Phiên
xử vụ án Đồng Tâm: Ngày thứ 4
BTV
Tiếng Dân
10/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/10/phien-xu-vu-an-dong-tam-ngay-thu-4/
Diễn biến của ngày thứ 4
phiên xử vụ án Đồng Tâm cho thấy, phiên tòa chỉ là nơi cho nhà cầm quyền biểu
diễn công lý. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời VKS: Không cần thiết trả hồ sơ vụ án xảy ra tại Đồng Tâm.
Trước đó, các LS bào chữa cho dân Đồng Tâm lập luận, vụ án quá nhiều khuất tất,
phải điều tra lại, phải có thực nghiệm hiện trường. Hôm nay VKS bác bỏ với lý lẽ: “Cái
chết đau xót của 3 chiến sĩ đã được các bị cáo thừa nhận, quá trình điều tra được thực hiện đúng pháp luật từ khi lấy lời
khai đến thu thập chứng cứ và các tài liệu liên quan”.
Lúc đầu, TAND TP Hà Nội
thông báo kế hoạch xử vụ này trong 10 ngày, nhưng hôm nay mới
ngày thứ 4, HĐXX đã quyết định để các bị nói lời sau cùng và nghị án, rồi dừng
lại, chờ tới ngày 14/9 sẽ tuyên án. Thông Tấn Xã VN cập nhật vụ án Đồng Tâm: Nói lời sau cùng, các bị cáo đều bày tỏ sự
ân hận. Vẫn là những lời nói được chỉ đạo, diễn tả sự việc theo hướng đổ
tội cho dân, biến người dân Đồng Tâm thành những kẻ hai mặt và hèn nhát.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img7-2.jpg
Ông Lê Đình Công
nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. Ảnh: TTXVN
LS Ngô Anh Tuấn viết Biên bản phiên tòa trong phiên xử sáng nay. Chi tiết
đáng lưu ý là lời phát biểu của LS Nguyễn Hồng Bách, luật sư đại diện cho 3
viên công an tử nạn ở xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020. Thật khó tin đây là lời lẽ từ
một người mang danh “luật sư”, trong một phiên tòa có thể dẫn tới án tử hình, lại
dùng cảm tính để ngăn cản việc thực nghiệm hiện trường:
LS Bách ngụy biện: “Ai
có thể chui xuống hố để người ta đổ xăng thiêu sống, thậm chí cho con vật khác
thay thế cũng là điều không thể! Không thể dựng lại một hiện trường vụ án kinh
khủng như vậy được, tôi không đồng ý. Không phải bất kỳ vụ án nào cũng được dựng
lại hiện trường vì điều đó đã gây nên nỗi đau cho gia đình bị hại”.
Đáp lại, LS Hà Huy Sơn
phân tích: “Việc khám nghiệm hiện trường để giải thích nguyên nhân dẫn
tới cái chết của các nạn nhân: Với lượng xăng đã có, không thể đốt cháy 3 nạn
nhân bị than hóa. Trước khi làm luật sư, tôi có 20 năm làm xăng dầu, làm cửa
hàng trưởng, tôi biết rõ nguyên lý để đốt cháy vì với lượng oxy thiếu dưới đáy
hố, không thể cháy dưới đáy được”.
Nhà hoạt động Nguyễn Tráng chỉ ra: LS Nguyễn Hồng
Bách đã tìm cách ngụy biện một cách thô thiển nhằm ngăn chặn việc thực nghiệm
hiện trường, nhưng lại để lộ ra thông tin về “Kế hoạch 419A”, là kế hoạch sử dụng
công an có vũ trang bố ráp xã Đồng Tâm vào rạng sáng 9/1/2020.
Cũng trong biên bản này,
ông Phạm Công Lâm, đại diện cho hai viên công an Nguyễn Huy Thịnh và Dương Đức
Hoàng Quân, nói rằng: “95% công dân cả nước yêu cầu tử hình 29 bị cáo. Tôi cảnh
báo các bị cáo nhìn đó mà xem xét. Hành vi tội của mình đã có rồi, không nhận tội
đi còn bỏ đồng tiền ra cho phí phạm để thuê luật sư để họ câu like, câu view“.
Trang Kiểm Tin lưu ý
thông tin: “95%
công dân cả nước yêu cầu tử hình 29 bị cáo”. Trang này cho biết: “Do
‘95% công dân cả nước’ hàm ý kết quả trưng cầu ý kiến toàn dân, mà chưa có một
cuộc trưng cầu nào như thế cả, nên Kiểm Tin xác nhận 100% chắc chắn rằng lập luận
nói trên là thông tin giả”.
LS Lê Văn Luân viết về bà Nối, người phụ nữ dám đứng thẳng chất vấn tòa án
cường quyền. Bà Nối nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án: “Bố tôi đã
58 tuổi đảng, trong giữa thời bình này lại phải hy sinh với ba đồng chí khác. Bốn
đồng chí hy sinh giữa lúc thế giới thanh bình, như có chiến tranh và không phải
chết bởi kẻ thù. Như tôi đây, một vết đạn bắn vào ngực, đau lắm, nhưng tôi
không chết. Và tôi chỉ mong chúng ta sẽ có một lựa chọn sáng suốt, một con đường
mới, tốt đẹp hơn”.
Đúng như diễn biến thường
thấy trong các phiên tòa liên quan đến nhân quyền và chính trị, các LS trên đường
rời tòa hôm nay đã bị lực lượng “còn đảng còn mình” làm khó dễ. LS Đặng Đình Mạnh kể, “vào buổi chiều, khi rời
phiên tòa thì cả 03 chúng tôi bị một nhân viên mặc thường phục xốc nách kéo ra
cổng một cách thô bạo và xô thẳng tay xuống cầu thang, vì khi ấy chúng tôi đang
tranh cãi yêu cầu họ trả USB để chép lại vào laptop riêng”.
LS Mạnh cho biết
thêm: “Sau đó, trên đường di chuyển, chúng tôi phát hiện có 4 bạn trẻ
di chuyển trên 2 xe gắn máy đeo bám. Khi xe chúng tôi dừng, thì họ cũng dừng xe
vào lề, khi chúng tôi đi thì họ lại tiếp tục di chuyển, chúng tôi đã chụp ảnh
và quay phim họ để làm kỷ niệm. Thật khó hiểu về ý muốn của họ: Bảo vệ công
dân, mượn hồ sơ, laptop hay nựng yêu”. LS Mạnh cho biết, hiện ông và các LS
khác tạm ổn.
LS Nguyễn Hà Luân thuật lại: “Có vụ xô xát
trong toà án, khi các nhân viên công lực giữ chặt USB không cho các Luật sư
chép lại. Một nhân viên công lực mặc thường phục xô đẩy LS Mạnh và LS Miếng. Tuy
nhiên, các anh phải hiểu rằng việc làm đó là vô ích, nội dung chiều nay
ghi trong USB không có gì đâu. Chỉ có lời nói cuối cùng của các bị cáo, cũng đã
được ghi chép bằng tay, trên giấy và sẽ được tập hợp lại sau. Chỉ là muộn hơn một
chút mà thôi”.
Không chỉ nhóm LS bị an
ninh làm khó dễ, những người có thân nhân là bị cáo cũng bị sách nhiễu. Nhà hoạt động Đặng Bích Phượng cho biết: “Đám
an ninh ở tòa án thành phố Hà Nội ban đầu làm rất gắt, đuổi bà con Đồng Tâm dạt
hết chỗ này sang chỗ khác. Nhưng thấy bà con bền bỉ bám quanh tòa, nên có đứa
ái ngại bảo: thôi về đi, có nhìn thấy ai đâu mà chờ?”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img1-8-1068x1424.jpg
Người dân Đồng Tâm ở
ngoài tòa mong ngóng người thân. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng
Bà Phượng cho biết
thêm: “Bà con hàng ngày đi 40 cây số, về 40 cây số, cả ngày ngồi vạ vật
dưới mưa nắng, thấy đau nhói trong lòng. Tôi ra vào chỗ tòa này vài chục lần để
nộp đơn yêu cầu xử án, nên nhiều lần gặp cảnh người thân của các bị can ngồi vạ
vật ngoài đường thế này”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img2-8.jpg
Hàng rào và một số
an ninh mặc thường phục xung quanh tòa. Ảnh: FB Đặng Bích Phượng
***
Bên cạnh việc ngăn chặn,
sách nhiễu bên ngoài, những người có thẩm quyền còn cho chặn truy cập trên mạng. PGS.TS Mạc Văn Trang cho biết, do nhận nhiều lượt
báo cáo từ nguồn “địa phương” nên “Facebook hạn chế quyền truy cập vào
các bài viết của tôi gần đây. Rất may là có nhiều bạn đã chia sẻ bài viết, nên
nếu bạn nào không truy cập được vào trang Facebook của tôi, thì đọc bài trên
trang các bạn bè đã chia sẻ”.
Nhà báo Mạnh Kim tiết lộ chỉ đạo của Ban Tuyên
giáo đối với bộ máy tuyên truyền trong các tuần cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Về
vụ án Đồng Tâm, “không đưa tin, tường thuật chi tiết về diễn biến phiên
tòa, nhất là bào chữa có nội dung cực đoan; đưa đậm tin về lời nhận tội, sự ăn
năn hối cải xin hưởng khoan hồng của pháp luật cũng như chính sách nhân đạo của
Đảng, Nhà nước với đối tượng thành khẩn, ăn năn hối lỗi qua kết quả phiên tòa”.
Diễn biến báo chí “lề đảng”
tới hôm nay đã diễn ra đúng như sự chỉ đạo này. Nó cho thấy “báo chí” ở VN chỉ
tồn tại trên mạng xã hội, nơi các cây bút “lề dân” có thể trình bày quan điểm.
Còn các tờ báo do đảng CSVN kiểm soát không còn là báo nữa, mà chỉ là công cụ
tuyên truyền một chiều, là cái loa của nhà cầm quyền.
BBC có bài phỏng vấn GS
Carl Thayer về vụ Đồng Tâm: Carl Thayer nói ‘Đảng CSVN cần xét lại chiến lược
truyền thông của nhà nước’. Ông Thayer cảnh báo: “Những người
Việt Nam thông thạo tin tức đều biết rằng các cuộc biểu tình về đất đai thường
do chính quyền địa phương kích động vì lợi ích tài chính của họ. Trừ khi các
quan chức địa phương bị khiển trách hoặc trừng phạt vì những hành động này, giới
tinh hoa của Việt Nam sẽ ngày càng hoài nghi và chế nhạo tính trung thực của
các cơ quan thông tin và truyền thông chính thức của nhà nước trong việc tường
trình các diễn biến”.
Nhà báo Nguyễn Thông bình luận: “Thời xưa
các cụ nhận xét ‘xướng ca vô loài’ có nhẽ cũng không sai. Tôi chưa hề thấy một
nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, diva đi viếc, ca sĩ triệu fan, người của công
chúng nào lên tiếng về vụ Đồng Tâm, bảo vệ những người lương thiện là nạn nhân
của bạo quyền. Véo von như con chim, rốt cục chỉ là chim trong lồng”.
***
Nhà báo Lưu Trọng Văn viết: Hãy chú ý lời khai của Lê Đình Công tại tòa. Ông
Công khai: “Tối 08/01/2020, bị cáo được ông Nguyễn Văn Thắng báo là tối
nay công an sẽ về bắt ông Lê Đình Kình nên bị cáo báo với bị cáo Tuyển, bị cáo
Hiểu, Quang, Tiến và Nối”.
Theo ông Văn, đây là lời
khai “vô cùng quan trọng với toàn bộ vụ án Đồng Tâm” vì nó cho
thấy cuộc tập kích Đồng Tâm được lên kế hoạch trước với mục đích bắt giữ hoặc
tiêu diệt ông Kình. Do vậy, hành động của những người con của ông Kình và người
dân Đồng Tâm là hành động “phòng vệ chính đáng”, thay vì “chống người thi hành
công vụ”.
Facebooker Ngô Đăng Vinh dẫn lời vợ của tù nhân
lương tâm Trần Đức Thạch kể lại các thủ đoạn ép cung, nhục hình của an ninh
CSVN: “Nó đã bắt được thì nó đánh. Anh Thạch chồng chị kể đi tù lần một
nó đánh tròn một năm trời mới xử, không nhận tội nó đánh liên tục hết thằng này
đến thằng khác đêm nó cũng không cho ngủ, ,ảnh kể chúng mày thích cứ đánh anh
thả lỏng người cho nó đánh, chán không làm được gì, dọa: mày chỉ mất một phần
tư tờ giấy bảo mày tự sát là xong”.
____
Mời đọc thêm: Lời biện hộ cho các bị cáo (FB Luân Lê).
– Đồng Tâm: Ý kiến LS của ba công an ‘biến tòa thành nhà tang lễ’ (BBC).
– Vụ Đồng Tâm: Luật sư bào chữa đòi công bố kế hoạch ‘tối mật’
419A (VOA). – Dân mạng chất vấn Tô Lâm khi phiên tòa Đồng Tâm đang diễn ra (NV).
– Vụ Đồng Tâm “sẽ khiến chính quyền phải xử lý nội bộ”? ().
Báo “lề đảng”: Xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư bảo vệ cho người bị hại phản đối
thực nghiệm lại hiện trường (VTV). – Luật sư: ‘Dựng lại hiện trường vụ án Đồng Tâm thì quá dã
man’ (TN). – Bị cáo vụ Đồng Tâm: “Ông Lê Đình Kình hứa chia cho mỗi người
200m2 đất” (VOV). – Lời sau cùng trong nước mắt, đầy ân hận ở phiên xử vụ Đồng
Tâm (VNN). – Chiều 14/9, tòa sẽ ra phán quyết vụ án ở Đồng Tâm (VTC).
No comments:
Post a Comment