến kinh tế
VN'
TS Võ Trí Thành nói trên báo Nhân Dân:
"...từ cuối tháng 2 đã nảy sinh áp lực mới.
Đó là xung đột giữa Nga và Ukraine tác động rất tiêu cực với kinh tế thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Tác động ở hai khía cạnh, gồm quan hệ trực tiếp
của Việt Nam với hai quốc gia này với vị thế là đối tác thương mại, đầu tư; bên
cạnh đó, là biến động của kinh tế thế giới ảnh hưởng đến một nền kinh tế có độ
mở cao. Phục hồi kinh tế thế giới từ năm 2022 vốn được dự báo là chững lại, do
cuộc chiến này sẽ còn giảm nữa, trong đó có nhiều đối tác của Việt Nam."
Nói với phóng viên báo Nhân Dân hôm 20/03, ông
Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
cho rằng sau đại dịch Covid, cuộc chiên ở Ukraine làm "quá trình phục hồi
và phát triển của kinh tế Việt Nam trở nên vô cùng thách thức".
---------------------
9:02
Thương xá ở Kyiv vẫn cháy - tám người chết
Tin từ Kyiv cho hay hỏa tiễn Nga bắn vào một
khu thương mại ở Kyiv hôm Chủ Nhật vẫn tiếp tục làm cháy tòa nhà.
Sang thứ Hai, con số người chết tại đây lên
tám người.
Thương xá 10 tầng ở
Kyiv trúng tên lửa Nga
-------------------
8:27
Đồng minh Uzbekistan không còn ủng hộ Nga 100%?
Uzbekistan, nước đồng minh của Nga ở Trung Á
kêu gọi tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến ở Ukraine của Nga.
Đặc biệt hơn, chính phủ Uzbekistan cho hay
cuối tuần qua, rằng họ sẽ không công nhận "hai nước cộng hòa nhân dân ly
khai khỏi Ukraine" do Nga ủng hộ.
Bộ trưởng Ngoại giao Abdulaziz Komilov nói
Uzbekistan công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và yêu cầu "chấm dứt
mọi hoạt động quân sự, xâm lăng" tại nước này.
Kế hoạch của Nga cho tới gần đây là còn
"lập ra một cộng hòa nhân dân" nữa ở Kherson mà quân Nga vừa chiếm
được. Tuy nhiên có vẻ như những ý tưởng đó không được chính các nước đồng minh
của Nga ủng hộ.
Cho đến nay, Belarus, Kazakhstan đều không
công nhận các cộng hòa ly khai ở Donbass.
--------------------------------
7:52
TT Joe Biden thăm Brussels và tới Ba Lan sau đó
Tin từ Hoa Kỳ cũng cho hay Tổng thống Joe
Biden sẽ sang thăm Ba Lan tuần này, sau chuyến thăm tới Brussels, trụ sở khối
Nato, để bàn về tình hình chiến sự ở Ukraine.
Dự kiến ông Biden sẽ tới Brussels ngày 24/03,
và sang Warsaw ngày 25.
Trước chuyến thăm tới châu Âu, hôm 21/03, TT
Biden có lịch điện đàm với TT Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz,
Thủ tướng Ý Mario Draghi, và Thủ tướng Anh Boris Johnson để bàn về tình hình
Ukraine.
Hôm 09/03, hai dàn hệ thống phòng không
Patriot của Hoa Kỳ được lệnh chuyển từ Đức sang phía Đông Ba Lan, tới một sân
bay cách biên giới Ukraine chỉ chừng 50km.
Trước đó, một hỏa tiễn Nga đã bắn vào một
kho quân sự của Ukraine, cách biên giới quốc gia thành viên Nato là Ba Lan chỉ
trên 20 km.
--------------------------
5:23
Ukraine: 300.000 người đang chịu cảnh mất điện, thiếu
thức ăn và nước uống tại Mariupol
VIDEO : Ukraine bác bỏ tối hậu thư của Nga yêu cầu
đầu hàng tại Mariupol
https://www.bbc.com/vietnamese/live/world-60812830
Người dân tại thành phố cảng Mariupol của
Ukraine phải đào những hố chôn tạm thời bên vệ đường cho những người láng giềng
tử vong trong chiến tranh.
Ai nấy đều mong mỗi người sẽ có chốn an nghỉ tử
tế hơn sau khi chiến tranh kết thúc.Họ cho biết quân đội Ukraine khuyên nên tạm
để xác người dưới tầng hầm vì thời tiết lạnh nhưng họ đã lựa chọn tạm chôn người
chết như thế này.
Ước tính có khoảng 90% các tòa nhà tại
Mariupol bị hư hại hay phá hủy.
300.000 người bị mắc kẹt lại chịu cảnh mất điện,
thiếu thức ăn và nước uống sau các đợt ném bom nặng nề từ Nga.
-------------------------
2:33
Ukraine bác bỏ tối hậu thư của Nga yêu cầu đầu hàng
tại Mariupol
Thành phố cảng
Mariupol
Quân đội Nga đã đưa ra tối hậu thư cho phía
Ukraine rằng thời hạn chót để đầu hàng tại thành phố cảng chiến lược Mariupol
là 05:00 giờ Moscow (02:00 GMT) vào hôm nay 21/03.
Phía Nga cam kết đổi lại sẽ đảm bảo 2 hành
lang nhân đạo cho dân thường rời khỏi thành phố.
Ukraine đã bác bỏ tối hậu thư này và Phó Thủ
tướng UkraineUkrainska Pravda tuyên bố không có chuyện đầu hàng.
Trả lời BBC, cố vấn Thống đốc Mariupol nói rằng
những lời hứa của Nga là không đáng tin và họ sẽ chiến đấu đến người lính cuối
cùng.
------------------------------
2:25
Tổng thống Zelensly đánh giá Jerusalem là “nơi
thích hợp” để đàm phán
Tổng thống Zelensly
Israel đang thực thi các nỗ lực làm trung gian
cho cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga, và có thể trở thành địa điểm cho các cuộc
hoà đàm cấp cao trong tương lai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói.
“Thủ tướng Isarel Bennet đang cố gắng tìm cách
tổ chức các cuộc đàm phán,” ông Zelensky nói trong một video gửi đến người dân
Ukraine vào ngày 20/03.
“Chúng tôi biết ơn về những nỗ lực của ông ấy,
vì vậy sớm muộn gì cũng chúng ta sẽ bắt đầu đàm phán với phía Nga, có lẽ là tại
Jerusalem”.
“Đây là một nơi thích hợp để tìm kiếm hoà
bình, nếu có thể,” ông cho biết.
Bình luận của ông Zelensky được đưa ra sau khi
ông có bài phát biểu trước Quốc hội Israel vào ngày 20/03.
------------------------------
1:13
Răn đe bằng vũ khí hạt nhân là gì?
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và NATO trong lúc
cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn, cả hai bên đều nói về các biện pháp răn đe hạt
nhân. Nhưng chúng là gì và tại sao chúng có thể nguy hiểm đến vậy?
VIDEO : Răn đe bằng vũ khí hạt nhân là gì?
https://www.bbc.com/vietnamese/live/world-60812830
-----------------------
0:02
Báo cáo rò rỉ khí amoniac tại nhà máy Sumy
Thủ hiến khu vực, Dmytro Zhyvytskyy. cho biết
đã có rò rỉ khí amoniac tại nhà máy hóa chất ở đông bắc thành phố Sumy, nơi
đang bị vây hãm.
Ông Zhyvytskyy cảnh báo những người trong bán
kính 5 km của nhà máy Sumykhimprom nên rời khỏi khu vực này vì khí này rất nguy
hiểm.
Trên trang Telegram của mình, quan chức này
không cho biết nguyên nhân vụ rò rỉ lúc 04:30 giờ địa phương.
------------------------
23:01 20 tháng 3 2022
‘Chúng tôi sẽ chiến đấu đến người binh sĩ cuối
cùng’
Hình : Mariupol
Các lời hứa nhân đạo của Moscow là không đáng
tin cậy, theo Pyotr Andryushenko, cố vấn của Thống đốc thành phố Mariupol, và
ông cho biết thành phố cảng chiến lược của Ukraine sẽ không hạ vũ khí.
“Chúng tôi sẽ chiến đấu đến người binh sĩ cuối
cùng,” ông Andryushenko nói với BBC.
Ông Andryushenko cũng lặp lại những tuyên bố
chưa được xác nhận được những quan chức khác tại Mariupol đưa ra trong những
ngày gần đây đó là lực lượng quân đội Nga đã sử dụng vũ lực để di tản một số
công dân tại Mariupol đến Nga.
“Khi họ [lực lượng quân đội Nga] nói về các
hành lang nhân đạo, thế thì đã thật sự làm gì? Họ thật sự bắt buộc người dân của
chúng tôi di tản đến Nga,” ông nói.
BBC vẫn chưa thể xác thực những cáo buộc trên.
--------------------------
22:50 20 tháng 3 2022
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nói Bắc Kinh sẽ không gửi
vũ khí đến Nga
Đại sứ Trung Quốc tại
Mỹ Tần Cương
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nói rằng Bắc Kinh sẽ
không gửi vũ khí hay đạn dược để hậu thuẫn Nga trong cuộc chiến tại Ukraine, và
tuyên bố Bắc Kinh “sẽ làm tất cả nhằm giảm leo thang căng thẳng”.
Bình luận của Đại sứ Tần Cương được đưa ra sau
khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc
Kinh sẽ lãnh ‘hậu quả’ nếu cung cấp vũ khí hỗ trợ cho Moscow.
Bắc Kinh cũng bác bỏ những báo cáo trong tuần
rồi là đang để ngỏ khả năng cung cấp trang thiết bị quân sự và tuyên bố đây là
“tin giả”, nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn chần chừ trong việc lên án Nga về
cuộc xâm lược.
Phát biểu với kênh truyền hình CBS, Đại sứ Tần
Cương cho rằng những lời lên án của phương Tây “không giúp ích gì” và “nền ngoại
giao tốt” là cần thiết.
--------------------------
22:39 20 tháng 3 2022
Zelensky: Đàm phán thất bại đồng nghĩa ‘Thế chiến lần
3’
Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky phát biểu trước người dân vào ngày 16/03
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố
ông tin rằng đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine nếu
thất bại sẽ đồng nghĩa ‘Thế chiến lần 3’.
Trả lời CNN vào ngày 20/03, ông Zelensky nói
ông sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, và cho biết
các cuộc đàm phán là cách duy nhất để chấm dứt giao tranh.
“Tôi nghĩ chúng tôi phải sử dụng mọi hình thức,
mọi cơ hội để có khả năng thương lượng,” ông khẳng định.
Tuy nhiên, ông Zelensky cho biết ông bác bỏ bất
kỳ thoả thuận nào theo đó yêu cầu Ukraine phải công nhận nền độc lập tại các
vùng ly khai do Nga hậu thuẫn.
Tổng thống Ukraine nói rằng nếu quốc gia của
ông là một thành viên của Nato thì “cuộc chiến đã không xảy ra”.
“Nếu các thành viên Nato sẵn sàng nhìn nhận
chúng tôi trong liên minh thì hãy làm điều đó ngay lập tức,” ông nói. “Bởi vì
người dân đang chết mỗi ngày”.
----------------------------
11:25 20 tháng 3 2022
Thổ Nhĩ Kỳ nói Ukraine và Nga có tiến triển trong
việc đàm phán
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, người
đang trung gian cho các đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga, nói hai bên đang
tiến gần tới việc đạt thỏa thuận.
Ông Cavusoglu nói với hãng tin AFP rằng
"không dễ gì để đạt được các điều khoản khi mà cuộc chiến vẫn đang diễn
ra, khi mà dân thường vẫn đang bị giết chết", nhưng ông nói thêm rằng
"chúng tôi thấy các bên đang tiến gần tới việc đạt được thỏa thuận".
Ông Cavusoglu đã tới thăm Nga và Ukraine trong
tuần này. Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ gắn bó với cả hai bên.
Ông nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã giữ liên hệ với
các nhóm thương thuyết, nhưng không công bố chi tiết về các cuộc thảo luận, do
Thổ Nhĩ Kỳ "giữ vai trò là một nhà trung gian và dàn xếp đàm phán".
Hai bên đang đàm phán trên sáu điểm then chốt
·
tính trung lập của
Ukraine
·
các đảm bảo về việc giải
giáp và an ninh
·
cái gọi là 'phi Phát xít
hóa' Ukraine
·
xóa bỏ các hạn chế trong
việc sử dụng tiếng Nga tại Ukraine
·
vị thế của vùng Donbass
ly khai
·
vị thế của vùng Crimea bị
Nga sáp nhập hồi 2014
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ
Bảy nói trong video rằng: "Đây là thời điểm để gặp gỡ, thảo luận, thời
gian để nối lại tính toàn vẹn lãnh thổ và sự công bằng cho Ukraine".
----------------
11:19 20 tháng 3 2022
Cuộc xâm lược của Nga là 'khá suy kiệt về tinh thần,
khá bế tắc'
Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine là "khá
suy kiệt tinh thần, khá bế tắc", cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng
Anh Philip Osborn cho biết.
“Chúng tôi đang thấy họ thu gom tài nguyên và
nhân lực từ khắp nước Nga, thậm chí từ Syria, và đó không phải là một dấu hiệu
tốt cho nước được cho là một siêu cường”.
----------------------------------
11:11 20 tháng 3 2022
Hơn 900 dân thường thiệt mạng ở Ukraine, theo LHQ
Văn phòng Nhân quyền của Liên hợp quốc cho biết
ít nhất 902 thường dân đã thiệt mạng ở Ukraine tính đến thứ Bảy ngày 19 tháng
3, sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Liên Hợp Quốc cho biết thêm rằng số người chết
thực sự có thể cao hơn nhiều.
Văn phòng tổng công tố Ukraine cho biết 112 trẻ
em đã bị giết hại.
----------------------------
28:56 20 tháng 3 2022
Ngoại trưởng Vương Nghị nói 'TQ đứng bên lẽ phải của
lịch sử trong cuộc chiến Ukraine'
Trung Quốc đứng bên lẽ phải của lịch sử trong
cuộc khủng hoảng Ukraine - thời gian sẽ chứng minh điều đó, và quan điểm của Bắc
Kinh là phù hợp với nguyện vọng của hầu hết các quốc gia, Ngoại trưởng Vương
Nghị được hãng tin Reuters trích lời, nói.
"Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất
kỳ sự ép buộc hay áp lực nào từ bên ngoài, và phản đối bất kỳ cáo buộc, nghi ngờ
vô căn cứ nào đối với Trung Quốc," ông Vương nói với các phóng viên tối
hôm thứ Bảy.
Tuyên bố của ông Vương được đưa ra sau khi Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu cảnh báo Chủ tịch TQ Tập Cận Bình về
"những hậu quả" nếu Bắc Kinh hỗ trợ về vật chất cho cuộc xâm lược của
Nga đối với Ukraine.
Trong cuộc điện thoại truyền hình, ông Tập nói
với ông Biden rằng cuộc chiến ở Ukraine cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt, và
kêu gọi các nước khối Nato tiến hành đối thoại với Nga. Tuy nhiên, ông không
quy trách nhiệm cho Nga.
Ông Vương nói rằng thông điệp quan trọng nhất
mà ông Tập đưa ra, đó là Trung Quốc luôn là một lực lượng duy trì hòa bình thế
giới.
Tuy thừa nhận chủ quyền quốc gia của Ukraine,
nhưng Bắc Kinh lặp đi lặp lại rằng Nga có những quan ngại chính đáng về an ninh
cần được xử lý, và thúc giục tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.
---------------------------
8:42 20 tháng 3 2022
Ukraine tuyên bố tiêu diệt 15.000 lính Nga
Ukraine tuyên bố tiêu diệt 15.000 lính Nga
Giới chức quân đội Ukraine tuyên bố có gần
15.000 quân Nga đã thiệt mạng kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành cuộc
xâm lược cách đây hơn ba tuần.
Trong một thông tin cập nhật được đăng tải
trên trang Facebook của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, giới chức Ukraine cho biết
14.700 lính Nga đã thiệt mạng trong 25 ngày giao tranh.
Bản cập nhật cũng tuyên bố rằng một lượng lớn
khí tài quân sự của Nga đã bị phá hủy trong cuộc xung đột, bao gồm khoảng 476
xe tăng, hơn 200 máy bay chiến đấu, trực thăng và drone và khoảng 1.487 xe bọc
thép.
BBC không thể xác minh độc lập tuyên bố này, mặc
dù các nguồn tin phương Tây cho rằng Nga đã bị thương vong đáng kể và các quan
chức quốc phòng Mỹ ước tính rằng ít nhất 7.000 lính Nga thiệt mạng, trong đó có
tới 21.000 lính bị thương.
Ukraine nói họ phá
hủy khoảng 476 xe tăng của Nga.
-------------------
7:40 20 tháng 3 2022
Nhà thờ Cửa Bắc tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho hoà
bình ở Ukraine
Sáng nay, Chủ nhật 20/03, nhà thờ Cửa Bắc (Hà
Nội) tổ chức một buổi Thánh lễ đặc biệt để cầu nguyện hoà bình cho nhân dân
Ukraine.
Nơi đây vào sáng chủ nhật hàng tuần thường diễn
ra các buổi Thánh lễ bằng tiếng Anh phục vụ giáo dân nước ngoài sinh sống tại
Hà Nội. Sự kiện được Đại sứ quán Ukraine tại Hà Nội thông báo trên Facebook nhằm
kêu gọi cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội tới ủng hộ hoà bình cho nhân dân
Ukraine.
Thông báo trích dẫn lời của Giáo hoàng Francis
khi nói chuyện với người dân trong Thánh lễ Chúa Nhật ngày 13 tháng 3: "…
Tuần này, thành phố này được đặt theo tên của Mariupol, thành phố đã bị biến
thành thành phố chết trong cuộc chiến tranh khủng khiếp đang tàn phá Ukraine.
Không có lý do chiến lược nào biện minh cho việc giết hại man rợ trẻ em, người
vô tội và những thường dân không có khả năng tự vệ. Tất cả điều cần thiết bây
giờ là phải chấm dứt cuộc xâm lược vũ trang không thể chấp nhận được trước khi
nó biến các thành phố thành nghĩa trang."
Trong buổi lễ, linh mục Alphongsô Phạm Hùng nhắc
lại lời Đức Giáo Hoàng Francis lên án những kẻ gây ra chiến tranh, "Họ
không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân,
nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc
và gian trá của vũ khí, là điều rất xa với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với
dân chúng, những người muốn hoà bình, và trong mọi cuộc xung đột – những người
dân thường – là nạn nhân thực sự, những người phải trả giá cho sự điên cuồng của
chiến tranh trên chính làn da của họ."
Bên cạnh sự tham gia của nhiều giáo dân Việt
Nam và quốc tế, buổi Thánh lễ có một số nhà ngoại giao quốc tế như Đại sứ Anh tại
Việt Nam Gareth Ward cùng phu nhân, nhân viên đại sứ quán Ukraine tại Hà Nội đến
dự.
Nhà thờ Cửa Bắc từng
là nơi cựu Tổng Thống Mỹ George W. Bush cùng phu nhân tới cầu nguyện trong thời
gian thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) vào tháng 11 năm 2006.
---------------------
Page 1 của 2
No comments:
Post a Comment