Trung
Hoa và đồng minh bao vây Ấn Độ.
DCVOnline dịch thuật
Posted on September 10, 2020
http://dcvonline.net/2020/09/10/trung-hoa-va-dong-minh-bao-vay-an-do/
·
Với các khoản đầu tư lớn vào
Pakistan và Myanmar, ảnh hưởng của Trung Hoa mở rộng dọc theo sườn phía tây và
phía đông của Ấn Độ
·
Delhi cảm thấy bị đe dọa, nhưng
không cần phải sợ. Trung Hoa muốn hòa bình, ổn định và một mối quan hệ với mọi
người. Chỉ Ấn Độ mới có thể quyết định xem có muốn thế hay không
Nước cờ tới là của New
Delhi.
Binh sĩ Myanmar dỡ
hàng viện trợ do Trung Hoa cung cấp tại sân bay quốc tế Yangon. Ảnh: EPA
Chuyến thăm gần đây của
nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Hoa Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) tới Myanmar nổi bật là chuyến
thăm cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi dịch coronavirus bùng phát.
Đây là chuyến thăm cấp
nhà nước thứ hai của Yang kể từ khi ông bắt đầu một cuộc tấn công ngoại giao bằng
một chuyến đi tới Singapore ngày
19/8 và sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình nửa năm trước,
trong đó hàng chục thỏa thuận hợp tác đã được thống nhất.
Nó cũng đến ở một thời điểm
quan trọng; Myanmar sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11 và có vẻ như Liên
đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi sẽ trở lại cầm quyền.
Chủ tịch Trung Hoa
Tập Cận Bình với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters
Liên hệ cấp cao như vậy
giữa Trung Hoa và Myanmar là phản ảnh mối quan hệ đang được củng cố trong những
năm gần đây.
Đối với Myanmar, Trung
Hoa không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất, nguồn đầu tư và viện trợ nước
ngoài chính yếu của nước này mà còn là nơi ẩn náu ngoại giao trên trường quốc tế.
Ví dụ, Trung Hoa, cùng với
Nga, đã bảo vệ Myanmar khỏi các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc do phương
Tây đề nghị như một phản ứng đối với những cáo buộc Myanmar đã đàn áp nhân quyền ngược
đãi người Rohingya.
Trung Hoa cũng được hưởng
lợi từ mối quan hệ này. Myanmar ủng hộ Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của
Bắc Kinh và là một phần của dự án này, hai nước đang hợp tác trong dự án Hành lang Kinh tế Trung
Hoa-Myanmar (CMEC), đang xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt từ
tỉnh Vân Nam, Trung Hoa đến Kyaukpyu ở Tiểu bang Rakhine của Myanmar.
Trên bình diện ngoại
giao, Myanmar cũng đã thể hiện sự ủng hộ đối với nguyên tắc “một Trung Hoa” của
Bắc Kinh. Chẳng hạn, trong chuyến thăm của ông Tập, Tổng thống Myanmar U Win
Myint cho biết nước của ông luôn công nhận Đài Loan là một phần lãnh
thổ không thể chia cắt của Trung Hoa và nhấn mạnh sự tôn trọng của ông đối với
nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” mà Trung Hoa đã thực hiện ở Hong Kong và Macau.
Những nỗ lực chung trong
việc chống lại Covid-19 đã củng cố thêm mối quan hệ. Trung Hoa đã cam kết chia
sẻ bất kỳ loại vắc xin nào trong tương lai với Myanmar, khiến nước này trở
thành một trong 10 quốc gia (và sáu quốc gia Đông Nam Á) nhận được lời hứa như
vậy.
Đương nhiên, điều này chỉ
tăng cường sự tin cậy và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và cho thấy mối
quan hệ sẽ ngày càng sâu sắc hơn trong tương lai.
Một đoàn xe chở Chủ
tịch Trung Hoa Tập Cận Bình rời sân bay Naypyidaw ở Myanmar. Ảnh: AFP
Mối quan tâm đối với
Ấn Độ
Sự thân thiết ngày càng
tăng giữa Trung Hoa và Myanmar sẽ gây lo ngại cho Ấn Độ, nước láng giềng hùng mạnh
khác của Myanmar, vốn từ lâu đã có xích mích về mối quan hệ của họ, đặc biệt là
hợp tác hàng hải của họ ở Ấn Độ Dương.
Kể từ khi có chế độ quân
phiệt ở Myanmar vào những năm 1990, Ấn Độ đã theo đuổi hợp tác hải quân chặt chẽ
với Myanmar bằng cách bán vũ khí cho nước này, tổ chức các cuộc tập trận và tiến
hành trao đổi quân sự để ngăn chặn nước này bị kéo quá gần vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
Đối với các nhà chiến lược
Ấn Độ, chiến lược ‘chuỗi ngọc trai’ của Trung Hoa ở Ấn Độ Dương – việc Bắc Kinh
xây dựng mạng lưới các cơ sở thương mại và quân sự của Trung Hoa kéo dài từ lục
địa Trung Hoa đến Sudan – dường như được thực hiện để bao vây Ấn Độ.
Đối với họ, vòng vây này
đang được tăng cường với sự giúp đỡ của Myanmar ở phía đông và Pakistan ở phía
tây. Như một ảnh phản chiếu của CMEC ở Myanmar, Pakistan đang giúp Bắc
Kinh xây dựng Hành lang
Kinh tế Trung Hoa-Pakistan (CPEC),
một siêu dự án cơ sở hạ tầng trị giá 62 tỷ đô la Mỹ sẽ kết nối Kashgar ở Trung
Hoa với Cảng
Gwadar của Pakistan trên Biển Ả Rập, chạy suốt chiều dài biên giới
phía Tây của Ấn Độ.
Hành lang kinh tế
Trung Hoa-Pakistan. Hình ảnh: SCMP
New Delhi coi cả CMEC và
CPEC là chìa khóa để hiện thực hóa chiến lược “chuỗi ngọc trai”. Điều này gióng
lên hồi chuông báo động đến tai người Ấn Độ vì hai hành lang sẽ thúc đẩy ảnh hưởng
kinh tế và quân sự của Trung Hoa ở các khu vực mà Ấn Độ và Trung Hoa có tranh chấp biên
giới – gần Arunachal Pradesh ở phía đông bắc của Ấn Độ và gần Kashmir ở
phía tây bắc của Ấn Độ. Ví dụ, Ấn Độ đã công khai chỉ trích CPEC vì đã phá hoại
chủ quyền của mình ở Kashmir.
Đáng lo ngại là đối với
New Delhi, cả hai dự án đều đang tiến triển với tốc độ rất nhanh. Trong cuộc họp
của Yang với Chủ tịch U Win Myint và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Trung
Hoa và Myanmar đồng ý đẩy nhanh CMEC. Ngay trước đó, tại Đối thoại Chiến lược
Trung Hoa-Pakistan lần thứ hai vào ngày 20 tháng 8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung
Hoa Vương Nghị và người đồng cấp Pakistan Makhdum Shah Mahmoud Qureshi đã nhắc lại
“tình hữu nghị bền chặt” của các nước và đồng ý ủng hộ CPEC.
Do đó, New Delhi đang cảm
thấy áp lực từ tất cả mọi phía, từ Trung Hoa, Pakistan và Myanmar. Nỗi sợ hãi lớn
của Ấn Độ là trong CMEC và CPEC, Trung Hoa có cơ hội trừng phạt vì lập trường của
Ấn Độ đối với Tây Tạng và
đối với tranh
chấp biên giới đang diễn ra trên dãy Himalaya, nơi các lực lượng Trung
Hoa và Ấn Độ gần đây đã tham gia vào các cuộc giao tranh tay đôi chết người.
Như Mandira Nayar của tạp
chí India’s Week đã nói, với việc Trung Hoa tiến dần vào khu vực lân cận của Ấn
Độ, Ấn Độ hiện nhận thấy cần phải có sự quyến rũ ngoại giao của riêng mình với
các nước láng giềng, để ngăn Myanmar đi theo con đường tương tự như Nepal, một
quốc gia láng giềng nhỏ từng bị ảnh hưởng của Ấn Độ, đã rơi vào quỹ đạo của
Trung Hoa.
Đoàn xe của quân đội
Ấn Độ di chuyển dọc theo xa lộ dẫn đến Ladakh, gần nơi Ấn Độ và Trung Hoa đang
có xunbg đột biên giới. Ảnh: EPA
Chỉ 10 ngày trước chuyến
đi Myanmar của Yang, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla cho biết ông hy
vọng sẽ sớm đến thăm Myanmar để thể hiện cam kết sâu sắc của Ấn Độ đối với mối
quan hệ giữa hai nước.
Nói cách khác, New Delhi
nhận thấy mình phải bắt kịp vơi Trung Hoa trong khu vực lân cận của mình.
Do đó, khi nói đến quan hệ Trung-Ấn, Quả bóng đang ở trên sân của Ấn Độ.
Trung Hoa không muốn leo
thang căng thẳng ở khu vực biên giới, cũng như không tìm cách gây nguy hiểm cho
quan hệ Trung-Ấn bằng cách sử dụng các nước thứ ba. Thay vào đó, họ muốn thấy
hòa bình và ổn định dọc theo biên giới chung và hoan nghênh sự tham gia của Ấn
Độ vào hợp tác khu vực. Nhưng điều này sẽ đòi hỏi Ấn Độ phải từ bỏ các chính
sách thù địch đối với Trung Hoa và thực hiện những bước nhất định để cải thiện
mối quan hệ.
Hai năm trước, Trung Hoa
đã đề nghị một phương thức hòa bình để cùng tồn tại với Ấn Độ trong các khu vực
láng giềng của họ, bằng cách tuân theo công thức cho mối quan hệ ba bên: “Trung
Hoa, Ấn Độ + X”.
Bây giờ là lúc Ấn Độ quyết
định có nên chấp nhận phương trình đó hay không. Liệu có thể có một mối quan hệ
gồm Trung Hoa, Ấn Độ và Myanmar, hoặc một mối quan hệ Trung Hoa, Ấn Độ và
Pakistan trong tương lai gần? Nếu không, một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt
giữa Bắc Kinh và New Delhi ở các khu vực lân cận sẽ xuất hiện.
Tất cả đều tùy vào Ấn Độ.
VIDEO :
On the
brink: China and India's border standoff
https://www.youtube.com/watch?v=Xr7lwgVsQII&feature=emb_logo
Trên bờ vực: bế tắc biên giới giữa Trung Quốc và Ấn
Độ. Nguồn: SCMP
Tác giả | Nian Peng là Phó Giám đốc và Phó Viện sĩ của Trung tâm
Nghiên cứu Con đường Tơ lụa Hàng hải, Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, CHND
Trung Hoa.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net”
***
Nguồn:
China and friends surround India. Your move, New Delhi
Published: 12:00pm, 9
Sep, 2020
No comments:
Post a Comment