Sau
phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm
BTV Tiếng Dân
15/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/15/sau-phien-toa-so-tham-vu-an-dong-tam/
LS Phạm Lệ Quyên viết về những phút cuối tại phiên tòa xử vụ án Đông
Tâm. LS Quyên cho biết, trước khi tuyên án, nhiều bị cáo tỏ ra “căng
thẳng”, có bị cáo đưa ánh mắt “như cầu cứu” hướng về phía các luật sư bên bị, có bị cáo “khóc ngất, kêu oan”.
LS Quyên cho biết, sau
khi bị tuyên án tử, ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức đều đã kháng cáo: “Sau
khi kết thúc phiên tòa hôm nay, chúng tôi được tiếp xúc với hai bị cáo mà
chúng tôi bào chữa, đó là bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Chúng tôi được biết hai bị cáo đó có kháng cáo. Còn tất cả những bị cáo khác, chúng tôi không thể biết được suy nghĩ của
họ như thế nào”.
Trong khi các LS tường
thuật phiên xử Đồng Tâm khá chi tiết suốt mấy ngày xử án, thì Thông Tấn Xã VN
tiếp tục có bài viết bẻ cong sự thật về phiên xét xử vụ án tại Đồng Tâm: Công lý được thực thi-Lương tâm
thức tỉnh. Vẫn không rõ “lương tâm” của ai “thức tỉnh”? Có lẽ lương tâm
của những người cầm quyền, quyết đẩy dân vào con đường chết, cần thức tỉnh,
nhưng họ vẫn chưa thức tỉnh.
BBC có bài của LS Ngô Ngọc
Trai phân tích vụ án Đồng
Tâm: ‘Một vụ án chứa đựng nhiều điều ý nghĩa’. LS Trai cho biết: “Hôm
tòa tuyên án, ngay khi thẩm phán chủ tọa đang đọc bản án thì hai lần nhân viên
tòa án cầm những tờ giấy tiến đến đưa cho Hội đồng Xét xử. Điều đó cho thấy vào
những giờ phút cuối cùng của vụ án vẫn có những ý kiến chỉ đạo đối với án
tuyên, cho thấy một sự giám sát sát sao sâu sắc của các cấp lãnh đạo nào đó đối
với phán quyết của tòa”.
Ông Trai cảnh báo: “Vụ
án Đồng Tâm là hệ quả của những bất cập trong chính sách quản lý đất đai, bất cập
trong tổ chức chính quyền nhà nước, bất cập trong đường lối quản trị quốc gia.
Ngày hôm nay là Đồng Tâm, ngày mai có thể là một cộng đồng dân cư khác hay một
tập đoàn doanh nghiệp bị ảnh hưởng”.
LS Trần Duy Cảnh nhận định: “Những câu hỏi,
những yêu cầu hợp lý, đúng pháp luật của các đồng nghiệp dù không được giải
đáp, dù không được thực hiện nhưng thông qua đó cũng phơi bày những mặt trái
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử của vụ án này. Những người đã chết và
sẽ chết trong vụ này mãi mở mắt ngơ ngác hỏi: Tôi đã chết như thế nào? Tại sao
tôi phải chết? Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực. Những cuộc trả thù trường chinh cứ tiếp
nối trên mảnh đất thiếu bao dung thừa sát khí này”.
Nhà báo Lưu Trọng Văn phân tích: Sau phiên tòa Đồng
Tâm, sự chia rẽ giữa người dân và chính quyền càng sâu hơn. Hình ảnh nhà nước
VN vi phạm nhân quyền càng xa rời các nước phương Tây. “Cộng sản Trung
Quốc mừng vui vì những nhóm lợi ích thân chúng, chịu ảnh hưởng của chúng đang tập
hợp lực lượng để tạo sức mạnh chi phối chính trường VN và tách rời Mỹ – kẻ thù
của chúng”.
Như một số người đã dự liệu,
phiên tòa Đồng Tâm đã tạo nên ảnh hưởng xã hội theo hướng bất lợi cho chế độ
CSVN. Một số nhà báo lâu nay chỉ viết về các vấn đề xã hội, tránh đụng chạm
chính trị, nay cũng viết về Đồng Tâm. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ viết: “Xem VTV1, thấy
nhà đài ca ngợi bản án với 2 án tử hình, 1 án chung thân (đều dành cho người một
nhà, trong khi cha, ông họ đã phải chết trong cuộc xung đột đó) là nhân văn, hợp
tình hợp lý, tôi không thể chịu nổi”.
Ông Vũ nói rằng, “một
cuộc tấn công mà 3 chiến sĩ công an hy sinh, một người dân già mất mạng, 2 án tử,
1 chung thân và một loạt mức án khác – đó là một nỗi đau lịch sử, cho cả 2 bên,
là người dân và những chiến sĩ thực thi nhiệm vụ”.
***
Có khoảng 14 người dân Đồng
Tâm nhận án treo, được trả tự do ngay tại phiên tòa. Những người này trở về
nhà, được rất đông dân làng ra đón tiếp và đưa họ đến viếng mộ ông Lê Đình Kình
ngay trong đêm. Facebooker Nguyễn Ngọc Dương có clip ghi lại cảnh
những tiếng khóc thét xé màn đêm, những tiếng than ai oán…
Nhà báo Nguyễn Trung Bảo
viết: Hằn lên những khắc khổ. Ông Bảo mô tả những người bị
tướng Xô vu khống là “cường hào ác bá”: “Chỉ thấy những người đàn bà
lam lũ khóc nghẹn trước ngôi mộ vừa xanh cỏ của một đảng viên bị bắn chết. Họ đến
khóc với ông sau phiên toà tuyên xử hai con ông án tử hình và cháu nội ông án
chung thân. Nghĩa trang là nơi họ đến kêu khóc chứ không phải một cơ quan đại
diện cho công lý”.
Facebooker Đỗ Cao Cường bình luận về tiếng khóc
của người dân Đồng Tâm: “Tiếng khóc đó, còn là tiếng lòng của nông dân
– lực lượng sản xuất chính nuôi sống toàn xã hội, khi ruộng đồng canh tác mất
đi, người nông dân bị đẩy ra rìa, họ đi tìm ai đó giúp, không giống những thân
phận ở những vùng khác kêu cứu muôn nơi chẳng được, họ may mắn được chính người
đứng đầu địa phương, nắm rõ hồ sơ đất đai giúp. Nhưng có ai ngờ đâu ân nhân của
họ lại trở thành tội đồ”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/2-7.png
Hình ảnh dân làng Đồng
Tâm chờ đón người thân của họ bị tù oan hơn 8 tháng qua, trở về nhà. Nguồn:
Nguyễn Ngọc Dương
***
Về thông tin lan truyền
trên mạng xã hội sáng nay, rằng LS Phạm Thanh Bình đã xúc phạm ông Lê Đình Kình
và nhóm LS bào chữa cho dân Đồng Tâm, LS Phạm Thanh Bình khẳng định: “Vụ án
Đồng Tâm, tôi hoàn toàn không có bất kỳ ý kiến bình luận hay
nhận xét nào (kể cả đăng công khai trên các trang mạng xã hội
cũng như nhũng tin nhắn mang tính riêng tư trên mesenger hay zalo, viber) với bất cứ tổ chức, cá nhân”.
LS Ngô Anh Tuấn đặt câu hỏi: Có âm mưu chia rẽ giới luật sư? Ông Tuấn cho biết: “Liên
hệ với luật sư Phạm Thanh Bình, ông khẳng định rằng ông không biết những lời lẽ
đó vì ông không ngu tới mức đó! Bản thân ông cũng đã viết lên trang fb cá nhân
để giải thích về việc này. Đồng thời, ông cũng đã viết đơn gửi Cục A05, Bộ Công
an để đề nghị xác minh, làm rõ thông tin này”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img1-12.jpg
Đơn của LS Phạm
Thanh Bình đề nghị xác minh, làm rõ thông tin. Ảnh: FB Tuấn Ngô
Mời đọc thêm: Phản ứng
dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm (BBC). – Vụ Đồng Tâm : Dư luận phản ứng mạnh mẽ trước bản án nặng nề (RFI).
– Vì sao công lý và Cộng Sản không bao giờ đứng chung? (NV).
– Tác động chính trị, xã hội của vụ xét xử Đồng Tâm thế nào? (BBC).
– “Dân oan không giết người để giữ đất” (RFA).
– Người Đồng Tâm (FB Luân Lê).
No comments:
Post a Comment