Amy
Steigerwalt
DCVOnline dịch thuật
Posted on September
22, 2020
Nếu các cuộc tấn công nhằm
mục đích đe dọa thì có một tầng lớp nhân viên trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ
hoàn toàn miễn nhiễm với chúng. Đó là những thẩm phán liên bang, những người có
nhiệm kỳ trọn đời. Chúng tôi đã yêu cầu giáo sư khoa học chính trị Amy
Steigerwalt giải thích lịch sử và logic đằng sau việc bổ nhiệm nhiệm kỳ suốt
đời cho thẩm phán liên bang.
https://images.theconversation.com/files/317624/original/file-20200227-24676-wp0pn8.png
Tổng thống Donald
Trump, trái và Thẩm phán liên bang Ketanji Brown Jackson, phải. Nguồn: AP
/ Steve Helber và Jackson, Wikipedia
Ghi
chú của biên tập viên: Tổng thống
Donald Trump đã tấn công Bộ Tư pháp và các nhánh khác nhau của Bộ Tư pháp, vì
những vụ truy tố mà ông ấy quan tâm và các thẩm phán chủ tọa các vụ án đó.
Trump phàn nàn rằng các đối thủ chính trị của ông — Hillary Clinton và James
Comey — lẽ ra phải bị truy tố và bạn bè và người cộng sự với ông ấy, như
Roger Stone và Paul Manafort, không nên bị truy tố.
Những khiếu nại của tổng thống liên lụy đến một vụ bạo
hành gần đây đối với một bồi thẩm viên trong vụ án xử Roger Stone, khiến thẩm
phán liên bang Amy Berman Jackson phải lên tiếng và đã nói:
“Bất kỳ nỗ lực nào xâm phạm quyền riêng tư của bồi
thẩm viên hoặc quấy rối hoặc đe dọa họ đều hoàn toàn trái ngược với toàn bộ hệ
thống tư pháp của chúng ta.” Thẩm phán Amy Berman Jackson
Nếu các cuộc tấn công nhằm mục đích đe dọa thì có một
tầng lớp nhân viên trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ hoàn toàn miễn nhiễm với
chúng. Đó là những thẩm phán liên bang, những người có nhiệm kỳ trọn đời. Chúng
tôi đã yêu cầu giáo sư khoa học chính trị Amy Steigerwalt giải thích lịch sử và
logic đằng sau việc bổ nhiệm nhiệm kỳ suốt đời cho thẩm phán liên bang.
Về việc Stone bị truy tố
Trump nói:
“Tôi nghĩ rằng toàn bộ việc truy tố là vô lý. Tôi
nghĩ đó là một sự xúc phạm đối với đất nước của chúng ta.”
1. Nhiệm kỳ trọn đời của thẩm
phán liên bang nghĩa là gì?
Phần lớn các thẩm phán
liên bang của Hoa Kỳ được tổng thống đề cử và được Thượng viện xác nhận, như
tôi mô tả trong cuốn “Battle Over the Bench: Senators, Interest Groups
and Lower Court Confirmations.”
Các thẩm phán này, gọi là
thẩm phán “Điều III”, là những thẩm phán do Hiến pháp thiết lập vai trò của họ và
“giữ chức vụ của họ trong lúc có ứng xử tốt”, theo cách nói hiện đại có
nghĩa là họ phục vụ suốt đời. (Các trường hợp ngoại lệ là thẩm phán xét xử những
vụ phá sản liên bang và những thẩm phán có nhiệm kỳ đã định và chỉ xét xử một số
vấn đề hạn chế).
Kết quả là hầu hết các thẩm
phán liên bang phục vụ cho đến khi họ tự ý nghỉ hưu, qua đời hoặc, trong những
trường hợp cực kỳ hiếm, bị bãi nhiệm sau một cuộc luận tội
2. Tại sao thẩm phán liên bang
có nhiệm kỳ trọn đời?
Ở Anh, nhà vua bổ nhiệm
các thẩm phán và có thể tùy ý bãi nhiệm họ nếu muốn, vì vậy các thẩm phán có động
cơ mạnh mẽ để ban hành các phán quyết làm hài lòng nhà vua để giữ vị trí của họ.
Nhưng ở Mỹ, những người lập
hiến pháp muốn có một cơ quan tư pháp độc lập có thể hoạt động như một bộ đệm
ngăn giữa hai cơ quan lập pháp hoặc hành pháp áp bức. Như Alexander Hamilton
đã lập luận trong luận văn Liên bang 78, những người lập hiến đã để
cho những thẩm phán liên bang nhiệm kỳ trọn đời để bảo vệ họ không bị ảnh hưởng
chính trị quá mức:
“Trong chế độ quân chủ nó là một rào cản tuyệt vời đối
với sự chuyên quyền của hoàng gia; ở một nước cộng hòa, nó là một rào cản không
kém phần xuất sắc đối với những sự xâm phạm và áp bức của cơ quan dân cử.”
Nhiệm kỳ trọn đời nhằm
cho phép các thẩm phán đưa ra các phán quyết đi ngược lại với đa số hoặc ngược
với giới tinh hoa cầm quyền mà không sợ bị trả đũa. Và những biện pháp bảo vệ
này là điều cần thiết: Các thẩm phán liên bang thường ra phán quyết về các vấn
đề quan trọng và gây tranh cãi nhất và xem xét liệu luật của tiểu bang và liên
bang là hợp hiến, đưa ra những tuyên bố về hành vi “đối trọng” của cả học giả
và chính trị gia.
Chỉ trích công khai đối với
các quyết định của ngành tư pháp cũng không có gì mới: Tổng thống mới nhậm chức
Thomas Jefferson đã kịch liệt chỉ trích vụ án năm 1803 Marbury kiện Madison, có
lẽ là quyết định có hậu quả nhất của Tối cao Pháp viện, cuối cùng đã thiết lập
quyền xét duyệt lại của ngành tư pháp, hoặc khả năng của tòa án để bãi bỏ luật
xét là vi hiến. Jefferson thậm chí đã cố gắng ngăn tòa án đưa ra án lệnh bằng
cách hủy bỏ phiên tòa vào tháng 6 năm 1802.
Tổng thống Barack Obama
đã nổi tiếng trong vụ chỉ trích các thẩm phán của Tòa án Tối cao về phán quyết
của họ trong vụ Citizens United kiện FEC trong khi họ ngồi im lặng khi ông đọc
diễn văn báo cáo tình hình đất nước năm 2010 (State of Union Speech).
Trong bài phát biểu tình
hình đất nước gày 27 tháng 1 năm 2010, Obama đã chỉ trích một quyết định của
Tòa án Tối cao vừa được ban hành.
Hiện tại, Trump gần đây
đã chỉ trích nhiều thẩm phán liên bang khác nhau về các phán quyết của họ trong
các trường hợp giải quyết lệnh cấm đi lại, trong các phiên tòa xét xử những người
có liên quan đến chính quyền của ông và chiến dịch tranh cử tổng thống năm
2016, và gần đây đã đề nghị các thẩm phán Sonia Sotomayor và Ruth Bader
Ginsburg nên rút khỏi mọi vụ kiện liên quan đến chính quyền Trump.
Người ta đã dấy lên lo ngại
về những bình luận của Trump chỉ trích các thẩm phán liên bang, gồm cả Chánh án
John Roberts, người nói rằng không có “thẩm phán Obama hay thẩm phán
Trump”.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ cả đời
có nghĩa là các mục tiêu của các cuộc tấn công này không cần phải lo sợ bị mất
ghế ở tòa án
3. Ưu nhược điểm của hệ thống
này là gì?
Nhiệm kỳ trọn đời cho
phép các thẩm phán đưa ra những quyết định khó khăn và có khả năng không được
ưa chuộng mà không sợ bị trả thù.
Mặt khác, các thẩm phán
không có nhiệm kỳ trọn đời đối phó với việc có thể mất việc làm. Nhiều tiểu
bang đã chọn thực hiện một loại hệ thống bầu cử để tăng trách nhiệm giải trình
cho các thẩm phán ở tòa án tiểu bang.
Do đó, các thẩm phán tiểu
bang được bầu phải làm cho các cử tri của họ hài lòng để bảo đảm sẽ tái đắc cử.
Ví dụ, nghiên cứu đã nhận
thấy rằng các thẩm phán tiểu bang được bầu có nhiều khả năng sẽ ra phán quyết
khắc nghiệt hơn trong các vụ án hình sự để ngăn chặn những lời chỉ trích là “mềm
mỏng với tội phạm” khi gần đến kỳ bầu cử, và các cuộc bầu cử có thể dẫn đến gia
tăng bất đồng ở tòa án.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ cả đời
cũng che chắn các thẩm phán liên bang không phải chịu trách nhiệm về hành động
của họ. Luận tội là biện pháp duy nhất để khắc phục vấn đề, ngay cả đối với
hành vi phân biệt đối xử trắng trợn hoặc thậm chí là bất hợp pháp. Nhưng những
hệ thống buộc thẩm phán có trách nhiệm nhiều hơn gây ra nỗi lo ngại là áp lực
nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định của thẩm phán, Có thể là áp lực của cử tri, của
giới tài trợ vận dộng tranh cử hoặc của giới tinh hoa chính trị.
Một vấn đề tiềm ẩn khác đối
với nhiệm kỳ suốt đời là tuổi thọ. Tuổi thọ đã tăng theo cấp số nhân và không
có cơ chế nào khác ngoài việc buộc tội người nào đó không tụy ý nghỉ hưu khi đã
có dấu hiệu suy giảm khả năng phán đoán hoặc suy giảm nhận thức về tinh thần.
4. Hệ thống này có khả năng
thay đổi không?
Có lẽ là không. Mặc dù những
tiểu bang đã thí nghiệm với nhiều loại hệ thống tuyển chọn và lưu nhiệm tư
pháp, những nỗ lực cải cách hệ thống nhiệm kỳ trọn đời của liên bang phần lớn vẫn
chỉ xẩy ra trong các cuộc tranh luận ở trường luật.
Các cải cách được đề nghị
hường sửa đổi nhiệm kỳ suốt đời xung quanh vấn đề ở biên, thay vì hoàn toàn loại
bỏ nó. Một trong những đề nghị được ủng hộ nhiều nhất liên quan đến tuổi bắt buộc
nghỉ hưu. Những người khác đề đị thời hạn của nhiệm kỳ.
Rào cản quan trọng nhất để
thay đổi hệ thống là việc phải sửa đổi Hiến pháp, điều này đòi hỏi việc sửa đổi
hiến pháp phải đạt được 2/3 phiếu bầu của mỗi viện Quốc hội và sau đó được 3/4
số tiểu bang phê chuẩn. Trong thời điểm phân cực cao hiện nay, điều đó khó có
thể xảy ra.
Điều khả thi hơn là những
nỗ lực lập pháp để khiến cho việc nghỉ hưu trở nên hấp dẫn hơn đối với các thẩm
phán đang tại chức, chẳng hạn như “Quy tắc 80” hiện hành, được thiết lập vào
năm 1984, khuyến khích nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu một phần trong khi vẫn cho phép
các thẩm phán hưởng nguyên lương của họ.
Nhưng nhìn chung, độc lập
là một đức tính đặc trưng của cơ quan tư pháp liên bang Hoa Kỳ, một đức tính đã
được các nước trên thế giới làm theo.
https://cas.gsu.edu/files/2019/08/Steigerwalt-Amy-20110225-300x300.jpg
Tác giả | Amy Steigerwalt, Giáo sư Khoa học Chính trị, Đại học Tiểu
bang Georgia, không làm việc cho, tư vấn, hay có cổ phần trong hoặc nhận tài trợ
từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào được hưởng lợi từ bài viết này và cho biết
không có liên hệ nào khác ngoài việc được bổ nhiệm là giáo sư ở đại học.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Why federal judges with life tenure
don’t need to fear political attacks from Trump or anyone else | Amy Steigerwalt | The Conversation |
February 28, 2020.
No comments:
Post a Comment