Hôm trước báo chí VN ở nước ngoài, cũng như báo chí
của Mỹ, có bài viết tiên đoán về đại hội 13. Những ai sẽ được lựa chọn làm
“nhân sự hạt nhân” lãnh đạo đảng và nhà nước trong “nhiệm kỳ” tới.
Có tác giả cho rằng việc lựa chọn nhân sự sẽ không
“phức tạp” như kỳ đại hội 12. Việc “kế thừa” sự nghiệp ông Trọng về “chống tham
nhũng” và “phát triển kinh tế” sẽ là yếu tố quyết định.
Các nhận định đều chỉ ra rằng, nếu vẫn theo qui chế
hiện tại, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, thì ông Trần Quốc Vượng, hay Nguyễn
Xuân Phúc, sẽ thay thế ông Trọng. Bà Ngân có thể làm thủ tướng nhưng chức vụ này
có thể bị Vương Đình Huệ cạnh tranh. Còn nếu trở lại qui chế “tứ trụ”, có thể
bà Tòng Thị Phóng hay Nguyễn Thiện Nhân sẽ làm chủ tịch Quốc hội.
Theo tôi, nếu suy xét cho đúng mức, kỳ này có thể sẽ
khó khăn hơn kỳ 12.
Bởi vì “sự nghiệp” của ông Trọng nếu các đảng viên
thấy rằng có “tì vết”, thì việc “kế thừa” sẽ không đem lại tính chính danh cho
người kế nhiệm. Ngược lại, những nhân sự nào có “quan hệ”, dính líu đến các “tì
vết” này sẽ sớm bị loại ra ngoài.
Rõ ràng cách
giải quyết vụ Đồng Tâm là một “sai lầm” của cá nhân ông Trọng. Điều này, nếu tinh tế một chút, ta cũng nhìn thấy ông Trọng đã thừa nhận
“mắc sai lầm” qua ý tứ của ông trong bài diễn văn chúc tết.
Ngay sau vụ Đồng Tâm, trí thức trong nước đã đặt vấn
đề về hai hai khuynh hướng:
1/ Phe chủ trương chuyên chế để giữ an ninh nội bộ
và
2/ Phe thúc đẩy hội nhập quốc tế để khai thác thị
trường.
Nói trắng ra
là trong đảng hiện hữu hai phe: Phe công an và phe ngoại giao. Bài phỏng vấn tướng Tô Lâm trên Vietnamnet và bài của Phạm Bình Minh
trên Lao động cho ta thấy hai chủ trương “đối kháng” (nhưng không đối nghịch)
này.
Phe
công an của ông Tô Lâm, lạc quan vì nghĩ rằng, không
chỉ là “thanh gươm” của ông Trọng, mà còn là người “thừa kế” chính đáng ghế chủ
tịch nước của bộ trưởng công an tiền nhiệm Trần Đại Quang. Phe này chủ trương
“chuyên chế”, thậm chí có thể nói là lạm dụng quyền lực, sử dụng bạo lực để giải
quyết các tranh chấp nẩy sinh từ các vấn đề chính trị hay xã hội, thậm chí kinh
tế.
Xưa nay đảng CSVN không có thói quen đưa một ông công
an lên làm tổng bí thư. Nhưng chủ tịch nước thì đã có.
Còn
phe ngoại giao, mặc dầu đã có công rất lớn trong các công tác vận
động quốc tế để VN không bị “cô lập” như các quốc gia XHCN khác. Nhân sự phe
này còn mở cửa cho VN vào các vận hội quốc tế, tạo cơ hội cho VN nắm bắt những
thời cơ để phát triển. Dầu vậy nhân sự phe này luôn “đứng ngoài hàng rào” nhân
sự “hạt nhân”.
Đại hội 13 việc lựa chon có “gay gắt” hay không còn
tùy thuộc vào “phe cánh” của các bên.
Nếu tiếp tục con đường “mở cửa” để phát triển, tức
là thúc đẩy sự nghiệp “đổi mới”, nhân sự lãnh đạo “tam đầu chế” có thể sẽ là
Minh, Ngân, Phóng. Ông Minh lên chủ tịch nước kiêm tổng bí thư. Bà Ngân làm thủ
tướng và bà Phóng có thể lên làm chủ tịch quốc hội.
Đây là mô hình “đổi mới” triệt để. TBT xuống đứng dưới
CTN và vai trò phụ nữ được đề cao.
Nếu trở lại “tứ trụ”, nhân sự có thể là Ngân, Minh,
Nhân, Phóng.
Còn nếu tiếp tục con đường “chuyên chế”, dùng bạo lực
của công an và sự dối trá của tuyên giáo để giải quyết cho tất cả, nhân sự có
thể là Vượng, Lâm, Thưởng. Hoặc Vượng, Phúc, Lâm, Thưởng.
-------------------------------------------
Sau vụ Đồng Tâm ngày 9 tháng giêng, ngày 20 tháng
giêng ông Trọng có bài “Đảng khai xuân khải hoàn” trên QĐND.
Không biết ông Trọng làm cuộc “thăm dò” ở đâu mà biết
rằng “mỗi mùa xuân có Đảng là một mùa hạnh phúc, an vui với mỗi người dân và
gia đình Việt”?!
39 người Việt chết trong thùng đông lạnh, mồ chôn
chưa xanh cỏ. Xác ông đảng viên 58 tuổi đảng Lê Đình Kình vừa mới động
quan, hàng ngàn người tiếc thương đưa tiễn.
Những người này chắc không phải là người Việt rồi
ông Trọng. Tới bây giờ cái cột đèn có chân thì nó cũng bỏ nước mà đi! Câu này
nói từ năm 1975, đến nay báo chí Anh vẫn còn nhắc lại. Vì thấy nó vẫn còn đúng.
Ông Trọng cũng nói rằng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay“!
Thì cũng đúng! Chưa bao giờ đất nước VN đứng “ngang
vai” với Campuchia, Lào… trên các bảng sắp hạng các quốc gia trên thế giới.
Có lẽ ông Trọng muốn nói rằng: “Chưa bao giờ đảng ta
có được cơ đồ như ngày hôm nay”.
Thật vậy. Trước kia ở trong rừng, sống chiến đấu
cùng cây súng bịch gạo với cục lương khô. Bây giờ đảng viên “rũ bùn đứng dậy
sáng lòa”. Đảng viên nào cũng giàu sụ, lên xe xuống ngựa xa hoa. Từ bản chất
người đảng viên đã trở thành những kẻ phản phúc. Phản phúc với cội nguồn vô sản,
phản phúc với lời thề tranh đấu cho một xã hội công bằng.
Nhân danh “nước nghèo”, đại diện cho dân nghèo xách
rá khắp thế giới ăn xin. Nhưng đảng viên đi đâu, lúc nào, cũng ngồi ghế máy bay
hạng nhất, ở khách sạn nhiều sao, ăn nhà hàng sang trọng. Đám tài phiệt cho VN
mượn tiền chúng phải ngồi hạng bình dân, ăn uống có giới hạn tiêu xài. Họ không
dám phung phí vì tiền cho VN mượn là tiền mồ hôi nước mắt của dân nước họ.
Đảng viên cộng sản trở thành những gánh
nặng cho dân nghèo. Các nước lân
bang, không có đảng cộng sản lãnh đạo, đất nước nào cũng giàu có hơn VN.
Đảng viên cộng sản phung phí mồ hôi nước mắt của dân
nghèo, phung phí tài nguyên đất nước vô tội vạ. Đảng viên cộng sản trở thành một
giai cấp phong kiến bất lương. Một ông đảng viên làm quan cả họ làm quan. Quan
tham “ăn của dân không từ một thứ gì”.
Còn người VN ra nước ngoài, cái tủi hổ thứ nhất là tấm
hộ chiếu. Đi đâu cũng không được “welcome”. Người Việt bỗng trở thành một thứ
“persona non grata”. Người Việt cũng xấu hổ vì nhau. Lãnh đạo ăn cắp thì dân
cũng ăn cắp. Thượng bất chính hạ tất loạn. Tiếng Việt trở thành một thứ tiếng
phổ thông ở các quốc gia Nhật, Hàn, Thái… thậm chí Campuchia. Những tấm bảng viết
bằng chữ VN cảnh cáo nạn ăn cắp!
“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm
nay”!
Cơ đồ là gì? “Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể
Sở, sông Ngô tung hoành“. Nói về cơ đồ là nói về sự nghiệp vẻ vang.
Cơ đồ này to lớn quá quá ông Trọng. Cướp đêm là quan
mà cướp ngày cũng là quan. Người dân phải bán máu lấy cơm. Chữ hiếu trở thành
chữ trinh tiết mà con gái phải đem bán để nuôi dưỡng cha mẹ.
Vậy mà ông Trọng còn nói lấy được :”hiếm có dân tộc
nào trên thế giới khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân
trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Nếu nó thật sự như vậy thì tại sao ông Trọng không
dám ra luật để cho dân VN đi biểu tình nhằm biểu lộ “lòng yêu thương” của họ đối
với đảng?
Tại sao ông Trọng không dám cho “xã hội dân sự” được
nảy sinh. Người dân rất cần các hội đoàn độc lập để biểu lộ lòng “tự hào” của họ
đối với đảng.
Ông Trọng nói điều này chắc cũng hồi hộp như đánh lô
tô trong bụng. Đảng viên nào đúng đắn thì ai cũng bỏ đảng.
Ông Trọng luôn miệng cảnh báo việc “chệch hướng”, “tự
chuyển biến tự chuyển hóa”, “diễn biến hòa bình”… trong đội ngũ đảng viên. Tức
là ông sợ “đái trong quần” viễn tượng đảng viên phản tỉnh. Vì vậy ông Trọng mới
ra lệnh “bụp” ông Lê Đình Kình.
Lời nói của ông Trọng “nổ” lớn tới đâu rồi cũng
“bay” đi. Thực tế sẽ mãi mãi ở lại.
No comments:
Post a Comment