Về
việc ĐSQ Mỹ “hô biến” Hoàng Sa, Trường Sa khỏi bản đồ Việt Nam
16/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/16/ve-viec-dsq-my-ho-bien-hoang-sa-truong-sa-khoi-ban-do-viet-nam/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/HS-TS.jpg
Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ
ViỆT Nam có Hoàng Sa và Trường Sa - VOA Tiếng Việt
Hôm qua, nhiều bạn hồ hởi
đưa tin “Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa” như một
minh chứng Mỹ ủng hộ lập trường chủ quyền của Việt Nam.
Sau đó, Đại sứ quán Mỹ đã
gỡ bản đồ này và thay thế bản đồ mới, với các chấm biểu thị hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa đã được/bị xóa sạch. Bao người tẽn tò.
Mình nhớ hơn 10 năm trước,
có lần mình hỏi (theo hướng cằn nhằn) ông Mark Kent khi đó là Đại sứ Anh tại Hà
Nội, tại sao bản đồ Việt Nam đăng trên website của Đại sứ quán Anh không có
Hoàng Sa và Trường Sa. Mình đề nghị ông Kent kiểm tra lại “vì Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam ông ạ” (đanh thép chưa!?).
Ông Kent giải thích với
mình là: Ờ, cái bản đồ đó không nhằm biểu thị toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải và các
vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền, quyền tài phán. Nó là bản đồ đơn giản, mục
đích là để biểu thị vị trí mà các cơ quan ngoại giao Anh đóng ở trên phần lãnh
thổ đất liền của Việt Nam.
Mình ấm ức lắm, nhưng
không biết nói sao. Sau nghĩ lại, ờ, Việt Nam có bao giờ vẽ bản đồ Anh mà đưa
quần đảo Falkland hoặc Chagos vô đâu (mình không có ý nói bản chất tranh chấp
Falkland và Chagos là giống với vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa; mình chỉ nhắc đến
vì tính chất tranh chấp – disputed – của Falkland và Chagos mà thôi).
Cái này gọi là biểu thị lập
trường trung lập trong tranh chấp giữa hai bên khác. Việt Nam cũng giữ sự trung
lập như thế trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia khác, chẳng
hạn tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hoặc tranh chấp Dokdo/Takeshima.
Nói về bản đồ, Việt Nam
có bao giờ vẽ bản đồ nước Mỹ mà có đủ cả các đảo ở Caribe, Thái Bình Dương, Đại
Tây Dương đâu…
Về phần mình, Mỹ cũng có
lập trường trung lập tương tự.
Dù rằng mới đây Mỹ có các
tuyên bố, các chiến dịch tự do hàng hải tại Biển Đông nhằm nắn gân Trung Quốc,
thậm chí còn có thư gửi Liên Hiệp Quốc để phản đối các yêu sách quá đáng của
Trung Quốc ở Biển Đông nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ ủng hộ các tuyên bố chủ
quyền của Việt Nam.
Một điểm lưu ý là Mỹ phản
đối Trung Quốc ở Biển Đông là phản đối trò bắt nạt, phản đối các yêu sách của
Trung Quốc vốn đã bị Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ hồi năm 2016.
Tuy nhiên, lập trường của Mỹ về các tranh chấp cụ thể đối với các thực thể tại
Biển Đông, trong trường hợp này là Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn là không công
khai bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào. Mỹ tới nay
vẫn không chính thức lên tiếng công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Thậm chí, ở phương diện lịch sử, Mỹ có vai trò không nhỏ trong việc Trung Quốc
cưỡng chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974.
Cho nên, lợi ích của Việt
Nam thì Việt Nam cứ đòi, cứ đấu tranh bảo vệ, cứ đứng lên hùng cường mà dõng dạc
tuyên bố.
Không nên kỳ vọng Mỹ sẽ bảo
vệ, đòi hỏi giùm (dù dưới hình thức một cái bản đồ trên Facebook), ngay cả khi
nước Mỹ được dẫn dắt bởi Chủ tịch Trump vĩ đại.
Vấn đề của Việt Nam là xử
lý các phản ứng của Mỹ theo hướng có lợi nhất cho mình, chứ không phải kỳ vọng
Mỹ sẽ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam theo cách đó.
Mỹ và các cường quốc
phương Tây luôn khẳng định nguyên tắc KHÔNG ĐỨNG VỀ BÊN NÀO trong tranh chấp Biển
Đông, chưa bao giờ nói họ công nhận chủ quyền của Việt Nam và sẽ không có chuyện
đó. Quan hệ của Mỹ với Philippines, Malaysia, Đài Loan là các bên tranh chấp chủ
quyền Biển Đông với Việt Nam không hề thấp hơn quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam (nếu
không muốn nói là gần gũi hơn). Về thực chất, Mỹ ủng hộ phán quyết của toà án
La Hay 2016. Theo phán quyết đó thì ai có chủ quyền đối với thực thể nổi nào
ngoài đó họ không quan tâm, kệ các bên tranh nhau, nhưng ngoài đó không có
"đảo", chỉ có "đá", vì vậy, theo UNCLOS, không có thực thể
nào ngoài đó có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa tính từ các thực
thể nổi, mà chỉ có 12 hải lý xung quanh các "đá". Ở Trường Sa có 47
"đá đang có chủ", tạo ra vùng biển, đáy biển chủ quyền xung quanh
chúng với diện tích tối đa gần 73.000 km2, chỉ chiếm 17% diện tích mặt biển,
đáy biển của quần đảo Trường Sa. Tóm lại là các bên cứ tranh chấp 17% đó, còn
83% vùng biển, đáy biển là của chung, không quốc gia nào (kể cả VN, TQ) được
quyền chiếm và khai thác tài nguyên ở phần 83%. Đó là cách mình hiểu quan điểm
không nói ra của Mỹ và các nước phương Tây. Và mình nghĩ VN cũng chỉ nên đòi chủ
quyền đối với 17% thôi, chứ đòi hết 100% thì còn lâu họ mới công nhận. Với
Hoàng Sa cũng tương tự thế: chỉ nên đòi những gì phù hợp với phán quyết của toà
án La Hay. Ta mà đòi hơn, đòi trái với phán quyết của toà La Hay thì khác gì
TQ?
việc ĐSQ Mỹ tự tiện bỏ
HS-TS ra khỏi bản đồ mà họ đã đăng cho thấy một lập trường rất dễ bị lung lay,
chưa trưởng thành trong ngoại giao. Tôi cực lực phản đối. Cần có một vụ tụ tập
đông người dể thể hiện ý chí rõ ràng của toàn quân và dân ta
No comments:
Post a Comment