Nguyễn Đạt Thịnh
January 26/01/2020
Sau nhiều ngày hoành hành tại thành phố Vũ Hán
(Wuhan), tính đến ngày 25 Tháng Giêng, 2020, con virus Corona đã giết 41 người
và 1,200 người bị bệnh tại Trung Quốc.
Một người dân thành
phố Bắc Kinh đeo khẩu trang khi ra đường vì sợ bị nhiễm virus Corona. (Hình:
Getty Images)
Thành tích giết người của con virus Corona có vẻ bị
khuếch đại lớn hơn khả năng thật sự của nó; nói cách khác, một cơn dịch cúm
cũng có thể tạo ngần đó tổn thất nhân mạng trong thành phố Vũ Hán đông đến 11
triệu dân.
Tuy nhiên cũng cần thông cảm với những biện pháp
phòng ngừa có hơi “mạnh tay” của chính quyền Trung Quốc trước nguy cơ bệnh dịch
đột phát giữa khối 1 tỷ rưỡi người Hoa, và một hệ thống y tế công cộng vẫn chưa
hoàn hảo như tại những quốc gia tân tiến.
Chính phủ Trung Quốc cô lập hóa Vũ Hán lại; nội bất
xuất, ngoại bất nhập, xe điện, xe lửa, xe đò ngưng chạy, máy bay không cất
cánh, không đáp; nhân viên y tế đối phó với những khó khăn của địa phương, bớt
phức tạp vì không thay đổi.
Bác Sĩ James G. Hodge Jr., trưởng khoa Trung Tâm Y Tế
Công Cộng tại Arizona State University, nhận định là phương pháp ngừa bệnh như
vậy sẽ bị coi là vi hiến, nếu đem áp dụng tại Mỹ.
Phương pháp đó còn phạm pháp nữa, vì mọi công dân khỏe
mạnh đang sống tại Vũ Hán sẽ kiện chính phủ không để họ thoát chạy đến một địa
phương khác ít nguy hiểm hơn.
Nhiều người Hoa cũng không thích phương pháp ngừa bệnh
của Vũ Hán, nhất là những người trẻ, có học.
Cậu sinh viên Zhu Niancheng, 19 tuổi, học khoa Hóa Học
tại University in Wuhan là một thí dụ điển hình; cậu ngồi trên một cái va li,
trước một trạm xe điện tại Bắc Kinh. Sốt ruột vì thấy anh quân nhân, mặc quân
phục đi tới, đi lui quanh chỗ cậu ngồi, có ý ngầm quan sát xem cậu định đi đâu.
Cậu Zhu bảo anh lính, “Anh khỏi lo, tôi không đi Vũ
Hán đâu;” thái độ của anh làm một cô phóng viên Mỹ (gốc Hoa) bật cười hỏi anh.
“Vậy chớ anh định đi đâu? Anh không sợ con vi khuẩn Corona ư? Bạn học của anh
có ai bị nhiễm bệnh nghẹt thở không? Anh có gọi điện thoại thăm họ không? Hoặc
họ có thăm hỏi anh không? Kể cho tôi nghe một cuộc điện đàm.”
Zhu trả lời cô phóng viên Mỹ bằng tiếng Hoa, “Tụi
tui chát cả ngày trên mạng WECHAT; một đứa vừa gọi hỏi tôi, “Mày vẫn chưa chết
à? Không cần phải về gấp đâu; trường vẫn chưa mở cửa.”
Điện thoại lại reo; Zhu nhìn tên người gọi, rồi bảo
cô phóng viên, “Con nhỏ này cùng học một lớp với tôi; nó cũng nhộn lắm. Nó còn
thiếu tôi $200.”
“Cậu cho bạn cậu mượn à?”
“Tôi làm gì có tiền cho nó mượn.”
“Vậy nợ là nợ gì?”
“Nó hứa tôi chết nó ‘đi’ đám ma $500; tôi bảo nó đưa
trước $200, mà nó chưa đưa.”
Virus Corona đã lan lây khá rộng, và hiện đã có mặt
tại Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Nam Hàn; tại Hoa Kỳ đã có 5 người nhiễm bệnh.
Buổi họp của tổ chức Y Tế Quốc Tế hôm 22 Tháng Giêng
không đưa đến một cuộc báo động toàn thế giới như nhiều người tiên đoán. Trận dịch
SARS năm 2003 còn gây thiệt mạng cho 800 người. Tổn thất do virus Corona chưa đạt
được mức 10% của SARS.
Tổn thất nhẹ, nhưng niềm khiếp sợ của người Vũ Hán
không vì đó, mà nhỏ bớt, do những biện pháp cô lập Vũ Hán được bắt đầu thực hiện
từ 2 giờ sáng ngày 23 tháng Giêng, 2020.
Một bệnh viện đang
được xây dựng tại Vũ Hán để có thêm chỗ điều trị cho các bệnh nhân. (Hình:
AP/Photo)
Căn cứ theo những chứng từ ghi nhận hoạt động Hàng
Không Dân Sự tại phi trường Vũ Hán thì mức xuất nhập hàng ngày của hành khách
Vũ Hán là 30,000 người từ Vũ Hán bay ra, trong lúc một số lượng khách tương
đương bay vào.
Trong dịp tết năm nay, Vũ Hán chờ đợi một số rất lớn
người Hoa hồi hương, tạo ra 10 ngày phồn thịnh mua bán, giúp thương trường trở
thành nhộn nhịp hơn, đắt và mắc hơn.
Cái lo nhuốm bệnh làm cái tết năm nay mất vui; cô
Yang Lin – Vân Liên, 28 tuổi, đến Bệnh Viện số 3 của thành phố để khám bệnh.
Nhân viên y tế bảo cô đừng lo, vì cô không có bệnh gì cả. Cô Liên bảo người
nhà, “Làm sao mà khỏi lo cho được; họ có rờ đến cơ thể mình đâu, mà họ dám bảo
là mình không có bệnh gì cả.”
Bác sĩ và y tá tại Bệnh Viện số 3 nói là họ chẩn bệnh
và đo máu cho cô Liên bằng những y cụ “cách không.” Lối đo, tìm, đó cũng kiến
hiệu như những y cụ cũ.
Trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, bệnh nhân Du
Hanrong, 56 tuổi, tỏ ra bất mãn với thái độ tắc trách của nhân viên y tế. Ông
Du nói, “Chính phủ không làm bổn phận của họ. Họ không tận tụy trong việc chăm
sóc miễn phí cho bệnh nhân.”
Bác Sĩ Cheng Shidong phục vụ tại dưỡng đường
Zhongnan Hospital of Wuhan University, nói ông và nhiều y tá không có mặt nạ và
đồng phục phòng mổ; bà kể lại là phải tự mua y dược cần thiết cho bệnh nhân.
Trả lời một phóng viên hỏi bà, “Bà có bất bình vì việc
bà không được di tản ra khỏi Vũ Hán hay không?” bà bác sĩ đáp, “Tôi không nề hà
việc ở lại Vũ Hán chăm sóc người bệnh. Tôi chỉ xin có đủ y cụ và y dược để làm
việc.
Đòi hỏi của bác sĩ chỉ ở mức tối thiểu, “đói ăn rau,
đau uống thuốc,” mà thiếu rau để ăn, thiếu thuốc để uống, thì quả đó là thế bần
cùng rồi. Bần cùng thì phải sinh đạo tặc đi thôi. Đừng để cái thằng Cộng Sản ngồi
đó tác hại thêm nữa. (Nguyễn Đạt Thịnh)
No comments:
Post a Comment