Người
hiền – Đại tá Phạm Quế Dương / Phần 3
03/03/2022
https://baotiengdan.com/2022/03/03/nguoi-hien-dai-ta-pham-que-duong-phan-3/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/Tr-1024x768.jpg
Bà Đỗ Thị Cư, người bạn đời của Người Hiền –
Đại tá Phạm Quế Dương. Ảnh: FB tác giả
3. MƯỜI CHÍN THÁNG TÙ VÌ THỰC HIỆN QUYỀN CÔNG
DÂN ĐƯỢC HIẾN PHÁP 1992 BẢO ĐẢM Ở ĐIỀU 69
Ngày
22.12.2002, Đại tá Phạm Quế Dương đưa người bạn đời, đại tá phu nhân Đỗ Thị Cư
đi chơi cho biết Sài Gòn. Sau khi thăm viếng bà con ruột thịt sống ở Sài Gòn,
thăm chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, đi dạo đường Nguyễn Huệ, ngày 27.12.2002 vợ
chồng Đại tá Phạm Quế Dương đến nhà 296 Nguyễn Trãi, quận 5 thăm vợ chồng nhà
Hán Nôm học Trần Khuê.
Trong khi
hai bà vợ lúi húi làm bữa cơm gặp mặt thì hai ông chồng lại đau đáu với những nỗi
đau của dân, những vấn nạn của nước. Nhắc đến công việc của hội Nhân Dân Ủng Hộ
Đảng Và Nhà Nước Chống Tham Nhũng (NDUHĐ&NNCTN), hội phó thứ hai, thường trực
phía Nam Trần Khuê đưa cho hội phó thứ nhất, thường trực phía Bắc Phạm Quế
Dương tờ giấy ghi tên 16 người phía Nam xin tham gia hội NDUHĐ&NNCTN. Phạm
Quế Dương liền cất tờ giấy vào chiếc túi xách mà đi đâu vợ ông cũng đeo bên người.
Chiều
28.12.2002, vợ chồng đại tá Phạm Quế Dương ra ga xe lửa Hoà Hưng trở về Hà Nội.
Hai vợ chồng già vừa bước vào sảnh nhà ga, một đám hơn hai mươi người vừa mặc đổ
dân sự, vừa mặc sắc phục công an như cơn lốc đột ngột ào đến. Người mặc đồ dân
sự tự xưng là cán bộ quản lí thị trường đòi kiểm tra hành lí. Hai người già chỉ
có túi quần áo nhỏ gọn như mọi người đi xa, có hàng hoá gì đâu mà công an phải
đùng đùng bủa vây và quản lí thị trường phải xăm xoi nhòm ngó vậy? Hai vợ chồng
già thì việc gì phải huy động lực lượng đông đảo và dữ dằn vậy?
Là cán bộ
dân sự dù với dân buôn lậu đã nhẵn mặt, cán bộ quản lí thị trường vẫn thể hiện
cách xử sự con người với con người, công dân với công dân, nhã nhặn, từ tốn,
theo luật pháp. Còn với đám công cụ công an, mật vụ bị nhồi sọ, đầu độc bởi lí
luận đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, chỉ biết có đảng, không biết đến
đảng đó phản nước hại dân như thế nào, không biết đến quyền con người, quyền
làm chủ đất nước của người dân. Bị nhồi sọ, đầu độc mớ lí luận sắt máu chuyên
chính vô sản làm cho tính người nếu không mất hết cũng chẳng còn được bao
nhiêu.
Chỉ biết
có đảng, không còn tính người, lại có súng ngắn lận lưng, có còng số 8 trong
túi, có sức mạnh bạo lực nhà nước trong tay, đám công cụ tự coi luật pháp là họ,
họ là luật pháp. Trước mặt họ đều là thế lực thù địch, đều phải ứng xử bằng sức
mạnh bạo lực trấn áp, tiêu diệt. Thấy đám người trẻ to khoẻ bặm trợn xô đến vây
cứng quanh mình, Đại tá Dương biết ngay là đám mật vụ núp dưới danh nghĩa quản
lí thị trường kiếm cớ gây sự.
Chúng đã
kiếm được cớ: Tờ giấy ghi tên 16 người phía Nam tự nguyện tham gia hội
NDUHĐ&NNCTN trong túi xách của vợ đại tá Dương. Chỉ liếc qua tờ giấy, vẻ mặt
chúng đã giãn ra thoả mãn như con thú đã vồ được con mồi. Lập tức vợ chồng đại
tá Phạm Quế Dương bị coi như tội phạm. Chúng áp giải vợ chồng đại tá Dương về
công an phường 9, quận 3, rồi về nhà giam công an thành phố Sài Gòn, số 4 Phan
Đăng Lưu, Phú Nhuận. Hai vợ chồng già bị giam hai buồng riêng biệt.
Người đàn
bà ngoài sáu mươi tuổi phải lột cả quần lót cho cô công an ở tuổi con cháu lạnh
lùng, thô bạo khám xét, xấc láo tra hỏi, vợ đại tá Phạm Quế Dương bị cú sốc quá
mạnh, quá ê chề, phải nhớ đời và thấy đám công an làm trò đó chỉ để xúc phạm
nhân phẩm, hạ nhục con người chứ hoàn toàn không phải tìm tài liệu, tang chứng
của tổ chức chính trị chống đối. Chỉ kẻ không còn tính người và ở thời mông muội
mới hành xử như vậy.
Vợ chồng đại
tá Phạm Quế Dương bị dẫn giải ra Hà Nội. Sau 11 ngày bị giam giữ, vợ đại tá
Dương được trả tự do còn đại tá Phạm Quế Dương bị truy tố theo điều 258 bộ luật
hình sự 1999, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Đây không
phải lần đầu đại tá Phạm Quế Dương bị nhà nước cộng sản khởi tố hình sự. Trước
đại hội 5 đảng cộng sản, năm 1982, Đại tá Phạm Quế Dương đã bị khởi tố trong vụ
án hình sự về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam vì trong những bài viết và trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài, Đại tá Phạm
Quế Dương đều chỉ ra điều 4 hiến pháp bảo đảm cho đảng cộng sản đương nhiên
lãnh đạo nhà nước và xã hội không những tước đoạt quyền làm chủ đất nước của
người dân mà còn đặt đảng cộng sản ở ngoài và ở trên hiến pháp và pháp luật. Đại
tá Dương đòi phải bỏ điều 4 hiến pháp, phải có luật về đảng, đời sống chính trị
đất nước mới thực sự lành mạnh. Đại tá Phạm Quế Dương bị khởi tố trước đại hội
đảng. Đại hội đảng qua đi, liền đình chỉ khởi tố.
Trước nhiều
kì đại hội đảng, pháp luật nhà nước và kỉ luật đảng nhiều lần được sử dụng quấy
nhiễu, xúc phạm Đại tá Phạm Quế Dương.
Trước đại
hội 6, năm 1986, Đại tá Phạm Quế Dương bị tước tư cách đại biểu đảng bộ bộ Quốc
phòng tham dự đại hội đảng toàn quân. Trước đại hội 7, năm 1991, Đại tá Phạm Quế
Dương bị khởi tố vụ án. Sau đại hội lại đình chỉ khởi tố. Trước đại hội 8, năm
1996, Đại tá Phạm Quế Dương bị triệu tập, bị khám nhà.
Những lần
đó nhà nước cộng sản chỉ cần vô hiệu tư cách công dân, tư cách cộng sản của Đại
tá Phạm Quế Dương để màn diễn đại hội đảng của họ được tưng bừng, rực rỡ đúng kịch
bản. Lần này là hội NDUHĐ&NNCTN chứ không phải đại hội đảng. Đại hội đảng
chỉ vài ngày là xong. Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng được thành lập sẽ là nỗi đe
doạ ngày càng lớn với nhà nước tham nhũng. Phải loại bỏ mối đe doạ đó khi mới
là mầm mống.
Ngày 14.7.2004,
nhà nước cộng sản đưa Đại tá Phạm Quế Dương ra xử ở toà án thành phố Hà Nội. Xử
chứ không phải xét xử. Không cho bị cáo và luật sư tranh tụng mọi khía cạnh
pháp lí của cáo trạng, toà chỉ làm thủ tục công bố bản án đã có sẵn trong túi
quan toà, tống đại tá Phạm Quế Dương vào tù nhằm bóp chết hội NDUHĐ&NNCTN.
Giấu bàn
tay tội ác giết chết từ mần mống một tổ chức xã hội dân sự công khai, hợp pháp,
toà án nhà nước cộng sản vu cho đại tá Phạm Quế Dương tội 258 không liên quan
gì đến hội NDUHĐ&NNCTN. Tờ giấy viết tay ghi tên 16 người dân tham gia hội
NDUHĐ&NNCTN là tang chứng duy nhất để công an bắt giam vợ chồng đại tá Phạm
Quế Dương, khi ra toà, tang chứng lại là “Đội 3B quản lí thị trường phối hợp với
công an phường 9 quận 3 kiểm tra hành lí của khách đi tàu là Phạm Quế Dương
phát hiện trong hành lí thấy một số tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối chủ
trương chính sách của đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Khám nhà Đại
tá Phạm Quế Dương, công an thu nhiều bài viết của Đại tá. Những bài như: Tôi Tự
Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội Để Làm Gì… bị vu tội lên án đảng và nhà nước bóp nghẹt
tự do dân chủ, vi phạm nhân quyền. Những bài viết của Đại tá như bài Gót Ngựa
Triệu Đà Còn Đau Đến Hôm Nay… viết về nỗi đau của lịch sử, của người dân Việt Nam
do đất đai hương hoả của cha ông để lại ở biên giới phía Bắc bị nhà nước cộng sản
Việt Nam cắt dâng cho Tàu cộng trong Hiệp định phân định biên giới với Tàu cộng
năm 1999, thì bị vu tội “gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước ta”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/K-1024x768.jpg
Nhà Hán Nôm học Trần Khuê, Phó Chủ tịch hội
Nhân Dân Ủng Hộ Đảng Và Nhà Nước Chống Tham Nhũng. Nguồn: Phạm Đình Trọng
Những bài
viết bộc lộ chính kiến, những hoạt động bộc lộ ý chí, nguyện vọng của người dân
về sự hưng vong của đất nước đều là trách nhiệm công dân, đều là quyền công dân
được ghi trong Hiến pháp, quyền tư do ngôn luận của con người được Hiến pháp bảo
đảm. Nhưng với những điều luật 79, 88, 258 trong bộ luật hình sự 1999 vừa mơ hồ,
vừa có biên độ rộng vô cùng tận, tạo cho bộ máy công cụ bạo lực của nhà nước cộng
sản, công an, viện kiểm sát, toà án muốn buộc tội người dân lương thiện nào
cũng được, muốn buộc tội gì cũng được.
Quyền tự
do ngôn luận của công dân, Đại tá Phạm Quế Dương đã bị toà án nhà nước cộng sản
Việt Nam tuyên mười chín tháng tù trong phiên toà ngày 14.7.2004, đúng ngày 215
năm trước người dân Pháp phá nhà ngục Bastille, đánh sập nền chuyên chế độc tài
Bourbon. Đúng ngày người dân Pháp làm cách mạng tư sản dân quyền Tự do – Bình đẳng
– Bác ái, mở ra kỉ nguyên dân chủ văn minh! Thế giới đã phá bỏ nhà ngục giam cầm
quyền tự do ngôn luận của người dân từ thế kỉ 18. Đến thế kỉ 21, nhà nước cộng
sản Việt Nam vẫn mải miết, kiên trì xây những nhà ngục Bastille trong những điều
luật hình sự 79, 88. 258, bỏ tù quyền tự do ngôn luận của người dân.
.
.
NGƯỜI
HIỀN - ĐẠI TÁ PHẠM QUẾ DƯƠNG
11. 03.
1931 - 21. 02. 2022
PHẦN 3
https://www.facebook.com/kesiviet/posts/1832914593576579
.
NGƯỜI
HIỀN - ĐẠI TÁ PHẠM QUẾ DƯƠNG
11. 03.
1931 - 21. 02. 2022
PHẦN 2…
https://www.facebook.com/kesiviet/posts/1829963650538340
.
NGƯỜI
HIỀN - ĐẠI TÁ PHẠM QUẾ DƯƠNG
11.03.1931
– 21.02.2022
https://www.facebook.com/kesiviet/posts/1828698910664814
No comments:
Post a Comment