Chưa
bao giờ Việt Nam cần một Tòa Bảo Hiến như lúc này
Lê Trọng Hùng
02/09/2020
(Viết không chỉ cho
Đồng Tâm, cụ Kình mà tôi viết cho cả dân tộc mình)
Lê Trọng Hùng
***
Điểm qua tình hình vi hiến trong hơn một
năm trở về đây.
Ngày 03 tháng 1 năm 2019 cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ra quyết
định số 12/2019 về việc ban hành nội quy tiếp công dân. (1) Nó gián tiếp vô hiệu
hóa quyền giám sát của công dân hiến định tại khoản 2 điều 8.
Khoảng 3-4 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năn nay Bộ công an lệnh cho CSCĐ tấn
công vào làng Hoành, bắn chết lão công dân Lê Đình Kình và bắt đi hơn hai mươi
công dân khác (2) nó vi phạm hàng loạt các quyền của công dân tại chương 2 của
hiến pháp như quyền được sống điều 19, quyền bất khả xâm phạm vào thân thể, và
không bị bắt (điều 20) quyền bất khả xâm phạm chỗ ở (điều 22), quyền được xét sử
công bằng (điều 31), quyền khiếu nại tố cao điều (30), và còn nhiều điều khác nữa.
Liên tục trong cả năm nay và nhiều năm khác Bộ công an giao việc cho an
ninh, cảnh sát khu vực và cả dân phòng đến ngăn cản quyền tự do đi lại của công
dân. (8) vi phạm điều 23.
7 giờ 6 phút ngày 17 tháng 8 phóng phát thanh viên Anh Quang VTV1 đã thản
nhiên gọi công dân là “ký sinh trùng”(7) vi hiến điều 20.
Ngày 18 tháng 8 mạng xã hội lan tỏa clip phát trực tiếp của vợ chồng chủ
quán Nhắng nướng tại thành phố Bắc Ninh (3) vi hiến điều 20.
Ngày 10.3/2020 công dân Phạm Triều Việt Anh bị tấn công ngay chính ngôi
nhà của mình (4) vi hiến điều 20.
Ngày 1.9.2019 công dân Nguyễn Văn Đông đã dùng dao chém chết 4 người và
bị thương một người là anh em trong nhà vì tranh chấp đấ đai (5) vi hiến điều
19 và 20.
Tất cả các hành vi kể trên là vi hiến không ai có thể chối cãi. Thế
nhưng không ai quan tâm nó là vi hiến hay không ? và làm gì giải quyết, ngăn chặn
để những điều đó không được xảy ra nữa.
Theo thông báo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ngày 7 tháng 9 này
sẽ diễn ra phiên tòa hình sự xử vụ án CSCĐ tấn công vào làng Hoành gây ra cái
chết cho 4 người là ông Lê Đình Kình 84 tuổi tại phòng ngủ của ông và 3 CSCĐ được
cho là chết vì rơi xuống hố giếng trời.
Về nguyên tắc vụ việc rạng sáng ngày 9 tháng 1 tại nhà ông Lê Đình Kình
là hành vi vi hiến của Bộ công an chính vì vậy vụ án này là vụ án vi hiến vì đã
tước đoạt tính mạng công dân trái luật, xâm nhập gia cư bất bất pháp, cưỡng chế
bất hợp pháp, tước đoạt quyền được phán xử công bằng của công dân. Vậy phiên
tòa hình sự mở ra ngày 7 tháng 9 tới đây cũng là vi hiến.
Thử lý giải tại sao các hành vi vi hiến, phạm pháp lại sảy ra nhiều như
vậy?
Người Việt không có văn hóa thượng tôn pháp luật vì hai nguyên do.
Nguyên do gần: là do xã hội chưa có nền pháp luật hoàn
trình, chỉ sau hiến pháp 2013 ra đời thì luật pháp Việt Nam mới đi vài kiên
toàn nhưng còn nhiều sai sót và quan trong chưa tạo nên một nếp sống thượng tôn
pháp luật điều này đúng với cả hầu hết công dân và quan chức cấp cao cũng như
nhân viên nhà nước. Từ nền nhân thức chính trị và pháp luật của người dân thấp,
mà nhà nược lại được sinh ra từ xã hội cho nên nhận thức chung của đội ngũ quan
chức và nhân viên nhà nước cũng có mặt sàn tương tự. Một vấn đề cần phải nói do
cơ chế đảng cử dân bầu nên không sàng lọc được người từ tầng lớp ưu tú tham gia
quản trị nhà nước. Điều đó càng làm cho phía nhà nước thiếu kiến năng quản trị
xã hội buộc phải dùng mánh khóe chính trị thay vì thượng tôn pháp luật. Từ đó dấn
đến một hậu quả là quốc dân không tin vào nhà nước, và khi không tin thì họ
không thượng tôn pháp luật.Họ chỉ chiếu lệ chứ không thật tâm.
Nguyên do sâu xa là do tâm lý bị méo dạng của Tộc Việt khi phải
sống lưu vong trên chính mảnh đất cha ông để lại vì sự lớn mạnh và tham tàn của
Hán tộc, sau này là Pháp Quốc và sự sai lầm chủ thuyết cộng sản. Người Việt đã
hình thành nên một phản xạ tự nhiên là chống đối chính quyền hoặc bằng mặt
không bằng lòng, phép vua thua lệ làng… Và chính yếu tố này đã giúp cho một
nhánh của Tộc Việt giữ lại được mảnh đất của tổ tiên để lại là dân tộc Việt Nam
ngày nay. Đó là tính hai mặt của một vấn đề, Người Việt cũng phải trả giá cho
việc sống lưu vong trên chính mảnh đất của mình hàng nghìn năm Bắc thuộc thực tế
và cũng khoảng ngần ấy năm Bắc thuộc gián về tư tưởng, đặc biệt là kiến năng
cai trị. Có thể nói tâm lý của người Việt bị tác động từ hai phía tạo nên một
hình thái tâm lý lạ kỳ Tôi gọi hình thái ấy là hình thái tâm lý lò xo, hay hình
thái tâm lý Chí Phèo.
Nghĩa là họ luôn tìm cách nương theo luật pháp của nhà cầm quyền, nhưng
khi cần và có điều kiện là họ có thể sẵn sàng “bật dậy” như một chiếc lò xo để
giải phóng mình bất chấp sự hy sinh kể cả tính mạng như Chí Phèo lần cuối cùng
đã đâm chết Bá Kiến để mong được làm người tự tế.
Với hình thái tâm lý đặc trưng lò xo đó khó lòng mà xây dựng được một
xã hội thượng tôn pháp luật cho cả hai phía.
Vào một thời điểm tuyệt vời nhất của nhân loại những người cha lập quốc
của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ họ đã hiện thực hóa chủ nghĩa hợp hiến và nâng chính
trị của nhân loại lên một tầm cao mới. Chính chủ nghĩa hợp hiến này là một cứu
cánh cho chính trị của nhân loại thoát ra được cái vòng luẩn quẩn: cai trị, áp
bức -> khởi nghĩa -> lật đổ -> Lập triều đại mới rồi lại sụp đổ sau một
vài trăn năm.
Một bản hợp đồng của toàn xã hội (khế ước xã hội) để cùng đồng thuận với
nhau xây dựng lên một mô hình nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; cùng cơ
chế bảo hiến và tu chính hiến pháp cho thế hệ sau dễ bề ngồi lại cùng nhau để
giải quyết nhu cầu của thế hệ mình mà không cần phải “khởi nghĩa” hay lật đổ
triều đại này thay bằng triều đại khác bằng bạo lực nhiều khi mất kiểm soát đi
đến diệt vong một quốc gia.
Bản hợp đồng đó đã được Quốc Hội khóa I thông qua ngày 9 tháng 11 năm
1946 và đã được tu chính 4 lần vào những năm 1959; 1980; 1992 và 2013. Trong
quá trình lập hiến và tu chính mặc dù vẫn còn những sơ sót nhưng tinh thần của
chủ nghĩa hợp hiến đã càng được làm sáng tỏ hơn thông qua bản hiến pháp được tu
chính năm 2013. Cụ thể điều đó được thể hiện ở phần xác lập chủ thể và mục đích
lập hiến ở cuối lời nói đầu và ở các điều 2,3 và 8 cùng rất nhiều điều trong
chương 2.
Tuy nhiên khi khảo sát
trong xã hội thì có đến 99% công dân chưa biết hiến pháp là gì. Hầu hết chữa bao giờ chạm tay vào bản hợp đồng
mang tên hiến pháp và lật giở ra đọc tường tận từng điều. Điều này cũng đúng với
cả 11 triệu người ăn lương từ ngân sách là công chức, viên chức và nhóm người
được gọi là “cán bộ” trong các hội đoàn mà nhà nước quản lý, sử dụng và chi trả
lương.
Vậy thì làm sao có thể có một xã hội thượng tôn hiến pháp, pháp luật, ở
đó các thành viên của cộng đồng cùng có thiện chí chung sống cùng thượng tôn hiến
pháp và luật?
Nhu cầu cần sòng phảng với nhau về mặt pháp luật!
Công dân với công dân thì dùng gì để sòng phẳng?
Câu trả lời là dùng hợp đồng, luật pháp và tòa án.
Nhà nước với Công dân dùng văn bản nào và cơ quan nào để sòng phẳng?
Câu trả lời là dùng luật pháp và tòa án.
Công dân với nhà nước thì dùng văn bản nào để sòng phẳng?
Đại đa số người Việt Nam đều bế tắc điều này. Nhìn ra thế giới điều này
thật quá đơn giản quốc gia văn mình nào cũng có cơ chế và cơ quan làm việc này
rất rõ ràng đó chính là dùng hiến pháp (bản hợp đồng toàn dân hay khế ước xã hội)
và tòa án hiến pháp để dứt khoát và sòng phẳng với nhau xem tôi đúng hay nhà nước
đúng.
Thế nhưng vì thiếu trưởng thành ủy ban lập hiến và sửa đổi hiến pháp vẫn
chưa hoàn thiện được cơ chế này và vẫn chưa lập ra được cơ quan đảm trách tương
ứng. Vậy thì hỏi rằng làm sao chúng ta có thể tin tưởng nhau, thiện chí với
nhau để thượng tôn hiến pháp và luật?
Về phía quốc dân có quá ít người biết và dám lên tiếng yêu cầu phía nhà
nước phải lập tòa bảo hiến thế nên chẳng có áp lực gì đáng kể để phải sửa hiến
pháp theo chuẩn quốc tế.
Tại điều 119 của hiến
pháp nhắc đến tất cả nhà nước, công dân đều có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp
nhưng lại không quy định định chế bảo vệ hiến pháp. Không có điều khoản nào để lập tòa, hay trao
quyền phân xử hiến pháp cho bất kì một cơ quan nào.
Đó chính là “lỗ hổng” giết chết nền pháp quyền, đó chính là “lỗ hổng”
mà bao năm nay đôi bên kêu gọi thượng tôn hiến pháp mà càng ngày cả hai đều vi
phạm nhiều hợn. Điều này sẽ giết chết sự chính danh của nhà nước, đồng thời tước
đoạt mất quyền và lợi ích của công dân.
Chính vì lẽ trên việc lập ra tòa bảo hiến là một nhu cầu bức thiết cho
cả 2 phía nếu không muốn xã hội đi vào rối ren, loạn lạc, mạt triều như bao triều
đại đã chải qua trước khi sụp đổ.
Nhu cầu thành lập tòa bảo hiến không phải là bây giờ mới cần mà ngay
khi thành lập hiến pháp thì phải có cơ chế lập tòa hoặc giao quyền phân xử hợp
hiến cho tòa án các cấp. Thế như 75 năn nay từ ngày tuyên ngôn độc lập và gần
tròn 74 năm từ ngày lập hiến, hiến pháp đã chải qua 4 lần cải sửa nhưng chưa
bao giờ có một chương hay điều nào dành cho cơ cấu thành lập hiến toàn án hiến
pháp, chưa có một dân biểu nào đứng ra đề nghị lập tòa bảo hiến. Thử hỏi các đại
biểu đó có hiểu gì về hiến pháp, cơ chế bảo vệ hiến pháp và chủ nghĩa hợp hiến
hay không?
Như vậy sau gần 75 năm lập hiến mà nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn chưa lập
được một cái tòa nào để bảo vệ hiến pháp, để cho quốc dân (bên A) và nhà nước
(bên B) có thể sòng phẳng với nhau một cách văn minh, công khai thì nhà nước đó
đã trưởng thành? Việc quốc dân với 97 triệu người và có đến 70 triệu công dân
chính thức mà không biết yêu cầu nhà nước lập ra Tòa Bảo Hiến thì họ đã trưởng
thành chưa?
Lời kết: Nếu Việt Nam muốn ổn định và phát triển thì phải xây dựng thành công một
nhà nước pháp quyền hợp hiến. Để một nhà nước thực sự là pháp quyền hợp hiến
thì phải thành lập tòa bảo hiến hoặc trao quyền cho các cấp tòa án đề nó có nhiệm
vụ phân xử hợp hiến hay vi hiến với mọi hành vi trong xã hội.
-------
Chú thích :
(2) https://www.bbc.com/vietnamese/51102036
(3) https://www.youtube.com/watch?v=Q8hG8j3lSDM
(4)https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2726731647597726&id=100007827514026
(6) https://thanhnien.vn/thoi-su/anh-tham-sat-ca-gia-dinh-em-trai-vi-tranh-chap-dat-dai-1121122.html
(8) https://www.facebook.com/trungdanvt/videos/777747426092704
No comments:
Post a Comment