LỐI
THOÁT DANH DỰ CHO CẢ PUTIN LẪN ZELENXKY
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3180446525613896&id=100009457401127
Ngày 28.2 Tổng thống Nga Vladimir Putin trong điện đàm với Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron, nhấn mạnh ba điều kiện cho giải pháp hòa bình:
1. Ukraina phải công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea
2. Ukraina phải hoàn thành nhiệm vụ phi quân sự hóa cũng như đảm bảo trạng
thái trung lập của Kiev. Tức là Ukraina không được tham gia NATO.
3. Ukraina phải phi phát xít hoá.
Sau 13 ngày chiến tranh thì Peskop phát ngôn viên của Putin khẳng định
điều kiện của Putin để chấm dứt chiến tranh như sau:
1.Ukraina phải thay đổi hiến pháp không tham gia NATO để đảm bảo tính
trung lập.
2.Ukraina phải thừa nhận Crimea thuộc Nga,
3. Ukraina đồng thời công nhận độc lập cho các "nước cộng hòa
Donetsk và Lugansk" ở miền đông.
Như vậy đã không còn điều kiện phi phát xít hoá Ukraina đồng nghĩa với
việc loại trừ chính phủ Zelenxky nhưng lại thêm phải công nhận cộng hoà Donetsk
và cộng hoà Lugansk.
Với những điều kiện như thế rất khó thực hiện vì vậy cần có lối thoát
Danh dự cho cả hai bên.
Vậy đó là lối thoát nào?
Trước hết phải tìm ra điểm dễ thoả hiệp hơn cả.
Nga yêu cầu Ukraina không vào NATO và phi quân sự hoá.
Ukraina chấp nhận điều này, với điều kiện Nga ký hiệp định không tấn
công Ukraina.
Không quá khó để cả hai bên đồng nhất điểm này. Mới đây Zelenxky đã để
ngỏ câu trả lời khi cho rằng Ukraina không có hy vọng tham gia NATO.
Tuy vậy, Nga không được ngăn cản Ukraina tham gia EU.
Điều này Nga hoàn toàn không có lý do gì để ngăn cản cả vì thực thể EU
không hề làm ảnh hưởng đến an ninh của Nga như NATO- khối liên minh quân sự.
Ở điều kiện 1 này Nga được mà UKraina cũng được.
Nhưng thực ra cái được của Ukraina cơ bản, bền vững và nhiều lợi ích sống
còn hơn. Đó là Ukraina hoà nhập với văn minh châu Âu để phát triển kinh tế và
Dân chủ, đem lại tự do, hạnh phúc thực sự cho Dân Ukraina.
Ukraina đã thắng lợi khi đem Dân chủ, hạnh phúc thực sự và Tự do đến
sát biên giới Nga. Điều này tác động lâu dài vào Nga để cùng Nga thay đổi. Mục
đích cuối cùng của Ukraina không phải là chống Nga hay ngăn Nga chống mình mà
là cùng nắm tay Nga hoà nhập vào EU- một châu Âu Dân chủ- hạnh phúc.
Phương Tây và Mỹ phải hiểu rằng không thể thắng Nga bằng quân sự, kinh
tế mà chỉ bằng Dân chủ với ý thức thay đổi của chính Dân Nga.
Điểm thứ hai Nga yêu cầu Ukraina phải công nhận Crimea là của Nga. Thì
cách gỡ danh dự tháo ngòi nổ sẽ là Nga và Ukraina cùng đồng ý để người Dân
Crimea tự quyết bằng lá phiếu của mình dưới sự giám sát khách quan của Liên hiệp
quốc.
Điều thứ ba Nga yêu cầu Ukraina phải công nhận nền độc lập của hai cộng
hoà tự xưng Donetsk và Luhansk, cả Ukraina và Nga cũng trao cho người dân của
hai vùng này bằng lá phiếu trưng cầu dân ý để quyết định.
Như vậy hai điều kiện sau đều để cho lá phiếu của người Dân quyết định
dưới sự giám sát của Liên hợp quốc,
chứ không theo ép buộc hay ý chí áp đặt của bất cứ ai. Và đó chính là
"Lối thoát Danh dự "cho cả hai.
Bởi vì phải tính thực tế, Nga không bao giờ để mất Crimea, còn Ukraina
cũng không có thể đòi được Crimea trong lúc này. Đây là cái giá của lịch sử mà
Ukraina là kẻ yếu hơn phải chấp nhận "Bước lùi vĩ đại".
Trưng cầu dân ý ở Crimea, với đa số dân gốc Nga và thực thể Crimea hiện
nay thì chắc chắn Nga thắng ở Crimea. Nga thoả mãn với chiến thắng quá lớn này
và tháo được ngòi nổ bất an cho mình.
Còn trưng cầu dân ý ở Donbass và vùng Donetsk, Luhansk nơi mà dân
Ukraina vẫn là đa số cùng với xu thế đa số dân dù gốc Nga hay gốc Ukraina đều
muốn mình trở thành thành viên của EU nếu không tách ra khỏi Ukraina thì khả
năng Ukraina chiến thắng. Tuy vậy để hài hoà các lợi ích thì Ukraina sẽ cho hai
vùng này thêm các quyền tự trị.
Ngòi nổ chiến tranh Nga- Ukraina sẽ được tháo.
Hoà bình trở lại châu Âu. Và bài học của nó vẫn luôn còn nguyên giá trị
với nhiều vùng đất nóng bỏng khác.
Nếu không theo ý này thì chiến tranh không bao giờ dứt vì cả Nga và
Ukraina không có lối thoát danh dự. Nhất là với kẻ mạnh là Nga.
Phải chấp nhận vì kế sách an ninh lâu dài. Không phải chống Nga mà thay
đổi Nga.
.
No comments:
Post a Comment