Nguyễn
Đình Cống
19/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/19/phai-chang-ho-an-chao-da-bat/
Một số nhà trí thức phản
biện, trong đó có tôi, bị một số DLV và bồi bút của tuyên giáo vu cho tội ăn
cháo đá bát. Họ lập luận rằng, trong khi nhiều bạn bè đi chiến đấu, một số hy
sinh hoặc bị thương thì chúng tôi được Đảng cho ăn học, ra nước ngoài làm
nghiên cứu để trở thành tiến sĩ, giáo sư. Thế mà không biết công ơn, lại nói xấu,
phê phán Đảng, chống lại Chủ nghĩa Mác Lê.
Xin kể câu chuyện giữa ba
người bạn, vào năm 1988, đã đối thoại về vần đề vừa nêu.
Tôi, Nguyễn Trọng Thao và
Văn Phó là bạn học cùng lớp thời Đại học Bách khoa (1956-1960), cùng đi làm
nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ ở Liên Xô, cùng đi làm chuyên gia ở châu
Phi (1986-1989) tại một nơi, cùng là đảng viên, sinh hoạt trong cùng một chi bộ
mà Văn Phó là bí thư. Một hôm họp chi bộ, Trọng Thao có ý kiến cho rằng Đảng có
một số sai lầm trong lãnh đạo. Hằng ngày, giữa chốn bạn bè, Thao cũng hay bộc
trực phê phán Mác Lênin và đường lối cộng sản. Sau cuộc họp, Văn Phó nói với
Thao và tôi ở lại để trao đổi giữa các đồng chí, vừa là bạn bè.
Văn Phó nói rằng, đồng
chí Thao đã có những nhận thức sai lầm. Liệu không có Đảng, không có cách mạng
thì chúng ta suốt đời cầm cày đi sau con trâu chứ làm sao được như ngày nay,
nghĩa là được học đại học, được có học vị tiến sĩ, được đi làm chuyên gia, thế
mà đồng chí Thao đã không biết ơn, lại đi nói xấu Đảng và chủ nghĩa Mác Lê.
Văn Phó còn nói nhiều nữa
với tư cách bí thư thuyết phục đảng viên. Để Văn Phó nói xong, Thao mới lên tiếng:
Thao nói chậm rãi nhưng
chắc nịch, với một tự tin lớn: Phó ạ, điều Phó nói có thể đúng cho đồng chí và
một số người khác chứ không đúng cho Thao này và có lẽ cũng không đúng cho cả
Nguyễn Đình Cống ngồi đây và rất nhiều, rất nhiều bạn khác. Nhà Thao tuy không
giàu có, chỉ thuộc loại trung nông, nhưng bố Thao biết con mình là đứa thông
minh, có ý chí, nên đã khuyến khích và chịu nhiều vất vả để nuôi Thao học hành.
Đúng là ở đại học Thao được
cấp học bổng từ nguồn ngân sách (chứ chẳng phải của đảng), và đó là trách nhiệm
của Nhà nước trong việc đào tạo nguồn lực. Việc Thao học đại học trước hết là
nhờ bản thân có năng lực, kế đến nhờ bố mẹ rồi sau mới nhờ Nhà nước tạo điều kiện.
Nếu không có cách mạng thì người như Thao cũng không chịu sống kiếp ngựa trâu.
Dưới thời đô hộ của Pháp nhiều người phải sống lầm than, bị bóc lột, chịu áp bức.
Vì sao vậy? Chủ yếu là họ
kém trí tuệ và thiếu bản lĩnh. Thiếu tư liệu sản xuất chỉ là nguyên nhân phụ.
Bên cạnh họ, có những người nhờ tài năng, nhờ nghị lực cá nhân mà trở thành nhà
kinh doanh, nhà trí thức, được du học và trở thành nhà khoa học. Nếu nói nhờ
cách mạng mới được học hành thành tài thì hỏi những người như Nguyễn Văn Huyên,
Nguyễn Xiển, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng, Hoàng
Xuân Hãn, Trịnh Xuân Thuận và hàng ngàn, hang vạn trí thức người Việt ở khắp
nơi trên thế giới không nhờ cách mạng, không nhờ cộng sản mà vẫn học hành thành
tài, là vì sao.
Đúng là có một số con em
bần cố nông nhờ có cách mạng nên mới được học. Nhưng họ có được thành tài không
thì còn phải nhờ vào nhiều thứ khác quan trọng hơn, trước hết là trí tuệ và bản
lĩnh của họ. Nếu nói nhờ cách mạng thì tầng lớp cầm quyền lợi dụng được nhiều
nhất, trong nhân dân thì tầng lớp vô sản mang tiếng là được hưởng lợi hơn,
nhưng thực chất vẫn nghèo đói. Trở nên giàu có lại là bọn liên kết với quyền lực
để tham nhũng, để cướp đoạt.
Còn việc đi làm nghiên cứu
ở Liên xô, đồng chí Phó có nhớ trước khi đi chúng ta được căn dặn thế nào
không. Chúng ta được nghe giảng rằng, đi làm nghiên cứu là nhiệm vụ mà Nhà nước
tin và giao cho chúng ta để đào tạo thành những người kiến thiết đất nước. Nếu
mọi người đều đi đánh nhau cả thì khi đánh nhau xong ai sẽ làm công việc kiến
thiết. Vì vậy đi học, làm nghiên cứu cũng là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng.
Đó không phải là một ưu đãi đặc biệt gì cho cá nhân. Chúng ta được đào tạo và
chúng ta đã làm việc chứ có phải ngồi chơi đâu.
Chúng ta làm việc và được
trả lương chứ có phải được ưu đãi gì đâu. Phải chăng công sức của các trí thức
trong việc xây dựng đất nước là không đáng kể. Còn việc đi làm chuyên gia như
chúng ta hiện nay cũng là đi làm nghĩa vụ. Nước bạn trả cho chúng ta lương
tháng từ 1200 đến 1500 đô la. Thế mà Bộ Tài chính cử người sang các Sứ quán thu
lại phần lớn, chỉ cho chúng ta hưởng khoảng 300 đô la mỗi tháng. Nếu xem khoản
chúng ta đóng góp cho Nhà nước là đóng thuế thì mỗi năm chúng ta đồng thuế khoảng
trên 10 ngàn đô. Thế thì ai phải cám ơn ai?
Còn việc mà đồng chí cho
là tôi nói xấu, phê phán Đảng, tôi chỉ phản biện những cái sai, chứ tôi không
nói xấu. Mà lãnh đạo Đảng nhiều lần kêu gọi đảng viên và quần chúng chỉ ra cho
thấy những thiếu sót, những sai lầm kia mà.
Văn Phó ngồi nghe, trong
thâm tâm chắc biết Thao nói đúng nên không phản bác lại được câu nào, chi nói ấp
úng: Điều đồng chí Thao nói là do suy nghĩ cá nhân, đúng sai đến đâu cần thảo
luận. Chỉ cần nhắc rằng chúng ta là đảng viên, cần thực hành nghiêm kỷ luật đảng,
đặc biệt là 19 điều cấm.
Biết rằng không thể tranh
luận với Thao, bày ra việc này có lẽ Phó chỉ đề phòng khi bị cấp trên hỏi đến
vai trò của bí thư khi trong chi bộ có người dám nói như Thao. Hồi còn học với
nhau, Phó tự biết mình chỉ là một sinh viên bình thường, một đoàn viên biết nhất
nhất vâng lời các đảng viên để tu dưỡng, để phấn đấu vào đảng, còn Thao là một
trong số các sinh viên xuất sắc. Tự biết không giáo dục được Thao, Văn Phó quay
sang tôi, mong tìm sự ủng hộ.
Phó hỏi tôi: Anh Cống thấy
thế nào về ý kiến của tôi và của anh Thao. Đoán rằng Phó có hy vọng tôi sẽ có
phần nào đó ủng hộ anh. Chẳng là tôi vừa mới được kết nạp, phải tỏ ra bênh vực
bí thư chi bộ.
Văn Phó hoàn toàn không
ngờ khi tôi nói: Tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ ý kiến của anh Thao. Chúng ta
là những trí thức, cần có suy nghĩ độc lập và tự do tư tưởng, cần dũng cảm bảo
vệ điều mà mình cho là đúng, phản biện những điều mình cho là không phù hợp với
quy luật.
***
Ngoài câu chuyện trên,
tôi còn muốn đề cập đến ý kiến của một số người về lương hưu. Họ tưởng nhầm rằng
lương hưu là của Đảng cho, là ân huệ của Đảng, phải ghi nhận công ơn ấy.
Đó là một nhận thức sai lầm
nghiêm trọng. Chẳng có lương hưu nào của Đảng cả. Lương hưu là một phần trả
công cho người lao động, được bảo hiểm xã hội thu giữ và chi dần. Đảng, Nhà nước
chẳng có quyền hạn và trách nhiệm gì trong chuyện này (Riêng Nhà nước có thể ra
luật về Bảo hiểm xã hội). Việc trả lương hưu thì tất cả các nước, mọi chế độ đều
thực hiện. Không biết bọn người cho rằng lương hưu là ân huệ của Đảng, của Nhà
nước có trí tuệ thấp kém đến bực nào.
No comments:
Post a Comment