BTV
Tiếng Dân
16/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/16/ban-tin-ngay-16-9-2020/
Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ thống
kê: Cứ mỗi 2 ngày, Trung Quốc lại có cuộc tập trận trên biển.
Theo bài báo, tính toán này dựa trên số liệu do Hoàn Cầu thời báo mới công bố,
tính từ cuối tháng 7 đến nay, TQ đã tiến hành hơn 30 cuộc tập trận ở 4 vùng biển
lớn, gồm Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông: “Các chuyên
gia nói rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh
thổ, ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ và các lực lượng ly khai Đài Loan”.
Tiếp nối bài viết tổng thuật tình hình binh lực TQ, Báo Thanh
Niên đặt câu hỏi: Trung Quốc dàn trận thế nào ở Chiến khu Nam bộ? Trong
chiến lược của TQ, Chiến khu Nam Bộ có nhiệm vụ khống chế Biển Đông và vùng
Đông Nam Á, hiện đang được biên chế 1 trong 2 chiếc tàu sân bay mà hải quân TQ
sở hữu, chính là tàu sân bay Sơn Đông, tàu sân bay tự đóng đầu tiên của TQ.
Chiến khu Nam Bộ còn được
biên chế 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 2 tàu
ngầm hạt nhân tấn công, 14 tàu ngầm tấn công chạy diesel, 11 tàu khu trục, 18
tàu hộ tống, 11 khinh hạm, 4 tàu đổ bộ, 13 tàu hậu cần cỡ lớn, 9 tàu đổ bộ cỡ
trung và 22 tàu tuần tra tên lửa.
***
Hôm nay trên mạng xã hội ồn
ào vụ Đại sứ quán Mỹ xóa hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khỏi bản đồ
VN. VOA đưa tin hôm 14/9: Đại sứ quán Mỹ còn đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường
Sa, hôm nay, mặc dù bài viết có đăng bản đồ từ ngày 8/9 vẫn còn
nhưng hình bản đồ có 2 quần đảo được thay thế bằng bản đồ không còn 2 quần đảo.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img3-11-1024x791.jpg
Hình ảnh bản đồ VN không có quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa được
đính kèm trong bài viết của Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: FB U.S. Embassy in Hanoi
Trong phần bình luận của
bài viết trên trang Đại sứ quán Mỹ, có thể thấy một số bình luận ủng hộ người Mỹ
vì đã đăng bản đồ VN có 2 quần đảo, là các bình luận được đăng lúc bài viết
chưa bị chỉnh sửa. Còn một loạt bình luận sau đó thể hiện sự thất vọng, khi
hình ảnh bản đồ đã được thay đổi.
Một số bình luận quá
khích, dùng những lời lẽ khiếm nhã, chụp mũ Mỹ đi đêm với Trung Cộng, như bình luận của Vũ Ngọc Anh, viết rằng, “hoá ra USA
cũng chỉ là chó nghiệp vụ của Trung Quốc thôi, tưởng thế nào, chứ thế này thì
Trung Quốc nó sắp nuốt Mỹ rồi đấy. Cười khinh bỉ cho 1 đất nước được coi là cường
quốc, hoá ra cũng chỉ là cường quốc nhất thời, chịu sự luồn cúi nhục nhã“.
Facebooker Tư Nguyên viết: Đại sứ quán Mỹ “hô biến” Trường Sa, Hoàng Sa khỏi bản đồ Việt
Nam. Ông Tư Nguyên viết, “niềm vui ngắn chẳng tày gang khi sau
đó, Đại sứ quán Mỹ đã gỡ bản đồ này và thay thế bản đồ mới, với các chấm biểu
thị hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được/bị xóa sạch. Bản cập nhật đã được
chỉnh sửa để đảm bảo tính trung lập của nước này tại khu vực đang được coi là
tranh chấp chồng lấn giữa VN với TQ và VN với các nước Đông Nam Á, khiến bao
người tẽn tò”.
Nhà báo Đỗ Hùng có
bài: Về việc ĐSQ Mỹ “hô biến” Hoàng Sa, Trường Sa khỏi bản đồ Việt
Nam. Ông Hùng viết: “Cái này gọi là biểu thị lập trường trung lập
trong tranh chấp giữa hai bên khác. Việt Nam cũng giữ sự trung lập như thế
trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia khác, chẳng hạn tranh
chấp Senkaku/ Điếu Ngư hoặc tranh chấp Dokdo/ Takeshima. Nói về bản đồ, Việt
Nam có bao giờ vẽ bản đồ nước Mỹ mà có đủ cả các đảo ở Caribe, Thái Bình Dương,
Đại Tây Dương đâu… Về phần mình, Mỹ cũng có lập trường trung lập tương tự“.
Mời đọc thêm: ‘Sợ’ Trung Quốc, Đại Sứ Quán Mỹ xóa Hoàng Sa, Trường Sa trên
bản đồ Việt Nam? (NV). – Ngoại trưởng Mỹ: ‘Thế giới đã thức tỉnh về mối đe dọa từ
Trung Quốc’ (Zing). – Nguy cơ va chạm quân sự tại khu vực biển Đông ngày càng cao (NLĐ).
– Nguy cơ tàu cá Trung Quốc làm cạn kiệt hải sản ở Biển Đông (TN).
– Indonesia tăng cường tuần tra gần một số đảo ở Biển Đông, đề
phòng tàu Trung Quốc (TG&VN).
.
Hậu phiên xử Đồng
Tâm
BBC có bài: Đồng
Tâm: Có hi vọng giảm án cho ông Công, Chức ở phiên phúc thẩm? Vì
sao cùng tội danh ‘Giết người’, nhưng người bị án tử, người thì chung thân, người
nhận án 16 năm tù? LS Hà Huy Sơn nhận định, “phải chăng họ bị kết tội giết người
là do có vai trò tích cực trong Tổ Đồng Thuận trong quá trình khiếu kiện đất
đai. Như vậy hành vi của họ có chăng chỉ là chống người thi hành công vụ thôi,
như thế phải chuyển tội danh, như thế mức án của họ sẽ thấp hơn“.
LS Ngô Anh Tuấn cũng có
cùng nhận định. LS Tuấn nói rằng, “ông Công thì hoàn toàn không có hành vi
nào liên quan trực tiếp đến cái chết của ba công an. Nếu tòa không chứng minh
được tính có tổ chức của việc này – việc ông Công bàn bạc để giết những người
này – thì không thể nói rằng ông Công là người chỉ đạo việc viết người. Chỉ có
thể nói là ‘chống người thi hành công vụ‘.”
Nhà văn Phạm Thị Hoài viết: Phía kia của luật pháp. Bài viết liệt kê tên của những
người mang danh “luật sư”, cùng một số phát ngôn của họ về vụ xử Đồng Tâm, thể
hiện thứ tư duy hoàn toàn bị CSVN kiểm soát: Tìm cách ngụy biện cho một phiên
tòa thiếu sót từ đầu đến cuối nhưng vẫn được tiến hành để dồn người dân vào đường
cùng.
Trường hợp đáng lưu ý là
phát biểu “LS” Hoàng Duy Hùng ở TP Houston, Texas. Dù sống ở Mỹ, nơi chính quyền
từ lâu thừa nhận quyền sở hữu đất đai của dân, nhưng tay luật sư này phát biểu
như thể ông ta đang sống ở chốn rừng xanh: “Nhà nước cần về vấn đề quốc
phòng, công cộng, an ninh thì có quyền lấy, thu luôn, thu hồi, không có tranh
cãi. Khi đó, nhà nước không cần báo cho dân chúng về nguyên do”.
BS Võ Xuân Sơn viết về
nghề luật sư, nghề chịu rất nhiều áp lực ở VN, nhiều khi
bị HĐXX trong các phiên tòa xem như “vật trang trí”: “Nếu nhìn nhận
công tâm, thì trong cái xã hội chúng ta đang sống hiện nay, sự chính trực, sự
giỏi giang và tận tâm với thân chủ của luật sư đôi khi lại có hại cho thân chủ.
Mặt khác, có thể nói một cách chắc chắn, là không phải tất cả luật sư đều tôn
trọng sự thật, đều chính trực. Nhiều luật sư chỉ chuyên tâm vào việc khuyên
thân chủ chạy án”.
Mời đọc thêm: Quốc tế lên tiếng về bản án Đồng Tâm (VOA).
– Thêm hai tổ chức nhân quyền phản đối những bản án tuyên cho
dân Đồng Tâm (RFA). – Phản ứng
dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm (BBC). – Liệu có “bàn tay vô hình” nào sau vụ Đồng Tâm? (RFA/
TD). – Sự
khốn nạn của đảng (FB Hoàng Bùi).
.
Các vụ ăn chặn thời
ôn dịch
Báo Thanh Niên có
bài: Hàng loạt doanh nghiệp bắt tay thổi giá máy xét nghiệm tại
CDC Hà Nội. Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra,
chuyển hồ sơ sang VKSND tối cao, đề nghị truy tố ông Nguyễn Nhật Cảm, GĐ Trung
tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cùng 9 bị can về tội “Vi phạm quy định về
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Phía công an cho biết, chuyện đẩy giá máy
xét nghiệm Covid-19 chênh gấp 3 lần có sự câu kết giữa hàng loạt doanh nghiệp,
cũng như cán bộ cơ quan nhà nước.
Trong số 9 đồng phạm với
ông Cảm, có ông Nguyễn Xuân Thành, GĐ Công ty Phương Đông. Theo cáo buộc, ông
này đã thống nhất với Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty Phương Đông, giúp
Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty Vitech, thông đồng với ông Cảm. Ông Thành
ký hợp đồng với Công ty Hưng Long đã giúp các đối tượng nâng khống giá trị hệ
thống Realtime PCR tự động để bán cho CDC Hà Nội với giá 7 tỉ đồng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/1-97.jpeg
Từ trái qua: Các bị
can Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Nhật Cảm và Nguyễn Ngọc Nhất. Nguồn: Bộ Công an
cung cấp cho báo chí.
Báo Người Lao Động đặt
câu hỏi về vụ CDC Hà Nội: Vì sao Giám đốc Công ty Phương Đông Nguyễn
Xuân Thành thoát đề nghị truy tố? Cơ quan điều tra xác định vai
trò của ông Thành trong quá trình nâng khống giá thiết bị y tế, thậm chí họ đã
chuẩn bị đầy đủ các quyết định khởi tố, lệnh bắt, khám xét đối với ông Thành,
nhưng “ngày 10-9, trước khi Cơ quan CSĐT ra kết luận 2 ngày, VKSND Tối
cao đã ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và không phê chuẩn lệnh bắt
tạm giam đối với ông Thành”.
Thêm vụ ‘thổi’ giá, chuyện động trời ở Hà Tĩnh: Nâng khống giá thiết bị y tế từ
2 tỷ lên 12 tỷ, theo báo Tiền Phong. Liên quan đến gói trang thiết bị y
tế gồm bộ máy giặt, máy sấy trị giá hơn 2 tỉ, nhưng được bán cho 4 bệnh viện ở
tỉnh Hà Tĩnh với giá 12 tỷ đồng, công an đang điều tra Công ty CP đầu tư trang
thiết bị y tế Hà Tĩnh ở TP Hà Tĩnh, người đại diện pháp lý là bà Mai Thị Hoa.
Tin cho biết, “trong
4 bộ máy giặt, máy sấy nói trên, chỉ có 1 bộ máy giặt, máy sấy cung cấp cho Bệnh
viện Đa khoa huyện Thạch Hà được Công ty CP The One Việt Nam và Công ty thiết bị
y tế Hà Tĩnh ký Hợp đồng kinh tế số 08082018/HĐKT/TBG/HT-TO ngày 8/8/2018”.
Còn 3 bộ còn lại được mua bán không ký hợp đồng và đã được cung cấp cho các BV
huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc.
Mời đọc thêm: Chiêu trò nâng giá máy xét nghiệm Covid-19 ở CDC Hà Nội (ĐV).
– Ký sinh trùng trên những thân tàn ma dại của người bệnh (LĐ).
– “Nâng khống”, “thổi giá”, cần xử lý trách nhiệm người đứng đầu! (DT).
– Vụ ‘thổi giá’ thiết bị y tế: Vì sao không đề nghị truy tố
giám đốc Công ty Phương Đông? (TT). – Vụ án thổi giá thiết bị y tế: “Ông Trùm” BMS bủa vây hàng loạt
bệnh viện Bắc, Nam thế nào? (KHĐS).
***
Thêm một số tin: Xử cán bộ sai phạm về đất khó hơn vì nhiều nơi sợ mất cán bộ (PLTP).
– Cần Thơ: Đề nghị kiểm điểm Giám đốc sở bổ nhiệm cấp dưới sai
quy trình (MTG). – Quảng Ninh: Phụ huynh trường THPT Hồng Đức nộp tiền trong ấm
ức (NNVN). – Gia Lai: Tạm giữ hơn 7.000 đồ chơi trẻ em nhập lậu (DNVN).
No comments:
Post a Comment