Lê
Tây Sơn - Saigon Nhỏ
5 tháng 3, 2022
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/GettyImages-1237368123-1024x683.jpg
Bộ
trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (trái) – một cận thần trung thành của Putin (ảnh:
Mikhail Metzel\TASS via Getty Images)
Tổng thống
Nga Vladimir Putin có mất trí không khi ông ta liều
lĩnh đặt thế giới trên bờ vực hạt nhân trong một cuộc chiến được xem là phi
lý, phi nhân? Cuộc xâm lược của Nga cũng không có đường lùi, vì lùi là tự sát
chính trị và làm phá sản “học thuyết phục hồi Liên Xô” của Putin.’
Tái thiết đế chế
Không thể
tránh khỏi, ngay cả khi quân đội Nga lật đổ chính phủ dân cử của Ukraine, thay
bằng một con rối của Nga và chiếm đóng nước này, Kremlin vẫn phải đối mặt với một
cuộc nổi dậy đẫm máu và những hậu quả kinh tế nặng nề do các lệnh trừng phạt và
tẩy chay. Điều Putin sợ nhất là phong trào “suy tôn lãnh tụ” do ông ta tự tay
xây dụng nhiều năm sẽ đứng lên lật đổ ông ta, nếu cuộc xâm lược Ukraine thất bại.
Vì vậy ông ta có thể đang cùng quẫn đến mất trí! Nhưng những người theo dõi
tình hình Nga nhiều năm không tin Putin bị mất trí, mà ông ta chỉ tính toán sai
dựa trên những thông tin tình báo không giống với thực tế.
Nhà văn
Gabriel Garcia Marquez từng cảnh báo “Bắt đầu chiến tranh thì dễ nhưng kết thúc
sẽ khó”. Putin không quên điều này. Là một sinh viên lịch sử, ông ta có thể giải
thích sai quá khứ nước Nga nhưng không mất trí. Theo nhận thức của Putin thì
chính nỗi nhục của nước Nga bị phương Tây lấn lướt đã thúc đẩy ông ta tìm cách
viết lại lịch sử, bằng cả phát động chiến tranh. Động lực đó ít bị thôi thúc bởi
“cái tôi quá lớn” mà từ mối quan tâm thực tế về “mối đe dọa có thật” mà Putin
tin rằng sẽ tiêu diệt ông ta nếu không kiểm soát được nó.
Putin
không thể duy trì quyền lực, cũng như sự giàu có (được cho là bất minh), trong
một nhà nước Nga dân chủ pháp quyền. Trước khi tạm rời nhiệm kỳ tổng thống vào
năm 2008, chuyển giao chức vụ cho người kế thừa tạm Dmitry Medvedev, nhà lãnh đạo
Nga đã nói rõ ý định của mình. Năm 2005, Putin tuyên bố trong bài phát biểu thường
niên trước Duma (Quốc hội Nga): “Sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị
lớn nhất thế kỷ” và là “Bệnh dịch nuôi dưỡng các phong trào ly khai tràn sang
chính nước Nga!”. Những bình luận vào Tháng Mười Hai 2021 của Putin về “sự sụp
đổ lịch sử của Liên Xô” là sự tiếp nối tự nhiên của tuyên bố Tháng Ba 2018 khi
ông ta nói với các phóng viên “sẽ đảo ngược sự sụp đổ này, nếu có thể”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/GettyImages-1238847730-1024x683.jpg
(Trái
sang): Thứ trưởng Quốc phòng thứ nhất Ruslan Tsalikov, Bộ trưởng Quốc phòng
Sergei Shoigu, và Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov trong một cuộc họp
video với Putin ngày 1 Tháng Ba 2022 (ảnh: Vadim Savitsky\TASS via Getty
Images)
Chơi theo “playbook” KGB
Putin là một
sĩ quan tình báo KGB được đào tạo và luôn bị ám ảnh bởi khả năng kiểm soát người
khác, bắt người khác làm theo ý mình. Là một sĩ quan tình báo lõi đời, Putin
luôn cố gắng thiết lập quyền lực đối với mọi người và mọi thứ. Có rất nhiều
“sân chơi” để thực hiện tham vọng này, từ các bài phát biểu rực lửa không hề giấu
diếm sự thâm độc, đến thủ đoạn duy trì sự phục tùng tuyệt đối của các quan chức
cấp cao nhất và gieo vào đầu người dân về “một nước Nga có sức mạnh quân sự áp
đảo chưa tiết lộ hết”.
Putin luôn
nhồi sọ người dân Nga về một nước Nga kiêu hãnh đang bị phương Tây dồn vào chân
tường. Đối với ông ta, hành động tự vệ hiệu quả nhất là “tấn công phủ đầu” để đẩy
lùi mối đe dọa quân sự tiềm tàng. Triết lý của Putin là “Không bỏ sót cơ hội
nào và làm mọi cách để buộc kẻ thù phản ứng theo cách mình muốn”. Nhưng tất cả
những điều đó phụ thuộc vào một bộ óc minh mẫn và thông minh. Dĩ nhiên, kế hoạch
nào cũng có các lỗ hổng tiềm ẩn nằm ngoài dự đoán.
Mặc dù còn
quá sớm để đánh giá tình hình ở Ukraine, nhiều nhà phân tích quân sự đồng ý cuộc
chiến của Putin đã không diễn ra theo cách ông ta mong đợi. Không ai có thể đọc
được suy nghĩ của Putin, nhưng Putin là ông vua của một “triều đình” gồm những
cận thần rất sợ cung cấp những tin tức mà ông ta không muốn xem. Đa số họ xuất
thân từ các cơ quan tình báo của Nga, chủ yếu là KGB, những cựu điệp viên được
Putin tin tưởng về khả năng thao túng và kiểm soát. Đây cũng chính là những kẻ
say sưa cướp đoạt tài nguyên của đất nước và làm giàu nhờ lòng trung thành.
Các cuộc họp
hội đồng an ninh quốc gia của Putin hầu như đều diễn ra theo kịch bản dựng sẵn.
Các cơ quan hành pháp, tình báo, an ninh và quốc phòng đều phản ánh “định hướng
và tầm nhìn” của lãnh đạo. Hoang tưởng về sự an toàn, tự cô lập để tránh rủi
ro, và khả năng phản ứng nhanh nhẹn của Putin đã buộc những người thân tín phải
mô tả đúng những gì ông ta muốn về thế giới bên ngoài. Dù Bộ trưởng Quốc phòng
Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov minh bạch đến
đâu về tinh thần chiến đấu, thương vong và hậu cần của các lực lượng xâm lược
Nga thì những thiệt hại của Nga theo chính họ công bố vẫn đến nhanh hơn nhiều lần
so với những thiệt hại mà Mỹ phải gánh chịu trong hơn 20 năm ở Afghanistan,
Iraq và Syria.
Đại đế và đám cận thần
Tại cuộc họp
hội đồng an ninh mới nhất người ta thấy có mặt Đô đốc Igor Olegovich Kostyukov,
Giám đốc Cơ quan Tình báo Nga (GRU), người rất ít nghe nói đến, theo đường lối
cứng rắn, có chung tầm nhìn với Putin và chịu trách nhiệm về Đơn vị 29155
chuyên ám sát, phá hoại và hỗ trợ các cuộc nổi dậy ở nước ngoài. Nhưng khi chiến
lược của Nga trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến không đúng với đánh giá của
GRU là quân đội Nga sẽ dễ dàng càn quét khắp Ukraine, uy tín của Kostyukov có vẻ
đang suy giảm.
Cảnh Giám
đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin và Giám đốc Cơ quan
An ninh Liên bang (FSB) Alexander Bortnikov thu mình lại và lóng ngóng nghe Putin
nói trên màn hình, cho thấy có thể họ không bao giờ dám nói thật với Putin về sức
kháng cự của quân đội Ukraine và phản ứng của các nền dân chủ tự do mạnh nhất
thế giới. Khi cả thế giới đang nín thở theo dõi, Putin đã đánh tan các giả định
từ lâu là đang có tranh giành quyền lực trong nội bộ Nga.
Trò chơi kết
thúc thế nào vẫn là những câu hỏi bí ẩn. Nhưng có vẻ ông ta đang tuyệt vọng khi
không thể đạt được chiến thắng quân sự nhanh. Chính vì lo ngại cuộc chiến kéo
dài dẫn đến bất ổn trên sân nhà, Putin có thể áp dụng các chiến thuật tàn bạo
đã thấy trong cuộc chiến Syria bằng cách san bằng các trung tâm đô thị, sử dụng
vũ khí nhiệt áp và bom chùm sau khi mở hành lang di tản dân thường.
Nguồn tin
tình báo quí giá mà Mỹ và các đồng minh có được về suy nghĩ của Điện Kremlin đã
bị gián đoạn cách đây 5 năm khi một nhân viên CIA có quyền tiếp cận Putin bị lộ.
Để lấp lỗ hổng này, Giám đốc CIA William Burns cam kết tái thiết cơ quan từ hoạt
động chống khủng bố sang thu thập thông tin tình báo truyền thống chống lại các
đối thủ chiến lược mà ưu tiên là Trung Quốc, Nga. CIA đang nỗ lực hết mình sau
20 năm không đầu tư vào hoạt động gián điệp truyền thống ở nước ngoài trong các
môi trường khắc nghiệt hơn. Muốn có được một điệp viên giá trị trong lòng địch
cần rất nhiều thời gian. Để nhận biết được mức độ liều lĩnh của Putin đòi hỏi
phải có thông tin tình báo từ những người có khả năng tiếp cận với ông ta.
No comments:
Post a Comment