Kiến
nghị của nhóm luật sư Đồng Tâm
04/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/04/kien-nghi-cua-nhom-luat-su-dong-tam/
Kiến nghị mới nhất của nhóm luật sư Đồng Tâm được gia đình các bị can mời
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can tại phiên tòa sơ thẩm ngày
7/9/2020.
***
ĐƠN KIẾN NGHỊ TRƯỚC NGÀY XÉT XỬ
(Đối với vụ án “Giết
người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành,
Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội)
Hà Nội, ngày 03-09-2020
Kính gửi:
– Ông Trương Việt Toàn, Thẩm phán, Chủ toạ phiên toà;
– Ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND TP Hà Nội;
– Ông Nguyễn Duy Giảng, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội.
Chúng tôi, những luật sư có tên dưới đây:
1. Luật sư Ngô Anh Tuấn;
2. Luật sư Lê Văn Hoà;
3. Luật sư Đặng Đình Mạnh;
4. Luật sư Nguyễn Hà Luân;
5. Luật sư Lê Văn Luân;
6. Luật sư Hà Huy Sơn;
7. Luật sư Nguyễn Văn Miếng;
8. Luật sư Nguyễn Khả Thành;
9. Luật sư Ngô Ngọc Trai;
10. Luật sư Trương Chí Công;
11. Luật sư Dương Lê Ước An;
12. Luật sư Bùi Hải Quảng;
13. Luật sư Phạm Lệ Quyên.
Chúng tôi là những người bào chữa cho 21/29 bị can trong vụ án “Giết
người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành,
xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (bao gồm: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình
Doanh, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Viết Hiểu, Bùi Thị Nối, Trần Thị Phượng,
Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thị Bét, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Lụa, Lê
Đình Quân, Bùi Duy Tuấn, Trịnh Văn Hải, Đào Thị Kim, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn
Văn Quân, Lê Đình Hiển, Nguyễn Thị La).
Riêng 03 luật sư Ngô Anh Tuấn, Lê Văn Hoà, Đặng Đình Mạnh còn là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Dư Thị Thành, là vợ của ông Lê Đình
Kình (đã chết) – bà Thành có đơn yêu cầu khởi tố vụ án “Giết người” đối với chồng
bà nhưng tới nay chưa được xem xét, giải quyết.
Kính thưa các Quý vị!
Trong suốt quá trình tố tụng của vụ án, cả ba giai đoạn: điều tra, truy
tố, chuẩn bị xét xử, các luật sư bào chữa chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn
từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng, khiến
cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ đang bị tạm giam là
rất khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể:
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA
Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an TP Hà Nội liên tục gây khó dễ cho các
luật sư:
– Chậm trễ trong việc cấp Thông báo bào chữa cho một số luật sư tham
gia bào chữa cho các bị can được gia đình mời, bao gồm: Luật sư Ngô Anh Tuấn,
Luật sư Đặng Đình Mạnh, Luật sư Lê Văn Hoà…
– Không cho luật sư được tiếp xúc riêng với thân chủ trong Trại tạm
giam dù vụ án này không liên quan tới an ninh quốc gia hoặc là trường hợp đặc
biệt khác theo quy định của pháp luật.
– Không cho luật sư được tiếp cận hồ sơ vụ án sau khi đã kết thúc điều
tra mặc dù các luật sư có đề nghị nhiều lần.
TRONG GIAI ĐOẠN
TRUY TỐ
– VKSND TP Hà Nội không cho các luật sư được tiếp cận hồ sơ vụ án để
đưa ra các kiến nghị nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ
mặc dù các luật sư cũng nhiều lần gửi văn bản yêu cầu.
– Một số luật sư gửi các văn bản khiếu nại hoặc yêu cầu gặp lãnh đạo
VKSND TP Hà Nội nhưng tất cả đều không được giải quyết.
TRONG GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ
– TAND TP Hà Nội cũng rất chậm trễ trong việc cho các luật sư được sao
chụp hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, sau nhiều lần kiến nghị, phản ảnh của các luật sư
và sự can thiệp của Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam thì
yêu cầu này mới được chấp thuận.
– Mặc dù vậy, trong hồ sơ vụ án có 02 USB lưu giữ một số Clip, hình ảnh
sự việc diễn ra vào ngày 09/01/2020, Thư ký toà không cho luật sư copy dữ liệu
này. Cho đến nay, chỉ còn 03 ngày nữa vụ án được đưa ra xét xử nhưng các luật
sư vẫn chưa được copy để nghiên cứu mặc dù đã nhiều lần đề nghị.
NGAY CẢ MỘT CƠ
QUAN CÓ VAI TRÒ TRUNG GIAN, LÀ NƠI GIAM GIỮ CÁC BỊ CAN, ĐẢM BẢO VIỆC THI HÀNH
ÁN SAU NÀY LÀ TRẠI TẠM GIAM SỐ 2- CÔNG AN TP HÀ NỘI CŨNG GÂY KHÓ KHĂN CHO CHÚNG
TÔI:
– Không giải quyết thủ tục thăm gặp bị can dù luật sư đã có đầy đủ các
hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều lần một số luật sư vào
thăm gặp thân chủ phải quay về sau khi cán bộ Trại Tạm giam gọi điện, nhận chỉ
đạo của cấp trên và báo lại luật sư chưa thể được gặp và không giải thích gì
thêm.
– Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển qua Toà án, khi luật sư vào thăm gặp
và trao đổi một số nội dung liên quan tới vụ án, luôn có 02 cán bộ Trại Tạm
giam ngồi cạnh luật sư và ngồi cạnh thân chủ, nhấc điện thoại bàn nghe công khai
toàn bộ nội dung cuộc trao đổi của luật sư và thân chủ; hơn thế nữa, trong một
số cuộc gặp, cán bộ Trại Tạm giam còn ngang nhiên xen vào cuộc trao đổi giữa luật
sư và thân chủ – hành động này là trái quy định của pháp luật và vượt quá thẩm
quyền giám sát của cán bộ quản lý trại giam.
Từ việc không được tiếp xúc hồ sơ vụ án theo đúng thời quy đinh của
pháp luật, không được gặp gỡ, trao đổi riêng với thân chủ để nắm bắt được tâm
tư, nguyện vọng của họ nên đại đa số các luật sư bị động trong quá trình làm việc
với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vì một bên nói theo
hồ sơ và một bên nói “chay”. Cũng chính vì thế mà sau khi sao chụp hồ sơ và được
thăm gặp các bị can trong Trại Tạm tạm giam, chúng tôi phát hiện ra một số nội
dung trong bản kết luận điều tra, cáo trạng mâu thuẫn với lời khai của các bị
can có trong hồ sơ và mâu thuẫn với lời khai của họ khi được tiếp xúc trực tiếp
với luật sư mà không có mặt của Điều tra viên. Điều nghiêm trọng hơn, nhiều
tình tiết mới có thể làm thay đổi căn bản nội dung của một số sự việc đã xảy ra
trong vụ án, nó đi ngược lại với một số nội dung đã nêu lên trong bản kết luận
điều tra và cáo trạng nhưng không còn thời gian để xác minh, đối chất làm rõ.
Đi sâu vào nội dung vụ án được khái quát tương đối đầy đủ trong bản Cáo
trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24/6/2020 của VKSND TP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy
có một số vấn đề chưa đúng hoặc sai sự thật như sau:
QUY CHỤP TỘI DANH
CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT
Dù bất kỳ tình huống nào xảy ra thì cụ Lê Đình Kình cũng đã chết. Luật
pháp quy định “Không ai được xem là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp
luật của toà án” do đó, việc VKSND TP Hà Nội vội vàng quy kết “Hành vi của Lê
Đình Kình đã phạm tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật
Hình sự” là trái quy định của pháp luật. Hơn thế nữa, từ cách quy kết này dẫn tới
cách sử dụng từ ngữ, cách xưng hô với một người già, gần 60 năm tuổi Đảng một
cách trống không, miệt thị là hành động thiếu văn hoá và tỏ rõ thái độ phân biệt
đối xử.
THÔNG TIN “MẬP MỜ”
VỀ VỤ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ QUÁ TRÌNH ĐỐI THOẠI, GIẢI QUYẾT ĐẤT ĐAI XẢY RA
TẠI XÃ ĐỒNG TÂM
Bản Cáo trạng đã nêu lại gần như y nguyên nội dung các thông tin theo
các văn bản mà Thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ nêu ra trong các “Kết
luận số 2346” và “Thông báo số 611”. Tuy nhiên, việc “cắt gọt” bớt nội dung sự
thật khiến người đọc sẽ có cái nhìn không thiện cảm với các bị can; vì thực chất,
từ khi xảy ra tranh chấp, chưa có bất kỳ một cuộc đối thoại đúng nghĩa nào được
diễn ra để người dân có bức xúc được dịp trình bày những ấm ức trong lòng mình
để các cơ quan có thẩm quyền lắng nghe và xem xét thấu đáo (ngay cả cuộc “đối
thoại” với chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, tại UBND huyện Mỹ Đức
vào năm 2017). Trang 4 Cáo trạng ghi “Thanh tra Chính phủ phối hợp với UBND huyện
Mỹ Đức mời công dân xã Đồng Tâm lên UBND huyện đối thoại về kết quả thanh tra
nhưng các công dân này không lên đối thoại” là sai sự thực vì trong thư mời có
ghi rõ nội dung là “Thông qua nội dung của Thông báo số 611/TB-TTCP ngày
25/4/2019” – rõ ràng theo thông báo này thì việc mời người dân Đồng Tâm lên chỉ
để thông qua cho họ biết nội dung Thông báo này (mà thực chất báo chí, truyền
thông đã công khai liên tục từ tháng 4/2019). Nói cách khác, việc thông báo cho
người dân có khiếu nại biết các thông tin mà đã công khai cho toàn thể dân
chúng biết rồi là hành động mang tính chống chế, khiên cưỡng nhằm hợp thức hoá
thủ tục còn thiếu sót của TTCP mà thôi. Như vậy, Cáo trạng đã “hô biến” những
sai sót của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thành sai sót, thậm chí
là sai phạm của người dân nhằm nghiêm trọng hoá hành vi chống đối của họ ngay từ
lúc khởi đầu.
Nếu các cơ quan quản lý nhà nước đã thực tâm cố gắng đối thoại với người
dân thì có thể, sự kiện đau lòng ngày 09/01/2020 đã không xảy ra.
VỀ KẾ HOẠCH “TẤN
CÔNG” VÀO ĐỒNG TÂM NGÀY 09/01/2020
Theo trang 5 Cáo trạng, kế hoạch “tấn công” vào Đồng Tâm do Công an TP
Hà Nội đưa ra và “Kế hoạch đã được UBND TP Hà Nội đồng ý chủ trương và đã được
Bộ Công an phê duyệt” – như vậy, đây là một kế hoạch bài bản, có sẵn, không phải
là sự kiện ngẫu nhiên, nó trái ngược hoàn toàn với những thông tin ban đầu khi
mới xảy ra sự kiện được Bộ Công an đã đăng tải trên trang web công khai và được
các tờ báo lớn nhỏ đăng tải, dẫn nguồn về việc hành động tấn công diễn ra trên
cánh đồng Sênh.
Cho tới tận bây giờ, rất nhiều người dân vẫn hiểu rằng, những người dân
Đồng Tâm, những bị can bị bắt trong vụ án này đã chống lại lực lượng thi hành
công vụ trên cánh đồng Sênh, nơi xảy ra tranh chấp đất đai chứ không phải là
trong làng Hoành hay trong nhà cụ Kình… Những thông tin nhiễu loạn khiến và được
suy diễn theo hướng xấu hơn cho tình trạng của các bị can.
VỀ HÀNH VI VÀ CÁI
CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH
Về hành vi của cụ
Kình
Trang 13 Cáo trạng nêu: Cụ Kình đã nhiều lần có hành vi tấn công lực lượng
chức năng: dùng tuýp sắt gắn dao nhọn tấn công làm sướt da một chiến sỹ, không
xác định danh tính (lần 1), dùng tuýp sắt gắn dao nhọn tấn công một chiến sỹ
khác nhưng không bị thương (lần 2), có thể là người ném lựu đạn từ trong phòng
ra nhưng không nổ (lần 3)… do vậy, lực lượng chức năng đã phải bắn để tiêu diệt.
Khi chết, tay phải cụ Kình vẫn cầm một quả lựu đạn chưa nổ. Nếu xét theo dữ liệu
mà VKDND TP Hà Nội đưa ra, việc tiêu diệt cụ Kình là cần thiết và đúng pháp luật.
Tuy nhiên, cần xem xét lại thực tế rằng, kể từ sau khi bị đánh gãy chân vào năm
2017, cụ Kình chủ yếu ngồi xe lăn do ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà
Nội tặng. Thời gian sau này (khoảng vài tháng trước khi xảy ra sự kiện ngày
09/01/2020), cụ Kình đã không cần dùng tới xe lăn nhưng đi lại phải chống gậy;
do vậy, việc cho rằng cụ Kình một tay giữ cây gậy sắt để giữ thăng bằng, một
tay cầm dao tuýp để tấn công lực lượng chức năng là thiếu cơ sở thực tế. Việc
khẳng định cụ Kình cầm dao tấn công có thể chỉ là cơ sở để khẳng định việc bắn
cụ là chính xác mà thôi chứ việc chứng minh thực tế có thể xảy ra hay không bằng
cơ sở khoa học cần phải thực nghiệm lại hiện trường.
Về cái chết của cụ
Kình
Theo bản Kết luận điều tra số 210/KLĐT-PC01 (Đ3) ngày 05/6/2020 của Cơ
quan Cảnh sát điều tra-Công an TP Hà Nội và bản Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày
24/6/2020 của VKSND TP Hà Nội thì cụ Kình bị bắn hai phát từ phía sau lưng,
cách chừng 2-2,5m, nhưng khám nghiệm tử thi cho thấy, hai vết thương phía trước
ngực tròn nhỏ, không có xây xát nhưng hai vết thương sau lưng lớn hơn, bờ mép vết
thương nham nhở chứng tỏ đạn được bắn từ hướng trực diện, từ trước ra sau và loại
đạn là loại đạn chạm nổ nên vết thương đạn xuyên qua phía sau sẽ lớn hơn phía
vào.
Việc suy luận này cũng trùng hợp với nội dung lời khai của bị can Bùi
Viết Hiểu khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam rằng cụ Kình bị bắn ngay trước
mặt ông Hiểu “người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1m, nòng súng to như cổ tay,
nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó
nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi…”.
Như vậy, cần xác định rõ việc cụ Kình có thực sự thực hiện hành vi chống
trả lực lượng chức năng hay không và việc bắn chết cụ Kình đã đúng quy định
pháp luật hay chưa.
QÚA TRÌNH MỔ TỬ
THI CỦA CỤ KÌNH
Cơ quan thực hiện việc mổ tử thi cụ Kình không mời đại diện gia đình,
không có sự đồng ý hoặc chứng kiến của đại diện của gia đình cụ Kình là không
đúng quy định của pháp luật.
VỀ VẾT THƯƠNG TRÊN
NGƯỜI BỊ CAN BÙI VIẾT HIỂU
Trong bản Kết luận điều tra có nhắc tới bị can Bùi Viết Hiểu bị thương
nhưng không xác định được cơ chế hình thành vết thương, còn bản Cáo trạng thì
hoàn toàn không thấy nhắc tới nội dụng này. Tuy nhiên, theo lời khai của ông
Bùi Viết Hiểu khi gặp luật sư trong Trại Tam giam thì sau khi bắn chết ông
Kình, người ta soi đèn sáng và bắn vào 2 phát vào ông: 1 phát vào chân và một
phát vào ngực. Việc ông thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm
bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông bị thủng 3 lỗ hành
tá tràng, 2 lỗ đại tràng. Tới gần 11h trưa ngày 09/01/2020, sau thời gian chờ
chết nhưng ông không chết mà rơi vào trạng thái hôn mê, tim mạch ngừng thì mới
được đem đi cấp cứu.
Cần xác định rõ rằng việc không nhắc tới các vết thương của bị can Bùi
Viết Hiểu là sự cố tình lờ đi hay chỉ là sự cố, lỗi chủ quan về mặt nghiệp vụ;
và dù cho nó xuất phát từ nguyên do gì thì cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung
kịp thời.
HIỆN TRƯỜNG DẪN ĐẾN
CÁI CHẾT CỦA 3 CHIẾN SĨ CẢNH SÁT
Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới việc cả 3 chiến sỹ này đều bị rơi
xuống giếng trời giữa nhà ông Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức xem có phải do nguyên
nhân là do sơ suất khi mà trinh sát không nắm rõ và thông báo về địa hình hay
thực sự là do sự tấn công của bị can Lê Đình Chức và những người có liên quan;
vì rõ ràng, với vị trí này, một người không thông thuộc địa hình, việc trượt
chân tay rơi xuống hố là điều hoàn toàn có thể xảy ra và cần thực nghiệm hiện
trường để xác định lại một cách chính xác.
Từ các vấn đề còn thiếu sót về mặt tố tụng lẫn nội dung trong suốt thời
gian qua của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án
“Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn
Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, với tư cách là luật sư bào chữa cho các bị can
có tên nêu trên, chúng tôi đồng kiến nghị với các ông: Chủ toạ phiên toà sơ thẩm
ngày 07/9/2020; Ông Chánh án TAND TP Hà Nội; Ông Viện trưởng VKSND TP Hà Nội với
nội dung như sau:
Vì hồ sơ vụ án còn có quá nhiều điểm mâu thuẫn chưa được làm rõ và
không thể khắc phục được ngay trong phiên toà sắp tới, nên đề nghị TAND TP Hà Nội
trả hồ sơ lại cho Cơ quan điều tra để cơ quan này điều tra làm rõ những nội
dung mà chúng tôi nêu ở trên đây, đặc biệt là việc cần phải dựng lại hiện trường
tổng thể của vụ án, có sự tham gia của các cơ quan tiến hành tố tụng, các bị
can và luật sư của họ, có đại diện gia đình bị can và bị hại (nếu cần)… để góp
phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Bên cạnh đó, để khắc phục những thiếu sót trong khâu chuẩn bị đưa vụ án
ra xét xử, đảm bảo vụ án được giải quyết một cách khách quan, triệt để, sau khi
hồ sơ được chuyển qua toà án để đưa vụ án ra xét xử, cần triệu tập thêm những
người sau đây:
– Bà Dư Thị Thành, vợ cụ Lê Đình Kình (Nhân chứng, đại diện bị hại);
– Chị Nguyễn Thị Duyên, vợ bị can Lê Đình Uy (Người có quyền và nghĩa vụ
liên quan);
– Những chiến sỹ cảnh sát bị thương trong khi thi hành công vụ (bị hại);
– Chiến sỹ cảnh sát đã bắn chết cụ Kình, làm bị thương bị can Bùi Viết
Hiểu;
– Giám định viên;
– Các điều tra viên;
– Những người khác theo danh sách đề nghị triệu tập của Luật sư Lê Văn
Hoà (có công văn kèm theo).
Mặt khác, để đảm bảo đúng nguyên tắc của một phiên toà dân chủ, công
khai theo Hiến pháp và pháp luật, đề nghị HĐXX sơ thẩm đảm bảo quyền tự do tác
nghiệp, đưa tin của báo chí, quyền tham dự phiên toà của thân nhân các bị hại,
bị can và những người dân quan tâm để nêu cao tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa
tội phạm. Đặc biệt, để khắc phục được các lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng ở các giai đoạn trước đó, đề nghị HĐXX sơ thẩm vụ án
này cần lưu ý đảm bảo quyền được trình bày, quyền tự bào chữa và nhờ người bào
chữa của các bị can; đảm bảo việc sẽ nhắc nhở, yêu cầu các vị đại diện VKS giữ
quyền công tố phải tham gia đối đáp tới cùng các luận cứ bào chữa mà các luật
sư đưa ra theo đúng quy định và tranh luận, đối đáp được ghi rõ trong Bộ luật Tố
tụng hình sự.
Trên đây là nội dung kiến nghị của các luật sư bào chữa, rất mong Quý vị
xem xét một cách cẩn trọng, khách quan, vô tư, đúng pháp luật nhằm đảm bảo quyền
của và lợi ích hợp pháp của các bị can; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp chế
xã hội chủ nghĩa, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không làm oan người vô tội.
Xin chân thành cảm ơn!
CÁC LUẬT SƯ ĐẠI DIỆN
KÝ ĐƠN
1. Luật sư Ngô Anh Tuấn
2. Luật sư Lê Văn Hòa
3. Luật sư Nguyễn Hà Luân
4. Luật sư Lê Văn Luân
5. Luật sư Bùi Hải Quảng
***
NGUYÊN BẢN
ĐƠN KIẾN NGHỊ TRƯỚC
NGÀY XÉT XỬ :
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/1-12.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/2-4.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/3-2.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/4-1.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/5-2.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/6.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/7.jpg
.
Biên Bản Giao Nhận
Tài Liệu :
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/1-20.jpeg
-------------------------------------------------
XEM THÊM
Hướng về Đồng
Tâm, nơi kẻ cướp xét xử người nông dân vô tội
04/09/2020
Phiên toà xử 29 nông dân Đồng Tâm dự kiến diễn ra từ ngày 7/9/2020.
Sự việc bắt đầu bằng cuộc tấn công vũ trang của 3.000 CSCĐ vào thôn
Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lúc rạng sáng 9/1/2020.
Cuộc tấn công đã phơi bày hình ảnh cướp đất quen thuộc của nhà cầm quyền
Việt Nam. Như cái cách họ tước đoạt ruộng, đất từ tay nông dân Dương Nội, Cồn Dầu,
Thủ Thiêm, Văn Giang,…
Người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã khai phá và canh tác trên cánh đồng
Sênh hàng trăm năm qua. Đến thập niên 80, chính quyền vẽ ra dự án sân bay Miếu
Môn để thu hồi đất. Nông dân vui vẻ giao đất vì hiểu được tầm quan trọng của dự
án quốc phòng. Nhưng khi đền bù được một nửa cánh đồng thì dự án dừng lại.
XEM TIẾP :
https://www.facebook.com/tienlen.01.02.1990/posts/1681009172047973
*
Chí
Công, Đồng Tâm… Nguyễn Kiến Phước ơi, bà con cần lắm những người...
04/09/2020
Hàng chục ngư dân xã Chí Công huyện Tuy Phong, Thuận Hải bị còng tay, bị
đẩy ra toà vì chống lại hợp tác hoá nghề cá.
Kim Hạnh, Tổng Biên tập Tuổi Trẻ cho gã mượn chiếc xe của báo chở 7 nhà
báo SG đi cứu Dân.
Đến Phan Thiết gã phải bảo lái xe giấu xe ở Hội VHNT tỉnh vì sợ bị phá.
Đến xã Chí Công, công an, quân đội cầm súng bao vây phiên toà xử ngư
dân. Gã cùng Bùi Văn Bồng, PV báo Quân đội ND, Ngọc Oanh, PV báo Người Lao Động
cùng một số PV Tuổi Trẻ… vào phiên toà.
Ngư dân Nguyễn Văn Ngọc đang đứng trước vành móng ngựa khi bị quy kết
tích trữ cờ đỏ để biểu tình chống đường lối hợp tác hoá của đảng, đã đập ngực
thét lên: tôi chỉ bảo vệ quyền tự do đánh cá của tôi, tôi không chống ai hết. Tôi
thề lấy máu để bảo vệ quyền làm chủ thuyền đánh cá của tôi.
XEM TIẾP : https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2752929648365588&id=100009457401127
*
Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm
04/09/2020
Tuyên bố của lương
tâm con người và trách nhiệm công dân Việt Nam
Dù Bộ Công an Việt Nam bưng bít thông tin và truyền thông nhà nước Việt
Nam thông tin một chiều nhằm vu khống người dân Đồng Tâm là khủng bố, nhưng
qua những dấu tích còn để lại nơi cuộc thảm sát Đồng Tâm diễn ra,
qua những sự thật mà những người trong cuộc thảm sát sống sót phải
chứng kiến, đến nay đông đảo người dân Việt Nam và lương tri con người trên
thế giới đều thấy rõ cuộc thảm sát diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rạng sáng 9.1.2020 là tội ác man rợ giết người
dân vô tội, tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại
luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người.
XEM TIẾP :
https://baotiengdan.com/2020/09/04/tuyen-bo-len-an-toi-ac-dong-tam-3/
*
Quan
điểm của CLB Lê Hiếu Đằng về vụ Đồng Tâm: Chính quyền từ sai lầm đến tội ác
CLB Lê Hiếu Đằng
03/09/2020
Sự kiện hàng nghìn cảnh
sát vũ trang được trang bị “tận răng”, tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm rạng
sáng ngày 9/1/2020, giết chết dã man ông Lê Đình Kình cùng với hơn 20 người dân
bị bắt đi và 3 công an rơi xuống hố chết, đã gây nhức nhối tâm can những người
có lương tri ở trong nước và cộng đồng quốc tế.
Đã có hàng vạn bài viết về
sự kiện này của cả hai phía: Bên phía nhà cầm quyền khẳng định việc tấn công tội
phạm, giết ông Lê Đình Kinh và bắt đi 29 người dân Đồng Tâm là đúng pháp luật;
3 công an chết là liệt sĩ vẻ vang… Bên ngược lại, lên án nhà cầm quyền hành động
dã man, tàn ác, vô pháp, vô đạo; ông Lê Đình Kình và những người dân Đồng Tâm
là vô tội; nghi ngờ về cái chết của 3 công an viên…
XEM TIẾP :
No comments:
Post a Comment