NỘI DUNG :
BTV
Tiếng Dân
.
==========================================
.
BTV Tiếng Dân
10/01/2020
TQ tiếp tục quấy phá trong vùng đặc quyền
kinh tế của VN
Như chúng tôi đưa tin hôm qua, khoảng 2 tháng rưỡi sau khi nhóm
tàu “khảo sát” Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc kết thúc chiến dịch quấy phá
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam kéo dài 4 tháng, vài ngày qua, Bắc Kinh lại tiếp
tục đưa 3 tàu hải cảnh đến quấy phá vùng biển phía nam Bãi Tư Chính.
Hôm nay, nhóm tàu TQ không những tiếp tục quấy phá,
mà còn tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Facebooker Phạm Thắng Nam
đưa tin: Sáng hôm nay 10-1-2020, cả 3 tàu hải cảnh TQ đã vào vùng đặc
quyền kinh tế của VN.
Ba tàu hải cảnh TQ là Zhongguohaijing, Haijing 35111
và Zhongguohaijing 5403 đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của
VN. Trong đó, tàu Zhongguohaijing chỉ cách Côn Đảo 169,6 hải lý, tàu
Zhongguohaijing 5403 cách đảo này 190,1 hải lý, còn tàu Haijing 35111 cách 195
hải lý.
Ông Nam lấy Côn Đảo làm mốc để xác định hành vi
thách thức của nhóm tàu TQ vì đây là 1 trong 11 điểm đối chiếu để xác định đường
cơ sở của VN. Theo UNCLOS, đường giới hạn vùng đặc quyền kinh tế của các nước
cách đường cơ sở 200 hải lý. Do khoảng cách giữa Côn Đảo với bất kỳ tàu nào
trong 3 tàu trên đều nhỏ hơn 200 hải lý, tức là các tàu TQ đều đang nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế của VN.
Vị trí các tàu hải cảnh TQ vào thời điểm 7h37’ sáng
ngày 10/1/2020. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam
Đến gần 7h tối 10/1, GS Ryan Martinson của trường cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ cập
nhật: “Vị trí hiện tại của lực lượng cảnh sát biển TQ ở phía
Nam Biển Đông”. Cần lưu ý, theo thông tin do ông Martinson cung cấp thì
trong đội tàu TQ, bên cạnh 2 tàu hải cảnh Zhongguohaijing và Zhongguohaijing
5403 mà ông Phạm Thắng Nam đã cập nhật, còn được bổ sung 2 cái tên mới là Xiang
Yang Hong 03 (Hướng Dương Hồng 03) và China Coastguard 5302.
Nhóm tàu hải cảnh
TQ ở khu vực Nam Biển Đông vào tối 10/1/2020, theo ông Martinso. Nguồn: Twitter
Ryan Martinson
Ông Phạm Thắng Nam cho biết: Sáng hôm nay tàu hải cảnh TQ cũng đã đi vào vùng đặc quyền
kinh tế của Malaysia. Theo ông Nam, vào thời điểm trưa 10/1, tàu hải cảnh
TQ Haijing 5203 đã đến rất gần bờ biển vùng Samarak của Malaysia. Vị trí của
tàu này chỉ cách bờ biển Samarak khoảng 91,8 hải lý.
Vị trí của tàu hải
cảnh TQ Haijing 5203 (trong ô chữ nhật màu đỏ) vào thời điểm 12h5’ ngày
10/1/2020. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam
Nhận định tình hình Biển Đông ngày 10/1/2020
1. Về tình hình Biển Đông hai ngày qua, có thể thấy
căng thẳng ở khu vực Nam Biển Đông đang bắt đầu leo thang. Theo thông tin do
ông Phạm Thắng Nam cung cấp, có ít nhất 3 tàu hải cảnh Trung Quốc đang hoạt
động ở vùng biển giữa Bãi Tư Chính và Côn Đảo. Còn theo tin từ GS Ryan
Martinson, còn có hai tàu khác là Xiang Yang Hong 03 và China Coastguard 5302.
Nghĩa là có ít nhất 5 tàu TQ đang hoạt động ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư
Chính.
Có khả năng số tàu có vũ trang của TQ ở hiện trường
đông hơn. Bởi vì: 1. Nhóm 5 tàu trên chấp nhận bật hệ thống nhận dạng tàu thuyền
AIS để các hệ thống vệ tinh dân sự vẫn có thể theo dõi hoạt động của các tàu
này, nghĩa là chúng chấp nhận công khai hoạt động và cho thế giới thấy hoạt động
của TQ ở Nam Biển Đông;
2. TQ luôn bố trí sẵn ở Biển Đông một lượng lớn tàu
cá “dân quân biển” để sẵn sàng thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ quấy phá và hăm dọa
tàu của các nước khác, đến bổ sung lực lượng cho các đội tàu “khảo sát”, như đã
thể hiện trong chiến dịch quấy phá của Hải Dương Địa Chất 8.
Hiện có ít nhất hai tàu hải cảnh khác của TQ cũng bật
AIS nhưng chưa xâm phạm lãnh hải VN, là Zhongguohaijing 2169 (đang ở vùng biển
giữa VN, Malaysia và Indonesia) và Haijing 5203 (đang xâm phạm lãnh hải
Malaysia). Mặc dù đến thời điểm tối 10/1/2020, hai tàu này chưa có dấu hiệu tiến
vào lãnh hải VN, nhưng không có gì bảo đảm chúng sẽ không đổi hướng và gia nhập
đội tàu Haijing 35111.
Khác với năm 2019, căng thẳng chỉ bắt đầu leo thang
từ đầu tháng 7, thì trong năm 2020 này, Trung Quốc đã bắt đầu “khai trương”.
Hành động này chắc chắn có thâm ý, vì mục tiêu quấy phá vẫn là khu vực Bãi Tư
Chính, “điểm nóng” ở Biển Đông trong năm 2019.
TQ không chỉ quấy phá VN mà còn quấy phá 2 nước
ASEAN khác là Malaysia và Indonesia, nhưng rõ ràng VN được “chăm sóc đặc biệt”
hơn, cho thấy TQ sẽ tiếp tục thực hiện mưu đồ bá quyền ở Biển Đông, với VN là mục
tiêu trọng tâm. Những diễn biến xảy ra đầu năm, báo hiệu tình hình Biển Đông
năm 2020 đầy sóng gió.
_____
Mời đọc thêm: Chuyên gia Nga: Vấn đề Biển Đông, các bên cần đàm phán với
nhau (Tin Tức). – Tàu Trung Quốc rời vùng biển Natuna sau phản ứng mạnh của
Indonesia (RFI). – Cứng rắn với chiến thuật “bàn chân sói” trên Biển Đông (ANTĐ).
– Hoạt động trên biển cần tuân thủ quy định của Việt Nam và
Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 (HNM). – ‘Philippines trải thảm đỏ cho Trung Quốc ở Biển Đông’? (TN).
------------------------------------------
.
10/01/2020
https://baotiengdan.com/2020/01/10/tau-hai-canh-vao-phia-nam-tu-chinh-nhan-dien-y-do-cua-trung-quoc/
Tàu hải cảnh Trung
Quốc thường xuyên lượn lờ qua lại ranh giới thềm lục địa giữ Việt Nam và
Indonesia trong 3 ngày qua. Ảnh: internet
Những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020, vùng biển
phía nam Biển Đông dậy sóng với những phản ứng quyết liệt của Indonesia trước
việc nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu cá đi vào vùng biển đông bắc quần
đảo Natuna của Indonesia.
Không chỉ triệu tập đại sứ Trung Quốc, Jakarta còn
triển khai 8 tàu chiến và 4 chiến đấu cơ đến khu vực. Tổng thống Joko Widodo
còn thân chinh đến Natuna để tỏ thái độ.
Đến ngày 8.1, nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc bắt đầu
hướng lên phía bắc, cách bãi Tư Chính của Việt Nam khoảng 30 – 50 hải lý về
phía nam, theo dữ liệu tàu biển của trang Marine Traffic.
Tuy không có tín hiệu thể hiện trên trang này, nhưng
nhiều khả năng tàu cá Trung Quốc cũng hiện diện cùng nhóm tàu hải cảnh, mà tính
đến ngày 10.1 bao gồm ít nhất 3 chiếc Zhongguohaijing, Zhongguohaijing 5403 và
Haijing 35111.
Trong ba ngày qua, nhóm tàu hải cảnh (và có thể cả
tàu cá Trung Quốc) lượn lờ ở một khu vực khá nhạy cảm. Đó là khu vực tiếp giáp
giữa thềm lục địa Việt Nam và Indonesia theo Hiệp định phân định ranh giới thềm
lục địa 2007.
Đây là khu vực biển được xem là chồng lấn giữa Việt
Nam và Indonesia và thường xuyên diễn ra các vụ Indonesia bắt giữ tàu cá Việt
Nam cũng như đối đầu giữa tàu chấp pháp và tàu chiến hai nước, xuất phát từ các
vụ bắt giữ này.
Việc Trung Quốc đưa tàu hải cảnh và tàu cá vào khu vực
này gợi ý Bắc Kinh muốn tranh chấp trong khu vực tranh chấp chỉ riêng giữa Việt
Nam và Indonesia.
Ý
đồ của họ có thể bao gồm:
1. Thừa nước đục thả câu, mưu đồ biến Trung Quốc
thành một bên tranh chấp ở khu vực biển này.
2. Thực thi chiến lược tằm ăn dâu và cải bắp mở rộng
khu vực xâm lấn. Tàu cá đi trước, tàu hải cảnh, tàu chiến theo sau.
3. Khuấy nước đục, khoét sâu mâu thuẫn giữa
Indonesia và Việt Nam ở khu vực biển chồng lấn giữa lúc hai quốc gia Đông Nam Á
này đang là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nếu quả đúng ý đồ của Trung Quốc như thế thì Việt
Nam và Indonesia lúc này cần phải sát cánh, tạm gác tranh chấp giữa hai bên, nhấn
mạnh rõ đây là khu vực chồng lấn riêng của Việt Nam và Indonesia và không liên
can gì đến Trung Quốc, sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung
Quốc trong khu vực này là phi pháp và nhóm tàu Trung Quốc phải rút lui.
Tận dụng cương vị ủy viên không thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của cả hai để lên án Trung Quốc trên các diễn đàn quốc
tế.
Có vẻ như hai nước đã nhận diện ý đồ chia rẽ của Trung
Quốc và cam kết phối hợp với nhau, thể hiện qua việc Ngoại trưởng Indonesia
Retno Marsudi vừa điện đàm với người đồng cấp Việt Nam ngày 9.1.
Ngoài ra, trong lúc chờ đợi một giải pháp phân định
biển triệt để, hai quốc gia có tiếng nói trong ASEAN cũng có thể đề ra các kế
hoạch phối hợp tuần tra chung ở khu vực biển này, một mặt giảm thiểu các sự cố
phát sinh giữa hai nước, mặt khác xử lý tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp.
Đó cũng có thể là tiền đề cho việc tiến tới thành lập
một liên minh tuần duyên của ASEAN sau này.
No comments:
Post a Comment