Năm
sai lầm chết người từ phiếu trắng của VN ở LHQ
08/03/2022
https://gdb.voanews.com/01bd0000-0aff-0242-ca8a-08d9fc6e74de_w650_r1_s.png
Đại sứ Đặng Hoàng
Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu
trong phiên họp đặc biệt về Ukraine vào ngày 1/3/2022.
Đối với những vị này, có lẽ phải chờ đến khi “tiếng
súng lại vang trên bầu trời biên giới / giục toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới”
(Lời bài hát tháng 2/1979) thì họ mới tỉnh ngộ chăng?
Tổng thống Putin sẽ là kẻ độc tài khó đoán định
nhất. Ông đe, nước nào can thiệp chống lại “chiến dịch quân sự” của Nga thì sẽ
phải nhận sự trừng phạt khủng khiếp nhất mà họ chưa từng thấy, tức “ăn đòn” hạt
nhân. Putin ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân đặt trong tình trạng báo động.
Cuộc chiến “man rợ và bừa bãi” ấy (từ của Thủ tướng Anh) đang bị chính phủ và
nhân dân nhiều nước trên thế giới lên án mạnh mẽ. Ngay tại Nga, nhiều người dân
đã liên tục xuống đường biểu tình phản đối. Trong bối cảnh ấy, chính quyền Việt
Nam (VN) chọn lá phiếu trắng để tỏ ra trung lập trong cuộc xung đột này thì
cũng thật khủng khiếp.
Dưới đây là những sai lầm trước mắt mà lá phiếu
trắng ấy sẽ “đeo vào cổ” chính quyền Hà Nội, chưa bàn về lâu dài, các sai lầm ấy
sẽ sinh ra hệ lụy còn nặng nề hơn:
Sai lầm đầu tiên là lá phiếu
ấy của Việt Nam chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng
Phạm Minh Chính với Tổng thống Joe Biden tại Washington trong hai ngày cuối
tháng Ba tới đây.
Lập trường của Mỹ và phương Tây đối với cuộc
xâm lược của Putin đối với Ukraina rõ như ban ngày. Nhiều nguyên thủ trong thế
giới tự do, trong đó có cả Mỹ, đã kêu gọi nay là lúc các quốc gia phải bày tỏ lập
trường dứt khoát, không thể đánh đồng kẻ xâm lược với nạn nhân bị xâm lược.
Cũng như năm ngoái, trước khi tiếp Phó TT Kamala Harris tại Hà Nội, Phạm Minh
Chính buộc phải chịu “xuống nước” tiếp sứ thần Trung Cộng trước giờ máy bay của
quốc khách đáp xuống phi trường Nội Bài, để làm an lòng Trung Quốc. Thì lần này
cũng thế, ngoài khuôn khổ Mỹ – ASEAN, Hà Nội có được thỏa thuận từ Washington,
Việt – Mỹ sẽ có tiếp xúc riêng.
Nhưng cuộc tiếp xúc lần này sẽ khác với cuộc
“bắt tay” chớp nhoáng tối 1/11/2021 tại COP-26. Việt Nam có hẳn một chương
trình nghị sự để thúc đẩy “Kế hoạch hành động toàn diện” mà Phó TT Harris công
bố tháng 8 năm ngoái tại Hà Nội. Để kế hoạch toàn diện ấy không bị lãng quên,
cuộc gặp tới đây với Tổng thống Biden sẽ là rất quan trọng đối với VN. Nhưng với
lá phiếu trắng mà VN chọn ở Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa rồi, không dám lên án
Putin, lại bỏ phiếu đúng theo cách của Bắc Kinh, thì chỉ cần phía Mỹ áp dụng
nguyên tắc “có đi có lại mới toại lòng nhau” là có thể phần nào hình dung được
kết quả cuộc “semi-summit” Chính – Biden, nếu như Mỹ vẫn còn giữ cam kết trước
khi có cuộc bỏ phiếu ở LHQ.
Sai lầm thứ hai là cho dù
Việt Nam bỏ phiếu trắng, thậm chí bỏ phiếu chống đi chăng nữa, thì Nghị quyết
do 140 nước bỏ phiếu thuận, vẫn còn nguyên đó, trong moi ý nghĩa.
Vậy thì lá phiếu trắng của Việt Nam chẳng thể ảnh
hưởng gì đến sự đoàn kết quốc tế đối với cuộc kháng chiến kiên cường của người
dân Ukraine chống Putin xâm lược. Điều đáng hổ thẹn cho nền ngoại giao VN là đã
tự mình chọn đứng về phe phản tiến bộ, do Bắc Kinh cầm đầu. Vô hình chung, VN
có lỗi với nhân dân Ukraine đang tiến hành một cuộc chiến không cân sức nhưng đầy
dũng khí của “chủ nghĩa anh hùng” (thuật ngữ VN rất thích dùng trong các cuộc
kháng chiến trước đây). Và không chỉ mang tội với phụ nữ và trẻ em Ukraine, mà
còn đi ngược lại dư luận tiến bộ của nhân dân thế giới lên án cuộc xâm lược đe
dọa không chỉ độc lập chủ quyền của Ukraine, mà còn đe dọa hòa bình châu Âu và
thế giới.
Mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh của Putin càng
xa vời thì viễn cảnh thảm họa hạt nhân càng trở nên nhỡn tiền. Trong cuộc điện
đàm với Tổng thống Pháp Macron hôm 3/3, Putin đe dọa: “Điều tồi tệ nhất còn ở
trước mắt”. Trước nguy cơ hạt nhân mà VN bày tỏ “trung lập” thì thật không hiểu
nổi. Người Việt Nam nào chẳng đau lòng và thấy lương tâm bị cắn rứt khi tại
LHQ, chính phủ mình không dám lên án Putin xâm lược. Trước khi có cuộc bỏ phiếu
lịch sử ở LHQ, Đại biện Đại Sứ Quán Ukraine tại Hà Nội đã yêu cầu “Việt Nam
đánh giá thẳng thắn và kiên quyết, đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế… và
chỉ đích danh kẻ xâm lược”. Khi nhận được kết quả các phiếu bầu, bà đã kêu lên
từ Hà Nội: “Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi ơi, tôi rất thất vọng”.
Sai lầm thứ ba là không vì
VN bỏ phiếu trắng theo Trung Quốc mà Trung Quốc “tha” cho Việt Nam trên Biển
Đông hay cho phép thông quan hàng hóa nhanh hơn trên biên giới.
Ngược lại là khác, trong khi thế giới bận rộn
chiến sự Nga – Ukraine, Trung Quốc liên tục tập trận ở Biển Đông. Chính phủ
Trung Quốc mới đây tuyên bố là họ đang tiến hành một cuộc tập trận kéo dài hơn
một tuần ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo các tàu biển tránh xa. Trong bản thông
cáo bằng tiếng Hoa và tiếng Anh được công bố tối 4/3, Cục Hải Sự Hải Nam cho biết
các cuộc tập trận kéo dài từ 4/3 đến 15/3. Các tọa độ do họ cung cấp cho thấy
khu vực tập trận nằm gần ngay chính giữa thành phố Tam Á của đảo Hải Nam và
thành phố Huế của Việt Nam. Trước đó, Trung Quốc cũng loan báo lực lượng quân sự
nước này tiến hành tập trận ba ngày trên Biển Đông, từ 27/2 đến 1/3. Còn trên
biên giới thì sao? Trung Quốc đã tự động ngừng thông quan tại cửa khẩu quốc tế
Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, ba ngày nay mà không thèm thông báo cho Việt Nam khiến
gần 1.000 xe chở hàng tồn đọng. Báo Giao Thông hôm 7/3 trích nguồn tin từ Cục Hải
quan tỉnh Lang Sơn cho biết như vậy. Phía Trung Quốc đã dừng thông quan tại cửa
khẩu Hữu Nghị từ 9 giờ ngày 5/3 đến nay.
Sai lầm thứ tư là nước Nga
của Putin cũng không vì lá phiếu trắng ấy ở LHQ mà sẽ chống lưng cho VN khi VN
bị Trung Quốc xâm lược.
Bằng chứng hiển nhiên là trong lần gặp nhau thứ
38 tại Bắc Kinh vừa qua, Trung Quốc và Nga thỏa thuận nhiều phi vụ làm ăn,
trong đó có hợp tác dầu khí. Vừa mới thỏa thuận với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc trước đấy một tháng rằng Nga sẽ không ký kết với bên thứ ba thỏa thuận nào
xâm phạm đến lợi ích của Việt Nam. Nhưng khi hai bên thỏa thuận hàng trăm tỷ
USD qua các tập đoàn dầu khí Gazprom và Rosneft, nếu nay mai, hai tập đoàn này
của Nga, vì bị cấm vận, họ bán lại cho các Tập đoàn Trung Quốc cổ phần của họ tại
các mỏ trên Biển Đông thì Việt Nam tính sao?
Sai lầm thứ năm là với lá
phiếu trắng ấy, chính quyền Hà Nội đã để mất lòng dân và bỏ rơi ngọn cờ chính
nghĩa.
Chính nghĩa xưa nay là thế mạnh của VN, chính
nghĩa là “sức mạnh mềm” trong các cuộc kháng chiến kiến quốc trước đây, cũng
như trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ còn đầy
chông gai trước mắt. Không lên án kẻ xâm lược, đánh đồng kẻ đi ăn cướp với người
bị cướp là điều tối kỵ xưa nay. Cũng vì chính quyền buông, nên mạng xã hội Việt
tràn ngập các ý kiến đối chọi nhau về cuộc chiến này. Trong khi chính phủ tuyên
bố ba phải, không lên án ai, không ủng hộ ai thì dân chúng và giới tinh hoa Việt
chia thành hai phe đánh chửi nhau thục mạng. Phần đông đứng về phía dư luận
toàn cầu, phản đối Putin xâm lược và ủng hộ nhân dân Ukraine đang bảo vệ quyền
tự quyết của mình. Nhưng ngược lại cũng có những ý kiến, một số từ các bậc được
học hành, thuộc tầng lớp tinh hoa lại đứng về phía Putin, coi việc ông ta đem
quân sang Ukraine là để bảo vệ nước Nga trước đe dọa của Nato. Đối với những vị
này, có lẽ phải chờ đến khi “tiếng súng lại vang trên bầu trời biên giới / giục
toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới” (Lời bài hát tháng 2/1979) thì họ mới tỉnh
ngộ chăng?
.
=============================================
Việt
Nam biện minh về phiếu trắng cho nghị quyết LHQ đòi ngừng cuộc chiến Ukraine
03/03/2022
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-bien-minh-ve-phieu-trang-cho-nghi-quyet-lhq/6468198.html
https://gdb.voanews.com/c4310000-0aff-0242-682a-08d9f26c8382_w650_r1_s.jpg
Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Hôm 3/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam nêu quan điểm về việc nước này bỏ phiếu trắng cho nghị quyết tại phiên họp
đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc nhằm yêu cầu Nga ngừng ngay lập tức cuộc
xâm lược Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
nói tại một cuộc họp báo: “Quan điểm của chúng tôi là Việt Nam luôn theo dõi
sát sao và hết sức quan ngại về tình hình Ukraine”, theo báo chí Việt Nam.
Bà Hằng nhận xét rằng cuộc xung đột vũ trang tại
Ukraine đang ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
“Chúng tôi cho rằng, ưu tiên hiện nay là cần
kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong
và tổn thất đối với dân thường, nối lại đàm phán đối thoại trên tất cả các kênh
để đạt được các giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các
bên trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế”, bà Hằng nói.
Đại
hội đồng LHQ đả kích Nga xâm lược Ukraine trong cuộc biểu quyết lịch sử
Ngày 2/3, Đại hội đồng LHQ tổ chức kỳ họp khẩn
cấp bất thường về tình hình Ukraine và ra nghị quyết yêu cầu Nga ngay lập tức
chấm dứt chiến dịch quân sự và “rút toàn bộ lực lượng vô điều kiện” khỏi lãnh
thổ Ukraine.
Có 141/193 nước bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết
này. Năm nước bỏ phiếu chống gồm Nga, Belarus, Triều Tiên, Syria và Eritrea.
Còn lại 35 nước bỏ phiếu trắng, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 1/3, Đại sứ Đặng Hoàng
Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc phát biểu tại
phiên họp khẩn cấp của Đại hội đồng LHQ rằng Việt Nam “hết sức lo ngại về tình
hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine” và kêu gọi “kiềm chế tối đa và chấm
dứt ngay lập tức việc sử dụng vũ lực để tránh thêm thương vong và tổn thất”.
Ông Giang cho rằng các cuộc chiến tranh và
xung đột thường bắt nguồn từ “các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường
quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp
quốc tế”.
Việt
Nam chính thức ‘nêu quan điểm’ về Ukraine tại Liên Hiệp Quốc
Từ Tp. Hồ Chí Minh, tiến sĩ Mạc Văn Trang, người
từng học tập ở châu Âu và đang theo dõi tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine,
nêu nhận định với VOA về phản ứng của Việt Nam:
“Tôi nghĩ rằng chính phủ [Việt Nam] phải xử lý
như vậy thôi bởi vì quan hệ Việt Nam – Nga rất sâu sắc, từ truyền thống cho đến
hiện nay. Việt Nam và Nga có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, cho nên
trong tình huống như thế này thị họ cũng thông cảm và đành phải bỏ phiếu như vậy”.
“Nhưng tuyên bố của Đại sứ Việt Nam tại LHQ
cũng rất tích cực”.
Hôm 2/3, ngay sau khi Việt Nam bỏ phiếu trắng
tại Đại hội đồng LHQ, Đại biện Lâm thời của Ukraine tại Việt Nam, bà Nataliya
Zhinkyna, bày tỏ sự thất vọng. Bà viết trên Facebook: “Trong số tất cả các
thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào đã bỏ phiếu trắng. Việt Nam ơi, quê
hương thứ hai của tôi, tôi rất thất vọng”.
Cảm thông trước sự thất vọng của nhà ngoại
giao Ukraine, ông Trần Tuấn Lộc ở Tp. Hồ Chí Minh viết: “Đúng là thất vọng! Dù
ngay từ đầu tôi đã chắc đến 95% họ sẽ bỏ phiếu trắng, nhưng sau bài phát biểu
có ngụ ý lên án Nga của đại sứ Việt Nam tại LHQ, tôi cũng hy vọng là họ sẽ bỏ
phiếu lên án Nga. Nhưng họ đã không thay đổi cách tư duy vì lợi ích mà bỏ qua
công lý và đạo lý!”
Nghị quyết của LHQ đã được thông qua, dù không
có tính ràng buộc nhưng sẽ đóng vai trò như một dấu hiệu cho thấy nước Nga bị
cô lập như thế nào trong cộng đồng quốc tế.
Hoa Kỳ, một trong các quốc gia đề xuất nghị
quyết này lên Đại hội đồng LHQ, lên án cuộc tấn công quân sự của Nga nhắm vào
Ukraine.
Trong một tuyên bố vào tối ngày 2/3, Tổng thống
Hoa Kỳ Joe Biden nói cuộc bỏ phiếu của LHQ đã công nhận rằng Tổng thống Nga
Vladimir Putin đang “tấn công vào chính nền tảng của hòa bình và an ninh toàn cầu
– và vào mọi thứ mà Liên Hợp Quốc đại diện cho”.
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân bỏ
phiếu trắng hôm 2/3 và ông có bài phát biểu mang tính biện bạch về
lập trường bỏ phiếu của Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc một lần
nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên trì định hướng giải quyết chính
trị, tạo bầu không khí và điều kiện có lợi cho hai bên trực tiếp đối
thoại và đàm phán”.
Ông Trương Quân nói rằng LHQ và các bên liên
quan áp dụng bất cứ hành động nào đều phải lấy hòa bình và ổn
định khu vực làm trọng, lấy an ninh phổ biến các bên làm trọng, phát
huy vai trò chính diện cho làm dịu tình hình và thúc đẩy giải quyết
ngoại giao.
Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia nói với
các phóng viên: “Chúng tôi không thấy bị cô lập. Lập trường của Moscow là hoạt
động quân sự của Nga là để bảo vệ cư dân của các khu vực ly khai ở miền đông
Ukraine”. Nga cho rằng mình đang “tự vệ” theo Điều 51 của Hiến chương LHQ.
VIDEO :
Việt
Nam nói về phiếu trắng tại LHQ về cuộc chiến Ukraine
No comments:
Post a Comment