CÁI KẾT
BI THẢM NHẤT TẠI ĐỒNG TÂM
https://www.facebook.com/BaoSachOfficial/posts/357710278927482
Cuối cùng thì phán
quyết của TAND TP. Hà Nội cũng được ban ra vào chiều
nay, 14/9 đối với vụ án Đồng Tâm. Theo đó, có hai án tử hình được tuyên cho các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức từ hậu quả 3 chiến sĩ
công an tử vong khi làm nhiệm vụ.
Hiếm có vụ án nào
trong lịch sử tố tụng nước nhà để lại dư vị buồn và nhiều trăn trở như vụ án này. Bởi lẽ, bản chất ban đầu của vụ án thuần túy là tranh chấp đất. Các mối
quan hệ pháp lý xoay quanh chuyện thu hồi đất giữa một bên là nhà nước và bên còn lại là những người dân Đồng Tâm. Tranh chấp này được điều chỉnh bằng pháp luật về đất đai…
Đáng tiếc, từ một tranh chấp thường thấy như ở khắp nơi trên đất nước, vụ việc Đồng Tâm đi xa hơn thành vụ án hình sự. Quan hệ hình sự được định nghĩa là giữa nhà nước và tội phạm! Rằng, những người nông dân Lê Đình Công, Lê Đình Chức tưởng như mới chỉ hôm qua còn đang lo việc đồng áng, nay đã là bị cáo tội giết người.
Và, những chiến sĩ công an đã mãi mãi không thêm tuổi trong một nhiệm vụ lẽ ra không phải dành cho họ khi phía
bên kia họng súng là những người mới hôm qua đây còn là nông dân.
Mấu chốt của vấn đề đất đai là sở hữu của ai? Toàn dân hay tư nhân, là vấn đề từng được đề cập, tranh luận rất nhiều lần tại các diễn đàn các cấp. Trước đây, hai bản Hiến pháp 1946 và 1959 đều công nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Đến Hiếp pháp 1980 thì đất đai mới sở hữu toàn dân.
Lý do để các nhà
lập pháp đưa ra là, đất đai có nguồn gốc thiên
nhiên, không của riêng ai. Con người sinh ra được tạo hóa đặt lên trên đất nên không ai có quyền giành làm của riêng. Mặt khác, nếu có người sở hữu tư nhân về đất đai sẽ dẫn tới hiện tượng đầu cơ, làm địa chủ mới và gây ra trở lực về phát triển.
Còn nhớ, tại các kỳ họp của Quốc hội khi tổng kết Luật Đất đai 2003, các đại biểu đã cho rằng, khái niệm đất đai sở hữu toàn dân là không rõ nghĩa.
Thực tế, mọi người dân đều có quyền với từng mi li mét đất trên lãnh thổ. Song, chỉ có người được quyền sử dụng đất mới có quyền định đoạt, chuyển nhượng, cho tặng… Như vậy, quyền về tài sản đối với đất đai cũng không khác so với các quyền tài sản khác.
Cũng trong thực tế, vì đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý nên đã xảy ra rất nhiều hệ lụy từ việc nhân danh này để một số cán bộ thoái hóa, biến chất trục lợi. Hậu quả từ các hành vi này
ngoài việc cán bộ “vô lò” cũng trực tiếp đẩy người dân ra xa chính quyền,
thậm chí đối đầu, vi phạm pháp luật hình sự như vụ việc đáng tiếc Đồng Tâm.
Nó cách khác, sở hữu đất đai toàn dân sẽ tạo ra hai ông
chủ đất. Một là ông chủ Nhà nước có các quyền hành chính và còn lại là ông chủ - người dân được cấp sổ.
Dung hòa lợi ích quốc gia và lợi ích của người dân trong các quan hệ về đất đai có lẽ mãi mãi là câu hỏi khó, nếu các quan hệ đó chưa được xét trên nền tảng thỏa thuận.
Vụ Đồng Tâm không chỉ để lại những cái chết bi thảm và những bản án tử
hình, nó để lại một vấn đề mà nhà cầm quyền buộc phải giải quyết cho được đó
là quyền sở hữu đất đai. Bởi,
“hôn nhân - điền thổ vạn cổ chi thù”, không gỡ được cái nút thắt về quyền sở hữu
đất đai thì lớn hơn những cái chết khủng khiếp như đã diễn ra, mà chính là sự
gãy đỗ của giềng mối giữa người dân - nhà nước: Niềm tin. Đó mới là cái kết bi
thảm nhất, không chỉ tại Đồng Tâm.
-----------------------------------
BÀI VIẾT KHÁC
.
5
giờ ·
ĐỀ NGHỊ KHAI
TRỪ ĐẢNG 4 CỰU LÃNH ĐẠO ĐÀ NẴNG ĐANG CHỊU ÁN
Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban
Kiểm tra Trung Ương đã có đề nghị khai trừ đảng đối với 4 cựu lãnh đạo Đà Nẵng
là Văn Hữu Chiến, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Điểu, và Đào Tấn Bằng do đã vi phạm
pháp luật.
Ông Văn Hữu Chiến, cựu Chủ
tịch Đà Nẵng, bị tuyên 7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và 3 năm tù về tội "Vi phạm
các quy định về quản lý đất đai"; tổng hợp hình phạ…
Xem thêm
.
8
giờ ·
GIẢI PHÁP CHỐNG
NGẬP CHO SÀI GÒN NHÌN TỪ THƯỢNG HẢI
Đâu là giải pháp cho
Saigon hết “ngập tới nóc” vào 2050 bởi mực nước biển dâng cao? Trong một bài
báo của NYT có cảnh báo về viễn cảnh “ngập tới nóc” của Thượng Hải, nhưng chắc
là báo NYT không biết rằng chính quyền Thượng Hải cũng đã có những chiến lược đối
phó hết sức khẩn trương.
Họ đã tiến hành dự án xây
dựng 520km đê biển khổng lồ bọc xung quanh vịnh biển Hangzhou, cùng với xây dựng
các đập ngăn mặn cho sông tương tự…
Xem thêm
.
SÀI GÒN NGẬP BỞI NGƯỜI
Từ trên cao nhìn xuống,
Saigon (và cả Hanoi) là cơn ác mộng đô thị. Ngút ngàn trong tầm mắt, người ta
thấy được vài chỏm cây. Một vệt gạch đá xi măng loang ra gần như vô tận. Đâu rồi
những kênh rạch dừa nước của ngày xưa?
Người ta cứ nói mãi về những
hệ thống kĩ thuật chống ngập chống lụt cho Saigon. Hệ thống cống tiêu thoát nước
cho Saigon hiện tại chỉ có thể giải quyết được lượng mưa 51mm trong 3 giờ. …
Xem thêm
No comments:
Post a Comment