NATO đưa Patriot vào Ba
Lan và Slovakia, Ukraine dùng Starlink và Dela trong 'cuộc chiến drone'
BBC News Tiếng Việt
21 tháng 3
năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-60822189
Patriot
chống lại được phi cơ và tên lửa đạn đạo
Cuộc
chiến của Nga tại Ukraine sau mấy tuần giao chiến có vẻ như không đem lại kết
quả rõ rệt về lãnh thổ, nhưng khối Nato đã tăng cường bảo vệ biên giới phía
Đông bằng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot.
Hôm 09/03,
hai dàn hệ thống phòng không Patriot của Hoa Kỳ được chuyển từ Đức sang phía
Đông Ba Lan, tới một sân bay cách biên giới Ukraine chỉ chừng 50km.
Trước đó,
một hỏa tiễn Nga đã bắn vào một kho quân sự của Ukraine, cách biên giới quốc
gia thành viên Nato là Ba Lan chỉ trên 20 km.
Vì sao các tướng tá Nga bị
giết liên tiếp ở Ukraine?
Chiến tranh Ukraine: Hai
ông Elon Musk và Phạm Nhật Vượng làm gì?
Hoa Kỳ viện trợ vũ khí ‘lợi
hại’ cho Ukraine, làm Nga ‘e sợ’
Tuần trước
đó, báo chí Romania - nước thành viên Nato - nói họ tìm thấy một drone
"nghi là của Nga" ở nước này, đặt ra câu hỏi liệu Nga vô tình, hay
cố ý "nắn gân" Nato.
Cùng thời
gian, quân Đức và Hà Lan sẽ điều khiển hệ thống Pariot đặt tại sân bay Sliac,
miền Trung Slovakia, để tăng cường bảo vệ "sườn phía Đông" của Nato.
Chính phủ
Slovakia nói việc triển khai Patriot sẽ được thực hiện trong những ngày tới.
Quyết định
này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad của Slovakia họp với
người đồng cấp Hoa Kỳ Llyod Austin hôm 17/03 ở Bratislava.
Hỏa tiễn
Patriot được thiết kế để bắn chặn, bắn hạ hỏa tiễn của đối phương trên không
trung và từng được Mỹ cho triển khai ở Trung Đông.
Năm 2001,
lần đầu Patriot được tung vào trận để hạ các tên lửa Scud của Iraq, sản xuất
theo mẫu Liên Xô, và đã chứng tỏ sự hữu hiệu.
Năm 2018,
Ba Lan tuyên bố bỏ ra 4,75 tỷ USD để mua hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot của
Hoa Kỳ trong quyết định khiến Nga nổi giận.
Dự
kiến TT Biden sẽ tới Ba Lan ngày 25/03/2022 để ủng hộ các đồng minh Nato phía
Đông
Tuy thế, các dàn Patriot vừa được lệnh đem tới
Ba Lan là của Hoa Kỳ, vốn đặt tại phía Tây nước Đức.
Tin từ Hoa Kỳ cũng cho hay Tổng thống Joe
Biden sẽ sang thăm Ba Lan tuần này, sau chuyến thăm tới Brussels, trụ sở khối
Nato, để bàn về tình hình chiến sự ở Ukraine.
Starlink và hệ thống trinh
sát Delta
Các báo Anh (The Times, Daily Mail) giới
thiệu hoạt động rất hiệu quả của các đơn vị điều khiển drone vũ trang mà
Ukraine đang có.
Họ đã thành công trong việc bỏ bom, thả lựu đạn
và phóng hỏa tiễn từ trên không diệt xe tăng, xe bọc thép Nga ở Ukraine những
tuần qua.
Đơn vị Aerorozvidka của quân đội Ukraine dùng
nhiều loại drone, nổi tiếng nhất là Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, một chiếc
mang theo bốn hỏa tiễn thông minh.
Nhưng họ cũng có loại nhỏ hơn, do Ukraine sản
xuất, mang được bom, chất nổ, thậm chí lựu đạn, bay tới và thả xuống xe tăng,
xe thiết giáp, xe vận tải quân sự Nga lúc dừng vào buổi đêm, phá hoại khá nhiều
vũ khí hạng nặng của Nga.
"Chúng tôi đánh đêm khi quân Nga đang ngủ,"
chỉ huy Yaroslav Honchar cho tờ The Times biết từ căn cứ tại Kyiv.
Quân Nga thường tránh bị lạc đường nên dừng xe
ở các làng mạc vào buổi tối, nhưng quân Ukraine dùng hình vệ tinh, dùng thông
tin trinh sát tìm ra các xe cộ quan trọng và tiêu diệt chúng, theo bài báo.
Nhưng thông tin liên lạc của quân đội và
chính phủ Ukraine không thể hiệu quả nếu không có mạng lưới vệ tinh Starlink
của tỷ phú Nam Phi Elon Musk giúp đỡ.
Chỉ trong thứ bảy tuần qua, có thêm 53 vệ
tinh Starlink phát tín hiệu internet được phóng lên từ Cape Canaveral Space
Force Station, Florida, giúp mạng lưới thông tin, do thám của Ukraine mạnh hơn.
Quân đội Ukraine nhờ thế có thể làm chủ bầu
trời về tín hiệu, và các phương tiện chiến tranh điện tử của họ có thể hoạt
động tốt, kể cả khi một khu vực dân cư bị mất điện, mất tín hiệu Internet
bình thường.
Drone loại
Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đang được Ukraine dùng để diệt xe tăng,
các kho đạn và bộ chỉ huy quân sự của Nga
Ngoài ra, người Ukraine cũng dùng cả các drone
PD-1 mang theo phương tiện định vị và do thám bằng tia hồng ngoại để theo dõi
quân Nga di chuyển.
Các drone của Ukraine dùng thông tin từ hệ thống
Delta vốn được phát triển nhờ cố vấn Phương Tây những năm qua.
Delta tổng hợp số liệu bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh,
video từ drone, thông tin tình báo do người cung cấp để tạo ra "hình ảnh
như thực" của kẻ thù trên địa hình, kể cả khi đối phương di chuyển.
Các báo Anh nói Delta được thử lần đầu trong
cuộc tập trận Sea Breeze ở Hắc Hải năm 2021 do Hoa Kỳ tổ chức cùng Ukraine
và 30 nước khác.
------------------
Xem
thêm:
Chiến tranh Ukraine: Tổng
thống Nga Putin đang suy tính gì?
Putin nêu yêu cầu về
Ukraine trong điện đàm với TT Thổ Nhĩ Kỳ
Tại sao Putin chưa chiếm
được Ukraine?
----------------------------------------
CÁC TIN KHÁC
Người thoát chết sau thảm
sát Holocaust lại bỏ mạng vì Nga pháo kích ở Kharkiv
một giờ trước
Tin liên quan
·
Hoa Kỳ viện trợ vũ khí ‘lợi
hại’ cho Ukraine, làm Nga ‘e sợ’
·
Putin nêu yêu cầu về
Ukraine trong điện đàm với TT Thổ Nhĩ Kỳ
Chính phủ Anh sẽ quyết định
hiến tặng tiền bán CLB Chelsea vào đâu
Chính phủ Anh sẽ quyết định tiền bán CLB
Chelsea được hiến tặng vào đâu, trong khi BBC điều tra ra tỷ phú Nga từng mua
gian lận, chi 250 triệu cho tài sản 13 tỷ USD.
21 tháng 3 năm 2022
Triển lãm nghề nail Việt ở
Amsterdam và 'tri ân' 39 người chết ở Anh
Một nghệ sĩ và là nhà khoa học xã hội người Hà
Lan tổ chức triển lãm nghề làm móng tay của người Việt ở Tây Âu và để 'tri ân'
39 người Việt tử nạn khi di cư vào Anh năm 2019.
21 tháng 3 năm 2022
Phi cơ Trung Quốc gặp nạn ở
Quảng Tây với 132 người trên khoang
Chiếc Boeing 7370-800 lao xuống vùng đồi núi ở
miền nam Trung Quốc với 132 người trên khoang, hiện người ta e là không còn ai
sống sót.
21 tháng 3 năm 2022
'Trung Quốc đã quân sự hóa
hoàn toàn một số đảo nhân tạo trên Biển Đông'
Trả lời AP, Đô đốc John C. Aquilino cho rằng bất
kỳ máy bay quân sự và dân dụng nào bay qua vùng lãnh hải tranh chấp đều nằm
trong tầm ngắm đối với hệ thống tên lửa của Trung Quốc.
21 tháng 3 năm 2022
Ukraine: 300.000 người
bị mất điện, thiếu thức ăn và nước uống tại Mariupol
Phó Thủ tướng Ukraine Pravda tuyên bố không có
chuyện đầu hàng Nga tại thành phố cảng chiến lược Mariupol trong bối cảnh hàng
trăm ngàn người đang phải chịu điều kiện sống hết sức khó khăn như thiếu thức
ăn, nước uống và bị mất điện sau các đợt ném bom dữ dội từ Nga.
21 tháng 3 2022
Quốc tế nói Việt Nam vẫn
'đàn áp' tôn giáo ở Tây Nguyên
Dù được Bộ Ngoại giao Mỹ loại khỏi danh sách
đen tôn giáo (CPC) từ năm 2006, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ 15 năm liên tiếp
vẫn coi VN là một quốc gia cần được quan tâm đặc biệt.
21 tháng 3 năm 2022
Phố đi bộ Hồ Gươm tấp nập
trở lại sau một năm đóng cửa vì Covid
20 tháng 3 năm 2022
Chiến tranh Ukraine: Tổng
thống Nga Putin đang suy tính gì?
20 tháng 3 năm 2022
Video,Kharkiv, nơi quân
Ukraine bảo vệ chiến tuyến
19 tháng 3 năm 2022
No comments:
Post a Comment