Nước
Nga bị trừng phạt đang đứng trước bờ vực vỡ nợ lịch sử
16/03/2022
https://gdb.voanews.com/89f6f455-5902-4f28-be77-0a991f674300_cx0_cy7_cw0_w650_r1_s.jpg
Người
Nga xếp hàng dài để rút tiền khỏi ngân hàng khi chiến tranh nổ ra.
Chi phí
kinh tế của cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã bị phơi bày hôm 16/3 khi quốc
gia bị trừng phạt này đang đứng trước bờ vực của vụ vỡ nợ quốc tế đầu tiên kể từ
cuộc cách mạng Bolshevik.
Moscow đến
hạn phải trả 117 triệu đô la tiền lãi cho hai trái phiếu chính phủ bằng đồng đô
la mà họ đã bán vào năm 2013. Nhưng những hạn chế mà nước này hiện phải đối mặt
trong việc thanh toán và việc Điện Kremlin đánh tiếng rằng họ có thể trả bằng đồng
rúp – dù sao cũng gây ra vỡ nợ – đã làm cho ngay cả những nhà đầu tư kỳ cựu
cũng phải đoán xem điều gì có thể xảy ra.
Một trong
số họ mô tả đây là khoản thanh toán nợ chính phủ được nhiều người theo dõi chặt
chẽ nhất kể từ khi Hy Lạp vỡ nợ vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng khu vực đồng
euro. Những nhà đầu tư kỳ cựu khác cho biết thời gian ân hạn cho phép Nga thêm
30 ngày để thanh toán có thể kéo dài thêm câu chuyện.
"Có một
thời gian ân hạn, vì vậy chúng tôi sẽ không thực sự biết liệu đây có phải là một
khoản vỡ nợ hay không cho đến ngày 15/4", Giám đốc danh mục đầu tư thị trường
mới nổi của Pictet, Guido Chamorro, nói khi đề cập đến tình huống nếu không có
thanh toán nào được thực hiện. "Bất cứ điều gì có thể xảy ra trong thời
gian gian ân hạn".
Vào giữa
ngày 16/3 ở London, các chủ nợ vẫn đang chờ xem liệu tiền có đến không. Một
trái chủ giấu tên cho biết rằng vẫn chưa có xác nhận về khoản thanh toán và vẫn
chưa rõ liệu nó có đến hay không.
Trong khi
đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng Moscow đã thực hiện khoản
thanh toán và khoản này đã đến ngân hàng tương ứng của Mỹ, và giờ đây tùy thuộc
vào Washington để làm rõ xem liệu việc xử lý như vậy có thể được hay không.
Không ai
có thể tưởng tượng được chuyện chính phủ Nga bị vỡ nợ cho đến khi Tổng thống
Nga Vladimir Putin phát động cái gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt"
ở Ukraine từ cuối tháng 2.
Nga có gần
650 tỷ đô la dự trữ bằng vàng và ngoại tệ, được S&P Global, Moody's và
Fitch xếp hạng tín nhiệm ở mức “đầu tư”, và Nga thu về hàng trăm triệu đô la mỗi
ngày từ việc bán dầu và khí đốt của mình với giá cao ngất ngưởng.
Sau đó, xe
tăng của Nga lăn bánh vào Ukraine, và Hoa Kỳ, châu Âu và các đồng minh phương
Tây của họ đáp trả bằng các lệnh trừng phạt chưa từng có, khiến 2/3 lượng dự trữ của Nga bị
đóng băng ở nước ngoài.
Đồng thời,
nó đã khiến Nga trở thành một quốc gia thực sự khốn cùng, bị tê liệt bởi các lệnh
trừng phạt và chứng kiến hàng trăm công ty lớn nhất thế giới rời bỏ đất nước
này sau khi nhận thấy rằng sự hiện diện của họ ở đó không còn khả thi.
(Reuters)
No comments:
Post a Comment