Người
Việt thiếu ý thức, vô ơn
Chu
Tất Tiến
Tuesday, 08/09/2020 -
06:06:07
http://www.viendongdaily.com/nguoi-viet-thieu-y-thuc-vo-on-iLZoIKv8.html
Có thể nói từ khi có cuộc
di cư 1954 của người miền Bắc vào miền Nam, dưới một nền văn hóa dân tộc Nhân Bản
và trong sáng, người Việt Nam không còn sử dụng chữ “MỌI” để gọi người
Thượng Du nữa mà gọi họ là NGƯỜI THƯỢNG, NGƯỜI THƯỢNG DU, hoặc NGƯỜI MIỀN NÚI
vì đã hiểu rằng, chữ MỌI là do Tây Thực Dân đẻ ra để hạ giá trị của những người
bản xứ vẫn định cư ở miền Núi và không chấp nhận văn minh do Tây
Phương đem lại. Với sự giáo dục của nền đệ Nhất Cộng Hòa, người Việt đã hiểu rằng
hai chữ “Người Kinh” và “Người Thượng” được đặt ra để phân biệt hai sắc dân này
hầu cho người Pháp dễ cai trị.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2020/9/08-Sep-2020/0908nguoiviet1.jpg
Người Việt
Nam ở thế kỷ thứ 19.
Thực tế, cho đến những cuối
thế kỷ 19, người Việt dân dã vẫn đi chân đất, chỉ một số có học, có tiền mới đi
guốc. Nhìn những hình ảnh xưa, vẫn thấy lính lệ đi chân đất, che lọng cho quan
đi hài.… Những năm ấy, các hương chức trong làng vẫn cắp guốc vào nách, khi đến
bữa tiệc, hay nhà quan, mới bỏ guốc xuống và đi guốc vào. Dưới chế độ Ngô Đình
Diệm, người Thượng đã được đối xử công bằng hơn, và dần dần, đã được theo học
những lớp đặc biệt để làm việc trong những cơ quan hành chánh cao cấp.
Trước năm 1975, tại miền
Nam, Bộ Sắc Tộc vẫn hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ và phát triển đời sống của những
người Thượng. Một số viên chức gốc miền Núi đã đạt những địa vị cao trong ngành
hành chánh để trở thành những vị Giám Đốc, Chánh Sở và những chức vụ cao hơn,
ngang hàng với những Đốc Sự, Tham Sự khác, không có gì phân biệt.
Người miền Nam hoàn toàn
không có tinh thần kỳ thị với bất cứ sắc tộc nào, dân tộc nào kém
văn minh hơn mình. Danh xưng “Mọi” dần dần biến mất trong ngôn ngữ Việt
Nam, ngay cả khi xem phim Cao Bồi của người Mỹ, người Việt
văn minh cũng không còn gọi người Da Đỏ là “Mọi Da Đỏ” như trước đó
vài thập niên, mà chỉ gọi là “Người Da Đỏ” mà thôi.
Từ năm 1967, khi quân đội
Mỹ ào ạt đổ vào miền Nam, cùng với những người da trắng là những người lính Mỹ
có nước da đen tuyền, người miền Nam vẫn gọi họ là “Mỹ Đen,” chứ không gọi là
“Mọi Đen,” và từ đó, mối liên hệ giữa người Việt da vàng và người Mỹ da đen được
củng cố, thân mật. Nhiều cố vấn quân sự Mỹ là người da đen đã nhiệt tình giúp đỡ
miền Nam như bà con ruột thịt vậy, rất nhiều Sĩ quan Mỹ da đen đã hy sinh thân
mình để bảo vệ sinh mạng cho những người lính Da vàng miền Nam. Sau chiến
tranh, cũng có rất nhiều người Mỹ đen đã nỗ lực giúp cho người Việt da vàng được
định cư trên nước Mỹ với tất cả thiện chí của họ.
Tuy nhiên, điều trớ trêu
là sau khi ổn định nơi xứ người, một số người Việt đã bộc lộ tính kỳ thị của
mình với những người Mỹ đen và cho rằng tất cả những người Mỹ đen đều là tội phạm,
là những kẻ giết người không gớm tay, nói chung, người Việt mình cho rằng người
Mỹ đen là một sắc dân hạ cấp. Nhiều người Việt đã gọi người Mỹ đen là MỌI! Dĩ
nhiên, thực tế cho thấy là người mình không thể ở cùng xóm, cùng khu với MỌI
ĐEN vì họ ồn ào, lớn tiếng, mở nhạc ầm ĩ, và hay gây lộn, đánh lộn. Thanh niên,
thiếu nữ Mỹ đen thì thường sống buông thả về vấn đề ái tình, ma túy… và tạo ra
những hình ảnh dễ sợ ngoài đường phố. Có những khu phố dành riêng cho người da
đen, mà không một người nào khác mầu da dám bước vào cũng như không được phép
bước vào.
Năm 1967, tôi đang học
Anh Văn ở Lackland, San Antonio, Texas. Một buổi chiều, khoảng 7 giờ,
tôi cùng người bạn lửng thửng ngang qua một khu da đen và ngắm nghía những dẫy
nhà trong khu đó. Đột nhiên, một chiếc xe cảnh sát trờ tới, không nói một lời,
túm lấy hai chúng tôi, đẩy lên xe, rồi phóng thật nhanh qua khỏi khu đó. Chúng
tôi ngạc nhiên, hỏi anh cảnh sát da trắng để biết mình phạm tội gì mà bị bắt.
Anh cảnh sát ngừng xe lại và nói: “Tôi không bắt các anh, mà muốn bảo vệ các
anh. Khu da đen đó, mà anh bước vào buổi chiều là sẽ không còn bước ra. Sáng
hôm sau, có thể thấy xác các anh ở bãi rác nào đó!” Thật kinh hoàng. Cho đến những
thập niên sau này, tuy tình hình trong các khu phố da đen có cải thiện, nhưng
người Việt di cư cũng không ai dám mua nhà ở gần người da đen vì sợ…
Điều đáng suy nghĩ ở đây
là vấn đề kỳ thị mầu da, và những quan điểm không chính xác về các sắc dân bản
xứ tại Mỹ. Đa số người Việt cho rằng chỉ có da đen mới gây tội ác, nhưng thực tế,
người Mỹ La Tinh mới là sắc tộc gây tội ác nhiều hơn người da đen gấp bội và
trong phạm vi lớn hơn nhiều. Người Mỹ đen chỉ có trộm cắp vặt, số nạn nhân bị
giết bởi người đen thì ít, còn người Mỹ La Tinh thì là trùm băng đảng ma túy,
chuyên thủ tiêu, giết người hàng loạt.
Người Trung Hoa
cũng tàn độc không kém khi điều hành những băng đảng theo từng địa bàn, nhất là
ở Los Angeles, chặt tay, chặt đầu những ai không nộp tiền cho chúng. Người Việt
ở ngoài không nhìn thấy những hành động tội ác của họ vì họ rất kín đáo, nhưng
nếu có làm thương mại ở Los Angeles, thì mới biết họ ghê gớm như thế nào. Trên
hết, những băng đảng Việt Nam, (bây giờ bị chìm rồi vì bị FBI truy
lùng và diệt gần hết) đã từng gây sóng gió trên địa bàn California về
“bắt mua bảo kê, bắt cóc, tống tiền, thủ tiêu đối phương”. Nhiều cơ sở thương mại
tại miền Nam California vẫn còn nhớ những ngày mà mấy thanh niên Việt
xông vào tiệm, đòi chia tiền, nếu không đưa thì bị đập đánh ngay...
Tổng quát, không có dân tộc
nào hiền lương 100%. Dân tộc nào cũng có những Thiên Thần và Ác Quỷ, chỉ có
khác nhau về số lượng nhiều hay ít mà thôi. Ngay cả người Mỹ trắng cũng từng là
Ác Quỷ khi đến chiếm đất này và tiêu diệt không thương tiếc những người bản địa,
là người Da Đỏ. Hiện nay, nhiều bộ lạc đã hoàn toàn biến mất trên mặt đất,
những bộ lạc khác thì còn tồn tại nhưng với rượu, và cờ bạc. Thế kỷ 21 này, mà
nhiều khu gọi là “Reservation” trên đất California chỉ là những miếng
đất khô cằn, sỏi đá, mà người dân đa số là nghèo khổ, thất học, và bị kỳ thị
khi xin việc ngoài phố.
Năm 1968, khi tôi học trường
Sĩ Quan Lục Quân Hoa kỳ, ở chung phòng với một anh da đỏ, hiền khô, ít nói, nhất
định là anh ta giỏi Anh Văn hơn tôi trăm lần, vậy mà đến cuối khóa, anh ta bị rớt
ra Trung Sĩ. Một người da đen cùng Trung Đội với tôi, rất dễ
thương, chăm chỉ, mà cũng rớt luôn. Trong số khoảng 7 anh Sinh viên Sĩ Quan da
đen, chỉ có ba anh ra trường với bằng Thiếu Úy như tôi, còn lại
là Trung Sĩ hết! Như vậy, người Mỹ trắng có công bằng không? Có kỳ thị
ngấm ngầm không?
Tháng 1, năm 1990, tôi trở
lại Mỹ lần thứ hai, dưới phương diện H.O 1, diện của những người tù chính trị.
Vì đã từng là Giáo sư dạy Anh Văn tại một trường Trung Học ở Việt
Nam, tôi ghi tên đi học lại bằng Cử Nhân Văn Chương Mỹ ngay, mà không chờ đợi đủ
một năm để thành cư dân như những trường hợp khác. Sau khi thi trắc nghiệm Anh
Ngữ với điểm khá cao, tôi được vào học chung với Mỹ ở lớp English 100,
là lớp bắt buộc cho mọi sinh viên để được cấp bằng Cử Nhân. Sinh viên nào không
qua khỏi lớp này, thì dù có học đủ hơn 120 - 140 credit của chương trình đại học,
cũng không được cấp bằng B.A hay B.S. Vì thế, rất nhiều Sinh viên Mỹ đã dự lễ
ra trường, mặc áo, đội mũ, nhưng không có bằng, cho đến khi chứng minh được
là đã qua lớp English 100 này với hạng thấp nhất là C thì mới đến trường
để nhận bằng mà nộp cho nơi xin việc.
Ngày đầu tiên, tôi vào lớp English 100.
Cô giáo cho đọc một bài văn, rồi bảo phải trả lời 10 câu nghiên cứu, cùng làm một
bài luận phê bình bài văn này. Tôi làm xong bài nghiên cứu 10 câu hỏi, và một
bài luận chỉ hơn 1 tiếng đồng hồ rồi nộp lên trước rất nhiều sinh viên Mỹ khác.
Sau khi cô giáo đã thu hết bài, tôi giơ tay, đặt câu hỏi với cô giáo: “Theo tôi
hiểu, tác phẩm văn chương nào cũng gửi đến một thông điệp cho người đọc, hoặc về
tính nhân bản của con người, hoặc về cách hành sử trong xã hội… Nhưng bài văn
mà cô vừa bắt chúng tôi nghiên cứu là chỉ là một bài thô tục, kể về việc làm
tình của một bà mẹ trẻ với một anh hàng xóm dâm đãng, chẳng có gì đáng nghiên cứu
cả! Tôi không hiểu tại sao chúng tôi lại phải nghiên cứu cái bài văn này!”
Nghe tôi nói xong, cô
giáo nổi giận, quạt tôi một mách: “Anh không phải là cư dân Mỹ, không phải là
người sinh ra đã nói tiếng Anh, anh không nên học lớp này. Biết điều thì rút
lui, kẻo tôi sẽ cho anh rớt, bất chấp anh cố gắng cỡ nào!” Nói xong, cô lôi bài
luận và bài nghiên cứu của tôi ra, gạch chéo cái xoẹt, và quất vào đó chữ D to
tổ bố!
Tôi lẳng lặng cầm bài luận,
đi ra khỏi lớp và ngày hôm sau, lên gặp ông Khoa Trưởng, Tiến Sĩ văn chương,
người Mỹ Đen! Trình bầy sự việc với ông Khoa Trưởng xong, nghe ông nói: “Sự kỳ
thị vẫn có ở khắp mọi nơi, mọi thời gian. Cô giáo dậy anh là người kỳ thị, vì
bài luận của anh, đáng nhẽ được điểm A trừ (A-) vì có một số dấu phẩy đặt sai
chỗ, thì cô ấy lại cho anh rớt! Anh về làm đơn gửi tôi, kèm theo bài luận này,
tôi đuổi cô ấy liền!” Tôi về, suy nghĩ lại, thấy không nỡ hại người ta mất việc
làm, nên tha Tào.
Từ đó, biết rằng sự kỳ thị
của người Mỹ trắng với các sắc tộc khác vẫn tiềm ẩn đâu đó, chỉ chờ cho có cơ hội
là bùng ra. Nhưng dĩ nhiên, số người Mỹ trắng kỳ thị người Việt thì rất ít, còn
lại đa số đã chấp nhận người Việt di tản cũng không khác gì mình. Sau này, khi
tôi học những lớp Tâm lý Học và Triết Học, đặc biệt là Triết học Karl Max, cho
chương trình Bachelor về Văn Chương Mỹ là những môn mà tôi rất thích hợp, thấy
tôi vẫn tranh luận với các vị Giáo sư một cách bình đẳng, thì mấy cô sinh viên
Mỹ cứ chờ đến giờ ra chơi mà xúm lại nhờ tôi chỉ dẫn thêm, không có sự ngại
ngùng gì cả. Đa số thanh niên Mỹ có tính thực dụng nên hơi kém về các vấn đề mơ
hồ, mông lung, không thực tế. Trong một lớp về Tranh Luận (Debate), học về cách
đối đáp, tranh cãi về một vấn đề, giáo sư đã chia lớp ra làm 2 toán: Nhóm A,
“Pro”(ủng hộ) và Nhóm B “Con” (chống đối), để cãi nhau.
Cả lớp toàn Mỹ trắng đã bầu
tôi, một anh da vàng, làm Trưởng nhóm A để tranh luận với nhóm B. Hai nhóm đứng
hai bên lớp, Ông Thầy đưa ra một đề tài cho hai nhóm đối kháng nhau. Thí dụ như
“Bạn nghĩ thế nào về vấn đề phá thai. Đúng hay sai?” Hai nhóm tranh luận kịch
liệt, nhưng luôn giữ lễ độ, không để lộ cảm xúc cá nhân, để ông Thầy chấm điểm.
May mắn, lý luận của tôi luôn luôn áp đảo và được các cô sinh viên Mỹ đẹp như
tiên thưởng cho một cái ôm, một cái hôn trên má, hay một vài lần đi uống cà
phê. Vì phe tôi thắng, nên tất cả những ai theo tôi đều được điểm A. Đến khi học
chương trình Master về Psychology cũng thế, các sinh viên Mỹ đều bầu tôi làm
trưởng toán hướng dẫn (1 toán 8 sinh viên) và lấy bài làm của tôi làm gốc cho họ
phát triển thêm.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2020/9/08-Sep-2020/0908nguoiviet2.jpg
Người Việt Nam ở thế kỷ thứ 19.
Trình bầy như vậy, không
phải để khoe khoang mà muốn chứng minh rằng, người Mỹ trắng không kỳ thị da
vàng, không chê bỏ người mới tới. Trong khi đó, người da trắng vẫn kỳ thị da
đen rất nhiều. Cảnh sát da trắng bắn chết da đen nhiều gấp 6 lần da trắng,
không kể những vụ đánh đập tàn nhẫn như vụ Rodney King, gây bạo loạn. Mấy tháng
gần đây, liên tiếp nhiều vụ cảnh sát da trắng làm chết người da đen. Vụ Floyd
chưa xong, lại thêm mấy vụ nữa. Amauh Arbery, người da đen đang chạy “jogging”
thì thì bị chặn lại rồi bị bóp cổ chết, Brooks đang ngủ trong xe bị dựng dậy, bỏ
chạy, rồi bị bắn sau lưng, Michiad Lee, 17 tuổi, tâm thần, bị bắn chết ngoài đường,
Daniel, cũng tâm thần bị chùm đầu đến chết, Black bị bắn 7 phát vào lưng … Những
vụ liên tiếp bắn chết người da đen này làm cho cả nước Mỹ đang lâm vào tình cảnh
hỗn loạn, không kiểm soát được (unrest country).
Một số người da đen thuộc
phong trào Black Lives Matter, (thành lập từ 2013 sau vụ Trayvon Martin, thiếu
niên 17 tuổi, đang chạy gần nhà thì bị bắn chết) xuống đường biểu tình, tạo cơ
hội cho những kẻ tội phạm, thất nghiệp, băng đảng, lợi dụng tình thế này mà cướp
bóc, phá hoại tài sản của dân Mỹ. Cũng phải kể thêm là trong số phá hoại đó có
nhóm Antifa, một tổ chức chống đối chế độ Tư Bản, giật dây bởi những Cộng Sản
Trung Hoa, lẩn trong đám đông để khích động hận thù, phá phách.
Điều đáng quan tâm là những
vụ kỳ thị người da đen này vẫn xảy ra, bất chấp một số không nhỏ những người
đen làm nên tên tuổi lẫy lừng trên thế giới: Những giọng hát có một không hai
như Whitney Houston, Beyoncé, và Michael Jackson. Các tài tử phim ảnh như: Will
Smith, Bernie Mac, Dezen Washington, Sammuel Jr. Davis, Whoopi Golberg, Cuba
Gooding Jr., Forest Whitaker (đóng phim Rồng Xanh về người Việt di tản năm
1975) là những tài tử lừng danh, được cả thế giới yêu mến.
Người điều hành Talk Show
và cũng là chủ biên một tuần báo nổi tiếng, Oprah Winfrey, là người hoạt động
xã hội không mệt mỏi như xây trường họp cho trẻ em nghèo, giúp cải thiện xã hội
ở những nước Phi Châu. Những ai xem chương trình American Got Talent không thể
quên gương mặt dễ lôi cuốn của người mẫu, nhà văn Tyra Banks. Về phương diện thể
thao, có người da trắng nào sánh được Tiger Wood (vô địch Golfing) và những thần
tượng thể thao như Muhamed Ali, Michael Jordan, Magic Johnson, Kobey Bryant, và
Carl Lewis, người vô địch thể thao mọi thời đại, mọi môn điền kinh.
Người Mỹ hay người ở bất
kỳ quốc gia văn minh nào cũng không thể được yêu mến, kính trọng như những nhân
vật da đen này. Vậy mà một số người Việt mình thì lại gọi họ là MỌI ĐEN! Đặc biệt,
vị Tổng Thống tiền nhiệm của Hoa Kỳ, người không hề có vết tích xấu xa nào với
nước Mỹ, người lo cho dân nghèo, trong đó hơn 1 triêu người Việt nam di tản, được
bảo hiểm y tế, thì mới đây, nhiều người Mỹ gốc Viêt công khai gọi ông là THẰNG
MỌI ĐEN, THẰNG Ô BÀ MÁ, THẰNG RỢ, THẰNG HỒI GIÁO! Còn Đệ Nhất Phu Nhân, có bằng
Tiến Sĩ Luật, Giáo Sư đại học danh tiếng thì được tặng cho cái tên là CON KHỈ
GIÀ ĐEN THUI! Thử hỏi những người Việt mà đặt tên cho Tổng Thống và Phu Nhân
như vậy suy nghĩ như thế nào khi công khai nhục mạ người da đen đáng kính như
thế?
Trình độ học thức của người
Việt đó đến tầm cỡ nào, so sánh với học vị, và kiến thức của người có mầu da
đen như thế kia? Cá tính, sự cư xử, sự thông minh, kiến thức ngoại giao quốc tế
của những người Việt đó có xứng đáng là học trò, là cháu chắt của mấy người đen
đó không? Trên hết là lòng biết ơn với người đã tặng không cho mình Bảo Hiểm Sức
Khỏe, Medical, Obama Care để gia đình, bản thân mình khi mắc bệnh đã để đâu?
Bao nhiêu trường hợp thập tử nhất sinh đã được cứu vì có Obama Care hỗ trợ? Người
Việt vốn được giáo dục về lòng Biết Ơn với những người đã gia ơn cho mình, lòng
Tự Trọng với chính mình và với người khác, bây giờ có còn không? Dựa trên căn bản
nào mà mình có thể kỳ thị người da đen một cách kinh khủng như thế? Có lẽ tự
cho mình là giống THƯỢNG ĐẲNG DA VÀNG chăng? Có lẽ đã quên rằng mình là những kẻ
lưu vong, ăn nhờ ở đậu xứ người? Tự đâu mà mình có nhà ở, có xe đi, có phương
tiện đi mua sắm, “chit chat” trên Facebook, email? Có phải là từ những người Mỹ
có lòng nhân từ, trong đó, có rất nhiều người da đen, đã cưu mang mình, cho chỗ
ăn chỗ ở, foodstamps, còn kiếm việc làm cho mình, mà không có một chút kỳ thị
nào?
Vậy đó, mà vẫn rải rác đó
đây, trên mạng lưới email, trên Facebook, vẫn thấy những chữ MỌI ĐEN rất to kèm
theo lời nhục mạ những người được Thượng Đế phết lên mầu đen trên da này. Thật
buồn cho quan điểm kỳ thị ngược đời của một số người Việt, đa số là những người
đã hưởng Obama Care.
NGƯỜI VIỆT MÌNH THẬT THIẾU
Ý THỨC, VÔ ƠN, BẠC NGHĨA.
(Ngày 9 tháng 9 năm 2020)
No comments:
Post a Comment