Chiến
tranh Ukraina: Thái độ thận trọng quá mức của Việt Nam
Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày: 07/03/2022 - 11:08
https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20220307-an
Kể từ
khi Nga xua quân xâm lăng Ukraina ngày 24/02/2022, do đều có quan hệ tốt với
Nga và với phương Tây cũng như với Ukraina, Việt Nam vẫn giữ thái độ thận
trọng, không dám lên án nước Nga và chỉ kêu gọi hai bên đối thoại tìm giải pháp
hòa bình.
Ảnh
tư liệu: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (T) và ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình
Minh trong cuộc họp báo chung ngày 16/04/2014 tại Hà Nội, Việt Nam. AP
Kêu gọi kềm chế, đối thoại
Ngày
25/02/2022, tức là một ngày sau khi Putin khởi động cuộc chiến tranh Ukraina,
phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ tuyên bố Việt Nam “hết
sức quan ngại” trước điều mà bà gọi là “tình hình xung đột vũ trang” ở
Ukraina. Phát ngôn viên này “kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến
chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, không sử dụng
vũ lực, bảo vệ người dân, tiếp tục đối thoại tìm kiếm giải pháp hoà bình”.
Báo chí
chính thức của Việt Nam cho tới nay cũng không dám dùng chữ “xâm lược”,
mà chủ yếu chỉ nói “xung đột”. Một số tờ báo như tờ Quân Đội Nhân Dân thậm
chí vẫn gọi chiến tranh ở Ukraina là “chiến dịch quân sự đặc biệt” theo đúng
ngôn từ chính thức của điện Kremlin. Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận là đa số các
báo ở Việt Nam lần này đưa tin chiến sự từ cả hai chiều, chứ không hoàn toàn
đưa tin có lợi cho phía Nga.
Nghị quyết lên án Nga: Phiếu trắng của Việt
Nam
Trong
phiên họp đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về hình hình Ukraina hôm
01/03, trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đại sứ Đặng
Hoàng Giang, tuy không nêu đích danh nước Nga của Putin, đã lên án những hành động
“không phù hợp với những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc, đe dọa nghiêm trọng
hòa bình quốc tế, cũng như an ninh và phát triển của các quốc gia và người dân”.
Đại sứ Việt
Nam còn cho rằng “ Mọi tranh chấp quốc
tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế và Hiến chươngLiên Hiệp Quốc, bao gồm các nguyên tắc
về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất
cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này.”
Tưởng rằng
với phát biểu mạnh mẽ như vậy, Việt Nam sẽ có thái độ dứt khoát hơn tại Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc, thế mà trong cuộc biểu quyết ngày 02/03 về nghị quyết yêu
cầu Nga chấm dứt chiến tranh và rút quân khỏi Ukraina ngay lập tức, Việt Nam
(cùng với Lào) lại nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu trắng! Trong khi đó Cam Bốt
và Miến Điện lại bỏ phiếu thuận cùng với các nước ASEAN khác. Như vậy là Hà Nội vẫn tránh lên
án nước Nga về cuộc xâm lược Ukraina.
Trả lời
RFI Việt ngữ ngày 04/03/2022, nhà nghiên
cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nhận định về lá
phiếu của Việt Nam tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc :
" Các
phát biểu của người phát ngôn bộ Ngoại Giao hay trong các phát biểu của đại sứ
Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đều nhấn mạnh đến sự tôn trọng luật pháp quốc tế và
Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Chính vì vậy mà một số người đã bất ngờ khi Việt
Nam bỏ phiếu trắng. Có một chút gì đó không nhất quán trong lập trường của Việt
Nam ở điểm này.
Còn về
các nước bỏ phiếu thuận, chúng ta thấy có một số trường hợp đáng chú ý, đặc biệt
là Miến Điện. Miến Điện cũng có quan hệ khá gần gũi với Nga và trong thời gian
qua, Nga cũng đã cung cấp vũ khí cho chính quyền quân sự Miến Điện. Còn
Singapore là nước thể hiện rõ ràng và dứt khoát nhất đối với cuộc xâm lược này
của Nga. Thái độ này xuất phát từ mối quan ngại của Singapore, một nước nhỏ chịu
nhiều rũi ro về an ninh, nên luôn nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế, của
Hiến chương Liên Hiệp Quốc như là một công cụ để giúp nước này đối phó với các
mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt là từ các nước láng giềng hùng mạnh hơn"
Quan hệ đặc biệt với Nga
Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thái độ dè dặt quá mức của Việt Nam về
cuộc xâm lăng Ukraina chủ yếu là do quan hệ đặc biệt của Hà Nội với Liên Xô trước
đây và Nga hiện nay:
"
Thái độ thận trọng và dè dặt của Việt Nam trong vấn đề này bắt nguồn từ hai lý
do chính. Thứ nhất là lý do lịch sử, trước đây Nga và Liên Xô đã hỗ trợ Việt
Nam rất nhiều trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cũng như trong giai đoạn
1970-1980, khi Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc và bị
bao vây cấm vận.
Thứ hai
là trong quan hệ hiện tại, Nga cũng là một đối tác quan trọng của Việt Nam trên
hai khía cạnh chính: thứ nhất, Nga là nguồn cung cấp vũ khí cho Việt Nam.
Hiện giờ khoảng 80% vũ khí là có nguồn gốc từ Nga. Thứ hai, Nga cũng
là đối tác quan trọng về hợp tác dầu khí, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.
Ngoài ra, các công ty Việt Nam cũng có nhiều dự án đầu tư tại Nga. Có lẽ
chính vì vậy mà Việt Nam không muốn làm ảnh hưởng đến các quan hệ kể trên.
Tuy
nhiên, theo tôi, sự thận trọng này là hơi quá một chút, tại vì Việt Nam có làm
phật lòng Nga hay không thì Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với Nga
trong thời gian tới, ví dụ như việc mua vũ khí của Nga trong thời gian tới có
thể gặp phải những biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nói chung, vì Mỹ
có một đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua đe dọa trừng phạt, quy định
Mỹ có thể trừng phạt các nước mua thiết bị quân sự, vũ khí của Nga. Lâu
nay Mỹ đã bỏ qua việc Việt Nam mua vũ khí của Nga, nhưng trong thời gian tới Mỹ
có thể chú ý nhiều hơn đến việc này.
Việc hợp
tác dầu khí giữa Việt Nam với Nga trong thời gian tới cũng sẽ gặp khó khăn. Các
đầu tư của Việt Nam ở Nga cũng vậy, sẽ gặp nhiều trở ngại. Lý do là ngoài áp lực
quốc tế, tẩy chay Nga, ngăn các nước khác hợp tác với Nga, còn có việc nhiều
ngân hàng Nga bị loại khỏi mạng lưới viễn thông tài chính liên ngân hàng
Swift. Những biện pháp cấm vận này có thể cản trở hoạt động hợp tác giữa Việt
Nam với Nga.
Lẽ ra Việt Nam có thể bỏ phiếu thuận
cho nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bởi vì trong bối cảnh này, tôi
nghĩ là Nga cũng hoàn toàn có thể hiểu được thái độ và quyết định của Việt
Nam, thậm chí
không thể oán giận hay trách cứ Việt Nam, mà ngược lại còn cần đến sự hợp tác của
Việt Nam, khi Nga đang rất cần các mối quan hệ, các quốc gia có thiện chí giúp
Nga trong lúc nước này bị cô lập như vậy. Việc bỏ phiếu thuận sẽ giúp Việt Nam
thể hiện thái độ rõ ràng, nhất quán đối với vấn đề này và cũng phù hợp với lợi
ích của Việt Nam, đó là nhấn mạnh việc tôn trọng lợi ích quốc tế và chủ quyền
quốc gia, giúp Việt Nam có một vị thế tốt hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của
mình trên Biển Đông trước các mối đe dọa từ Trung Quốc."
Việt Nam có nên tìm đồng minh quân sự?
Nhưng Việt
Nam có thể rút ra những bài học gì từ việc Ukraina bị xâm lăng? Hà Nội có
nên liên minh với một cường quốc phương Tây để có thể dựa vào khi bị tấn công
như Ukraina? Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp
cho rằng trước mắt, Việt Nam nên giữ chính sách “bốn không” như hiện nay:
"
Có lẽ lúc này Việt Nam chưa thật sự cần một đồng minh quân sự, vì mối đe dọa là
có, đặc biệt là trên Biển Đông, nhưng chưa đủ lớn để đi tìm đồng minh. Có đồng
minh chỉ tốt khi đồng minh đó là một đồng minh chắc chắn, đáng tin cậy
và quan hệ đồng minh đó sẽ không đặt Việt Nam vào một rủi ro chiến lược mới.
Việt Nam cũng đã có những bài học của mình, đặc biệt là trong những năm 1970,
khi Việt Nam liên kết với Liên Xô thì đã gặp phản ứng gây gắt của Trung Quốc, dẫn
tới cuộc chiến Việt-Trung 1979.
Đấy là
lý do tại sao trong mấy chục năm qua, Việt Nam vẫn duy trì chính sách "ba
không", nay là "bốn không": không tham gia các liên minh quân sự
với các nước khác, không cho nước ngoài đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của
Việt Nam, Việt Nam không đi với nước này để chống nước khác. Chính sách vẫn tiếp
tục phù hợp với lợi ích của Việt Nam và sẽ tiếp tục định hướng cho chiến lược
ngoại giao của Việt Nam trong thời gian tới.
Như vậy,
việc có đồng minh đối với Việt Nam lúc này chưa phải là quan trọng, cái quan trọng
là phải khôn khéo trong ứng xử với các nước lớn, đặc biệt là phải kiên quyết chống
lại việc vi phạm chủ quyền quốc gia và thách thức lợi ích quốc gia của Việt
Nam, nhưng trong phạm vi có thể, phải giữ được sự tự chủ và sự cân bằng chiến
lược trong quan hệ với các nước lớn, không khiêu khích khi các lợi ích cốt lõi
của mình chưa bị xâm hại và những lằn ranh đỏ mà chúng ta đặt ra chưa bị vượt
qua.
Nhìn lại
trường hợp của Ukraina thì có lẽ họ đã không quan tâm đúng mức các lợi ích an
ninh của Nga, một nước lớn mà họ sống ngay cạnh và đặc biệt là điều này đã được
thể hiện qua việc Ukraina muốn gia nhập NATO, tạo ra một thách thức đối với an
ninh của Nga và tạo cớ để Nga xâm lược. Đó là bài học rất quan trọng mà Việt
Nam cần lưu ý.
Thứ
hai, chính sách ngoại giao "làm bạn với các nước" có thể là hơi trung
dung quá, nhưng theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, chính sách này vẫn còn phù hợp
với lợi ích của Việt Nam, bên cạnh chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa.
Trong
trường hợp của Ukraina, nước này đã nhận được sự trợ giúp rất là lớn của
các đối tác phương Tây và các nước khác trên thế giới về viện trợ vật chất,
cũng như về ngoại giao và công luận. Ukraina sẽ không có sự trợ giúp như vậy nếu
không có quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
Theo
tôi, thách thức của Việt Nam trong thời gian tới đó là phải làm sao giữ được sự
tự chủ, cân bằng chiến lược, vừa làm sao chống lại được một cách hiệu quả các sức
ép hay đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc. Có lẽ giải phải không phải là tham gia
các liên minh quân sự, mà phải nâng cao nội lực của Việt Nam, đặc biệt là phải
quản lý tốt các căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, đồng thời phát triển
quan hệ với càng nhiều quốc gia càng tốt, đặc biệt là các nước lớn, các quốc
gia chủ chốt, có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trên trường quốc tế, để giúp bảo
vệ tốt hơn lợi ích quốc gia của Việt Nam."
Áp lực của phương Tây
Tờ Asia
Times ngày 01/03/2022 trích lời nhà phân
tích Nguyễn Khắc Giang, Đại học Victoria, Wellington, nhận định: “
Phản ứng của Việt Nam mập mờ là vì họ muốn duy trì quan hệ tốt với Nga, nhưng
chắc họ cũng hiểu rằng cuộc xâm lăng của Nga là một mối đe dọa đến nguyên tắc
không can thiệp của Việt Nam, nhất là vì Hà Nội cũng cảm thấy bị Trung Quốc đe
dọa”. Nhưng tờ báo này cho biết là Hà Nội đang chịu sức ép từ các nước
phương Tây đòi phải có một lập trường chống Nga rõ ràng hơn. Asia Times trích dẫn
tuyên bố của đại sứ Anh Quốc Gareth Ward tại Hà Nội : “ Tôi hy vọng Việt
Nam có thể cùng với quốc tế lên án cuộc tấn công không hề bị khiêu khích này.”
Cũng theo
Asia Times, Việt Nam đang quan ngại là, lợi dụng lúc phương Tây chú tâm đến
tình hình Ukraina, Trung Quốc sẽ có thái độ lấn lướt hơn ở châu Á, đặc biệt là
trong việc áp đặt chủ quyền Biển Đông. Tờ báo này còn nhận định rằng Hoa Kỳ, đối
tác an ninh ngày càng quan trọng của Việt Nam, có thể sẽ nhân khủng hoảng Ukraina
gây áp lực để Hà Nội bớt nhập vũ khí từ Nga chuyển sang nhập của Mỹ nhiều hơn,
một khả năng mà chính phủ Việt Nam trong những năm qua có vẻ sẵn sàng chấp nhận.
Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp thì cho rằng, do chiến
tranh Ukraina, Việt Nam cũng nên xét lại quan hệ với Nga, nhất là việc mua vũ
khí của Nga:
"Khủng
hoảng này là dịp để Việt Nam xét lại quan hệ với Nga, làm sao có thể quản lý tốt
hơn các rủi ro trong mối quan hệ này. Ví dụ như có lẻ Việt Nam phải tìm cách
tăng cường việc đa dạng hóa các nguồn cung vũ khí để làm sao có thể giảm phụ
thuộc vào nguồn vũ khí và thiết bị quân sự của Nga.
Thứ hai
là làm sao điều chỉnh quan hệ kinh tế với Nga để vừa có thể hưởng lợi từ mối
quan hệ này, vừa có thể tránh vi phạm các lệnh trừng phạt, để không bị thiệt hại
lớn trong tương lai về lợi ích kinh tế cũng như về mặt ngoại giao và vị thế quốc
tế.
Thứ ba,
do áp lực từ Mỹ, từ phương Tây, Nga có thể xích lại gần hơn Trung Quốc, làm ảnh
hưởng tới lợi ích của Việt Nam.
No comments:
Post a Comment