Tuesday, September 15, 2020

THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG LÀ ĐÚNG PHÁP LUẬT, TỐI CẦN THIẾT và KHẢ THI (Mạc Văn Trang)

 


Thực nghiệm hiện trường là đúng pháp luật, tối cần thiết và khả thi

Mạc Văn Trang

15/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/15/thuc-nghiem-hien-truong-la-dung-phap-luat-toi-can-thiet-va-kha-thi/

 

1. Ngày 9/9/2020 tôi đã đăng bài đề xuất với phiên toà của Toà án Hà Nội xét xử vụ án 3 công an bị chết cháy ở Đồng Tâm: “Yêu cầu dừng phiên tòa để thực nghiệm hiện trường!

 

Đề xuất này đã được hơn 2,5k likes, 669 bình luận và 765 lượt chia sẻ. Có nhiều bạn đã xung phong góp lợn, góp tiền, góp xăng… để tiến hành thực nghiệm.

 

Tại phiên Toà, nhiều Luật sư cũng đòi hỏi phải thực nghiệm hiện trường, đó là đúng pháp luật; bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, đã yêu cầu thực nghiệm hiện trường, thậm chí bà còn sẵn sàng hy sinh thân mình cho thực nghiệm; dư luận xã hội ngày càng nhiều người yêu cầu thực nghiệm hiện trường và đề xuất các phương án.

 

Chỉ có thực nghiệm hiện trường mới rõ các bị cáo có tội hay vô tội. Nếu nhà nước không làm thì Dân sẽ tự làm để chứng minh cho toàn dân và cộng đồng quốc tế biết rõ sự thật. Thực nghiệm hiện trường hoàn toàn đúng pháp luật và tối cần thiết. Không thực nghiệm, không thể kết tội!

 

2. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ cho biết: “Trong tài liệu về ‘khoa học hình sự’ có nhắc đến một vụ án xảy ra vào triều đại nhà Ngô (khoảng năm 220-280 sau Công Nguyên). Một người phụ nữ đã sát hại chồng và sau đó phóng hỏa đốt ngôi nhà khiến căn nhà bị thiêu rụi, khai man rằng chồng cô đã chết do cháy nhà. Tuy nhiên, gia đình chồng nghi ngờ cô và tố cáo cô trước chính quyền. Người phụ nữ phủ nhận tội ác của mình. Chang Chu sau đó đã cho bắt hai con HEO. Anh ta đã giết chết một con và để một con còn sống. Sau đó, anh ta đốt cháy cả hai con trong một nhà kho với một đống củi. Khi điều tra sự khác biệt giữa hai con heo bị đốt, anh ta phát hiện ra rằng con heo bị giết trước đó không có tro trong miệng, trong khi miệng của con heo bị thiêu sống có đầy tro. Sau đó, người ta xác minh rằng không có tro trong miệng của NGƯỜI chết. Khi đối diện với bằng chứng này, người phụ nữ đã phải thực sự thú nhận tội lỗi của mình”…

 

3. Dùng LỢN (HEO) làm vật thay thế cho NGƯỜI trong thực nghiệm hiện trường vụ thiêu cháy người, đã được áp dụng gần 2000 năm trước. Chẳng lẽ “Khoa học hình sự” Việt Nam ngày nay lại lạc hậu hơn “khoa học hình sự” gần 2000 năm trước?

 

– Cần phải đấu tranh yêu cầu nhà nước tiến hành thực nghiệm hiện trường vụ 3 công an bị đốt cháy bằng xăng, như cáo trạng đã nêu và ông Tô Ân Xô, thứ trưởng Bộ Công an đã khẳng định trước công luận.

 

– Nếu nhà nước vẫn bưng tai, bịt mắt, lì lợm không chịu làm thì Dân sẽ tổ chức làm thực nghiệm. Ta không thể tiến hành thực nghiệm tại hố kĩ thuật bên nhà ông Hợi giáp nhà ông Chức được, vì phải giữ nguyên hiện trường vụ án. Phải làm như GS Nguyễn Đình Cống đề xuất: Đo đạc thật chính xác chiều cao, các cạnh của miệng và đáy hố, rồi đào xuống 4m và xây hố đúng như hố kĩ thuật tại hiện trường…. Nhóm làm thực nghiệm đủ biết cách làm làm thử, rồi làm thật thế nào cho đúng như cáo trạng và mô tả của ông Tô Ân Xô.

 

Phải mời đại diện các cơ quan nhà nước liên quan, các báo chí, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế đến chứng kiến. Thực nghiệm được ghi hình, chiếu lại cho mọi người xem, thấy rõ kết quả thực nghiệm ra sao, để thấy các bị cáo trong vụ án là “đúng người, đúng tội” hay “vô tội”.

 

Giả thử, ở trong nước, công an quyết cản phá không cho tiến hành được thực nghiệm (họ vẫn quen làm những việc vô pháp, vô đạo như vậy), thì nhờ cậy bà con ta ở hải ngoại tổ chức làm thực nghiệm dùm. Tôi tin rằng nhiều nhà khoa học và bà con ta sẵn lòng làm một việc “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo” để cứu vớt nỗi oan ức tột cùng của gia đình ông Lê Đình Kình và bà con dân oan nói chung.

 

Bằng cách nào cũng phải thực nghiệm hiện trường vụ án này bằng được!

 

4. Ý nghĩa của thực nghiệm hiện trường này là gì?

 

– Một là, để chắc chắn kết luận: các bị cáo trong vụ thiêu chết 3 công an bằng xăng, như cáo trạng, là có tội hay vô tội. Đó là việc vô cùng nhân đạo, không thể không làm.

 

– Hai là, để cho thấy bản chất của ngành tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam là thế nào, tại sao họ không làm thực nghiệm hiện trường? Tại sao lại “trọng cung hơn trọng chứng”?

 

– Ba là, để lòng dân ở trong cũng như ngoài nước, bớt chia rẽ do vụ án này, quy tụ theo một hướng, khi biết rõ trắng đen, đâu là sự thật, đâu là xảo trá, gian manh…

 

– Bốn là, để nhà cầm quyền và các thế lực ăn theo nhớ rằng, không thể muốn gian manh, độc ác, lừa dối, loè bịp, ức hiếp dân thế nào cũng được. Dân bây giờ đã khác xưa nhiều rồi!

 

– Năm là, nếu 3 công an không rơi xuống hố, chết cháy do thiêu bằng xăng, thì ai giết họ và họ bị đốt cháy bằng cách nào? Thôi đó là việc nội bộ của họ, dân cũng chả bận tâm lắm.

 

Tóm lại, phải thực nghiệm hiện trường mới có quyền kết tội!

 

----------------------------------------

 

CÁC BÀI LIÊN QUAN

 

Nghĩ về Đồng Tâm

Mai Quốc Ấn

15/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/15/nghi-ve-dong-tam/

 

***

 

Vở kịch còn lâu mới hạ màn

Tạ Duy Anh

15/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/15/vo-kich-con-lau-moi-ha-man/

 

***

 

Hằn lên những khắc khổ

Trung Bảo

15/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/15/han-len-nhung-khac-kho/

 

***

 

Man rợ, bất nhân

Đoàn Bảo Châu

15/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/15/man-ro-bat-nhan/

 

 

 

 


No comments: