MỸ &
ÂU CHÂU TRỪNG PHẠT KINH TÊ NGA 10/03:
EU trừng
phạt thêm 160 nghị sĩ và tài phiệt Nga
https://www.facebook.com/vanhenrypham/posts/10227724946216259
Liên minh
châu Âu (EU) đưa thêm 146 thượng nghị sĩ và 14 tài phiệt của Nga vào danh sách
trừng phạt. Tuy nhiên châu Âu vẫn chia rẽ về thời gian ngừng nhập năng lượng
hóa thạch từ Nga.
Hãng tin AFP dẫn lời các quan chức EU cho biết các cá nhân Nga bị trừng
phạt sẽ bị đóng băng tài sản và bị đưa vào danh sách đen cấm thị thực của khối.
Đây là động thái mới nhất của phương Tây nhằm đáp trả "chiến dịch quân sự
đặc biệt" của Matxcơva.
Danh sách cụ thể những người bị trừng phạt sẽ được công bố sau. Ngoài
ra, EU cũng nhắm vào lỗ hổng tiền ảo nhằm ngăn các cá nhân, công ty sử dụng loại
tiền này để né trừng phạt.
Đối với lĩnh vực hàng hải, châu Âu sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ liên
lạc radio và điều hướng cho Nga.
"Chúng tôi đang siết chặt hơn nữa tấm lưới trừng phạt", Chủ tịch
Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen viết trên mạng xã hội Twitter.
Tuy nhiên, trái với Mỹ, châu Âu vẫn đang chia rẽ về vấn đề ngừng nhập
nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Hãng tin Reuters dẫn một dự thảo tuyên bố của các
lãnh đạo EU trong tuần này dự kiến sẽ thông báo nhất trí xóa bỏ sự phụ thuộc của
khối về dầu, khí đốt và than từ Nga nhưng không nói rõ thời gian.
"Một số muốn vào năm 2030, một số cho là 2027 và một số nói phải
ngay bây giờ", một quan chức châu Âu tiết lộ.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng với châu Âu thì điều này là không
thể trong một sớm một chiều. "Không thể cắt đứt nguồn cung dầu, khí của
chúng tôi từ Nga ngay bây giờ, vì chúng tôi cần nguồn cung đó và đó là sự thật
không mấy dễ chịu", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Rutte nói.
Trước đó, Mỹ đã đơn phương tuyên bố cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Đáp lại,
Điện Kremlin nói đã lường trước và chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt, và hiện
đang cân nhắc đáp trả.
Trong ngày 10-3, giờ Nga, Tổng thống Vladimir Putin dự kiến có cuộc gặp
với các thành viên chính phủ về ảnh hưởng của các đòn trừng phạt lên nền kinh tế
Nga. Theo Reuters, Nga đã thông qua bước đầu biện pháp quốc hữu hóa tài sản của
các công ty nước ngoài rời khỏi Nga.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227724945616244&set=pcb.10227724946216259
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen
nói châu Âu đang siết chặt trừng phạt Nga - Ảnh: REUTERS
***
NGA ĐÃ ĐƯỢC
CẢNH BÁO TRƯỚC - NHƯNG NGAN CỐ !
Nga cáo buộc Mỹ gây chiến kinh tế
Điện Kremlin cáo buộc Mỹ đang gây "chiến tranh kinh tế" khi
áp lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Matxcơva nói sẽ làm mọi thứ để bảo vệ lợi ích
quốc gia.
"Mỹ đã tuyên chiến kinh tế chống lại Nga và đang tiến hành cuộc
chiến này", Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện
Kremlin nói ngày 9-3. Tuyên bố đưa ra sau khi Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu và các loại
năng lượng khác từ Nga, động thái mới nhất để phản ứng với "chiến dịch
quân sự đặc biệt" của Matxcơva tại Ukraine.
Theo Hãng tin Sputnik, ngoài việc cấm nhập năng lượng từ Nga,
Washington còn áp hơn 240 biện pháp trừng phạt nhắm vào các công ty, doanh nghiệp,
quan chức và lĩnh vực kinh tế của Nga.
Ông Peskov nhận định Nga đã có sự chuẩn bị trước cho các biện pháp trừng
phạt của Mỹ và đồng minh.
Trong ngày 10-3, giờ Nga, Tổng thống Vladimir Putin dự kiến có cuộc gặp
với các thành viên chính phủ về ảnh hưởng của các đòn trừng phạt lên nền kinh tế
Nga.
Khi được hỏi về việc Mỹ cấm nhập năng lượng từ Nga, ông Peskov cho biết
dòng chảy năng lượng không thể bị chặn, Matxcơva sẽ đảm bảo thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với những nước đã mua năng lượng của Nga.
Nga cũng đang nghiên cứu cách đáp trả sự trừng phạt của Mỹ. "Nga sẽ
làm những điều cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình", ông Peskov nói.
Trong khi đó, nói về khả năng EU ngừng nhập dầu và khí đốt từ Nga, Thủ
tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng điều này là không thể. "Không thể cắt đứt
nguồn cung dầu, khí của chúng tôi từ Nga ngay bây giờ, vì chúng tôi cần nguồn
cung đó và đó là sự thật không mấy dễ chịu", Hãng tin Reuters dẫn lời ông
Rutte nói.
Liên quan đến tình hình Ukraine, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng phía Kiev
đã xác nhận tổ chức cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước vào ngày 10-3. Theo đó,
cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Ukraine Dmitry
Kuleba sẽ diễn ra bên lề Diễn đàn ngoại giao Antalya tại tỉnh miền nam Antalya
của Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày.
Người phát ngôn Maria Zakharova của Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này
đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc gặp nhưng sẽ không vội. Ông Lavrov sẽ lên đường đến
Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối ngày 9-3, giờ địa phương.
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227724945616244&set=pcb.10227724946216259
Chủ tịch Ủy ban
châu Âu Ursula von der Leyen
https://www.facebook.com/photo?fbid=10227724946016254&set=pcb.10227724946216259
Dầu khai thác từ vùng Irkutsk của Nga - Ảnh:
REUTERS
No comments:
Post a Comment