Số
vụ khai phá sản trong doanh nghiệp lớn ở Mỹ đang tăng cao
Người
Việt
Sep 12, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Trong vài tháng qua, nhiều công ty có
tiếng, quen thuộc với người dân Mỹ, như Brooks Brothers, Hertz, California
Pizza Kitchen và Chuck E. Cheese, phải tuyên bố phá sản Chapter 11, vì ảnh hưởng
của đại dịch COVID-19, và con số này sẽ còn tăng cao, theo CNN.
Bản tin CNN hôm Thứ Bảy,
12 Tháng Chín, cho biết dù có sự hỗ trợ tài chính của Ngân Hàng Trung Ương và
Quốc Hội, các trường hợp phải khai phá sản trong các công ty lớn ở Mỹ đã tăng
244% trong Tháng Bảy và Tháng Tám, so với cùng thời gian năm 2019, theo nghiên
cứu của công ty đầu tư Jefferies.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/09/TS-Bankrupt-091220-1536x1024.jpg
Nhiều doanh nghiệp
lớn nhỏ ở Mỹ đang khai phá sản. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Một số công ty, như công
ty JCPenney với 118 năm lịch sử, đã tìm được người mua lại để cứu công ty và ra
khỏi tình trạng phá sản. Các công ty khác, như Lord & Taylor và Century 21
đang phải đóng cửa vĩnh viễn.
Sự kiện có hàng loạt công
ty lớn khai phá sản là một nhắc nhở, dù rằng có sự phục hồi của thị trường chứng
khoán Wall Street và trong thị trường địa ốc, đại dịch COVID-19 đã giáng những
đòn nặng, có ảnh hưởng lâu dài tới nhiều công ty, nhân viên cũng như các cổ
đông.
Ông Joseph Acosta, một luật
sư tại tổ hợp Dorsey & Whitney, chuyên về phá sản, nói: “Hiện có nhiều công
ty bị ảnh hưởng. Chúng tôi coi như phải làm việc 24/7.”
Đủ mọi loại công ty đã
khai phá sản trong những tháng gần đây, gồm cả công ty năng lượng Chesapeake
Energy, công ty bán đồ dùng trong bếp Sur La Table và Cirque du Soleil.
Những lãnh vực bị ảnh hưởng
nặng nhất do COVID-19 cũng là nơi có nhiều vụ khai phá sản nhất. Số vụ khai phá
sản trong lãnh vực hàng không dân sự tăng 110%, trong khi ngành năng lượng dầu
hỏa và khí đốt tăng 45% so với cùng thời gian năm ngoái, theo công ty
Jefferies. Số vụ khai phá sản trong lãnh vực giải trí cũng tăng 22%.
Tuy nhiên, các quan sát
viên về tình hình khai phá sản nói rằng đây có thể chỉ là phần nổi của tảng
băng.
Luật Sư Acosta nói: “Số vụ
khai phá sản hiện chưa tới cao điểm. Điều này sẽ thấy một khi chính phủ ngưng
các biện pháp trợ giúp.”
Tính tới cuối Tháng Tám,
số vụ khai phá sản của các công ty lớn, được định nghĩa là các công ty với số nợ
ít nhất là $500 triệu, tăng 120% so với cùng thời gian năm ngoái, theo công ty
Jefferies. Trong Tháng Năm và Tháng Sáu có con số kỷ lục về khai phá sản là 34
vụ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/09/TS-LordTaylor-091220-1536x1106.jpg
Công ty Lord and
Taylor với nhiều chi nhánh đã phải khai phá sản. (Hình: Bruce Bennett/Getty
Images)
Tuy nhiên, tổng số các vụ
khai phá sản trong tất cả các công ty ở Mỹ, gồm nhỏ, trung bình và lớn, chưa thấy
tăng cao. Theo Jefferies thì tổng số khai phá sản trong năm 2020 tới nay đã giảm
14% so với cùng thời gian năm trước.
Nhưng đó có thể là vì các
công ty nhỏ không có tiền để thuê luật sư làm hồ sơ cho họ.
Luật Sư Acosta nói rằng
tái tổ chức công ty hay khai phá sản đều tốn kém và “không được dùng tiền trợ
giúp PPP để trả chi phí khai phá sản,” nên các công ty nhỏ sẽ cố hoạt động cho
tới khi nào “có người đến tịch thu đồ đạc.” (V.Giang) [qd]
No comments:
Post a Comment