Thấy những người ủng hộ ông Trump ca ngợi ổng nhiều
quá nên hôm nay tui thử tìm xem thành quả về kinh tế mà ông ta đạt được như thế
nào mà người ta lại hâm mộ quá nhiệt tình và tui đã bắt gặp được bản tin này của
báo Business Insider tại Đức được đăng tải bởi phóng viên Joseph Zeballos-Roig
vào ngày 27. 12.2019 và sự thật rất bất ngờ đối với sự hình dung của tui.
Nhân tiện tui chuyển dịch sang tiếng Việt để những ai không rành tiếng Đức cùng đọc.
7
biểu đồ cho thấy: Trump đã thực hiện nhiều hứa hẹn với bộ luật sưu
thuế mới của Mỹ - và không giữ được lời hứa nào.
* Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một bộ luật trước đây hai năm để giảm
thuế dài hạn cho các công ty tại Mỹ.
* Lúc đó Trump đã hứa hẹn bộ luật mới sẽ trở thành nhiên liệu tên lửa cho nền kinh tế Mỹ, tạo ra sự bùng nổ, tạo thêm việc làm và dẫn tới lương bổng cao hơn.
* Tuy nhiên bảy biểu đồ đã cho thấy rằng bộ luật mới đã không đạt một mục tiêu đầy kỳ vọng nào.
* Lúc đó Trump đã hứa hẹn bộ luật mới sẽ trở thành nhiên liệu tên lửa cho nền kinh tế Mỹ, tạo ra sự bùng nổ, tạo thêm việc làm và dẫn tới lương bổng cao hơn.
* Tuy nhiên bảy biểu đồ đã cho thấy rằng bộ luật mới đã không đạt một mục tiêu đầy kỳ vọng nào.
Hai năm trước TT Mỹ D. Trump đã ký bộ luật giảm thuế
và tạo việc làm (Tax Cuts and Jobs Act). Đó là sự chỉnh sửa toàn diện trong việc
ban hành luật thuế má tại Mỹ trong vòng 3 thập niên. Bản thân Trump từng giảng
giải rằng đó là "nhiên liệu tên lửa" cho nền kinh tế Mỹ. Bộ luật này
giảm thuế từ 35% xuống 21% và đảm bảo nhiều lợi ích cho cá nhân, tổ chức và gia
đình.
Những nhà
bình phẩm thì cho rằng đó là quà tặng cho các công ty lớn cưỡi trên lưng tầng lớp
trung lưu. Còn những kẻ ủng hộ việc giảm thuế thì tin rằng đó
là một bộ luật khởi động cho sự nổ rộ phát triển kinh tế. Họ lập luận rằng nhờ
được giảm thuế mà các công ty đầu tư nhiều hơn vào hãng xưởng, nhờ vậy sản phẩm
gia tăng, tạo thêm việc làm và lương bổng cho thợ sẻ cao hơn.
Bộ trưởng tài chính Steve Mnuchin hứa hẹn rằng bộ luật
sẽ nâng cao mức thu nhập bình quân quốc gia lên 3% (hoặc hơn nữa vì ông Trump đặt
ra 6%). Điều này tự nó sẽ tạo ra lợi tức và dẫn tới sự nhiều sung túc hơn.
Nhưng bộ luật đã không đạt được bất cứ một chỉ tiêu nào mà đảng Cộng hòa đã đề ra. Hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy việc đó sẽ làm được.
Tuy cũng có sự tăng trưởng nhất thời về thu nhập bình quân quốc gia và đầu tư vào hãng xưởng, nhưng không lâu dài. Lương cũng tăng, nhưng không đạt mức mà những đảng viên Cộng hòa đã hứa hẹn.
Bộ
luật này đã làm ngân quỹ quốc gia bị tiêu tốn nhiều tiền vì thu nhập từ thuế giảm
và điều đó không được cân bằng bởi tiền thuế nữa. Theo tính toán của Congressional Budget Office, một ủy ban chuyên kiểm
soát tài chính của Mỹ, thì việc giảm thuế đã gây ra thâm hụt ngân quỹ lên hơn
1,9 ngàn tỉ USD trong vòng một thập niên. Theo một nghiên cứu mới công bố của
viện Institute on Taxation and Economic Policy thì các hãng xưởng tại Mỹ đóng
thế thấp nhất trong vòng 4 thập niên qua. Mức thuế trung bình mà 400 công ty lớn
nhất ở Mỹ đã đóng ở mức 11,3% trong năm vừa qua.
1.
Qua biểu đồ hình 1 sẽ thấy mức tăng trưởng kinh tế của
Mỹ không đạt được chỉ tiêu như ông Trump đã hứa.
Thu nhập bình quân quốc gia chỉ đạt 2,4% kể từ tháng
12 năm 2017 đã cho thấy ít hơn 3%, điều mà chính quyền Trump đã nhiều lần đặt
ra trong viễn cảnh.
Chỉ số thu nhập bình quân quốc gia tăng nhanh trong
mấy tháng đầu của năm 2018 đã giúp kinh tế Mỹ đạt tăng trưởng 3% trong năm đầu
giảm thuế. Một thành công sớm của bộ luật. Tuy nhiên chỉ bảo đảm ngắn hạn: Năm
2019 đã bị ảnh hưởng nặng bởi nổi sợ hãi của các đại gia kinh tế về chiến tranh
kinh tế của Trump và trước sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu bên kia đại dương. Điều
đó đã làm chậm lại sự tăng trưởng. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng không tin rằng
trong tương lai gần mức tăng trưởng sẽ đạt và duy trì 3%. Congressional Budget
Office dự đoán mức thu nhập bình quân quốc gia sẽ rơi xuống mức 2% trong 10 năm
tới.
Theo một bản tin của Tòa Bạch Ốc thì sự tăng trưởng 3% hằng năm sẽ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào những đợt hạ thuế tiếp theo và giúp cải tổ kinh tế nhiều hơn. Nhưng những biện pháp như vậy trong thời gian tới là không thể vì đảng dân chủ chiếm đa số trong Hạ viện.
2.
Việc tăng việc làm vẫn tiếp diễn, nhưng việc giảm
thuế góp phần rất ít. (Xem hình 2 để thấy mức gia tăng việc làm.)
Những tháng đầu sau khi luật thuế mới được ban hành
có thêm nhiều việc làm mới - nhưng sự gia tăng đó cũng như mấy năm trước mà
thôi. Một vài công ty như Apple đã công bố rằng trong vòng 5 năm họ tạo ra
20.000 chỗ làm tại Mỹ. Công ty khác như chuỗi siêu thị khổng lồ Walmart đã tăng
mức lương khởi đầu và nới rộng nhiều ưu đãi cho nhân viên. Ở mặt khác thì việc
tự động hóa, chuyển nhượng quá trình sản xuất (Outsourcing) sang các lãnh vực
công nghiệp khác đã dẫn đến tình trạng giảm đi việc làm. Tại Bank of America đã
mất đi 5000 việc mặc dù họ thu nhập đạt kỷ lục.
Việc làm tại Mỹ vẫn duy trì - tương tự như ở Đức - cố
định, mặc dù nền kinh tế đang có dấu hiệu tê liệt. Một vài nghiên cứu đã chứng
minh việc giảm thuế chỉ tạo tác dụng tạo nên việc làm rất ít. National
Association of Business Economics, một tổ chức của những chuyên gia kinh tế
hàng đầu tại Mỹ đã công khai một cuộc trưng cầu vào tháng Một rằng đa số các
công ty Mỹ (chính xác là 84%) đã không tuyển dụng thêm công nhân và không đầu
tư thêm vào công ty của họ sau khi luật giảm được áp dụng.
3.
Việc giảm thuế
đã không mang lại sự gia tăng rõ ràng mức lương trung bình. (Xem hình 3)
Trump đã tìm cách diễn đạt điều luật thuế mới như một
thắng lợi lớn cho tầng lớp trung lưu. Mức lương một gia đình bình thường theo
Trump sẽ được tăng lên 4000 USD mỗi năm. Nhiều nhà kinh tế học cho đó là điều
không thực tế. Tòa Bạch Ốc sau đó đã coi việc tăng mức lương trung bình như một
thành công của bộ luật sưu thuế. Nhưng mức tăng đó không cao lắm. Từ tháng 12
năm 2017 mức này nằm giữa 2,8 và 3,6%. Theo ước lượng của hãng nghiên cứu về
kinh tế Macroeconomic Advisors thì sự tăng trưởng phải nằm ở mức 7,8% thì mới
có thể tăng mức thu nhập bình quân lên 4000 USD trên mỗi gia đình. Mức đó lại
chỉ nằm ở 3,3% trong năm nay.
4.
Niềm tin của người tiêu dùng đã giao động mạnh trong
năm 2019 - việc giảm thuế đã không ảnh hưởng mấy đến chuyện này. (Xem hình 4)
Niềm tin của người tiêu dùng đã dao động theo năng lực
kinh tế trong 2 năm qua. Mặc dù đầu năm 2018 có tăng, nhưng việc giảm thuế từ dạo
đó theo dư luận công chúng thì không có vài trò gì. Những người đóng thuế đồng
ý được thụ hưởng việc giảm thuế nhưng chỉ ở phạm vi rất nhỏ. Theo thăm dò thì
đa số người Mỹ không thấy thay đổi gì nhiều trong việc lương bổng. Những yếu tố
khác như nỗi sợ hãi về chiến tranh thương mại toàn cầu đã tác động nhiều lên
người tiêu dùng.
5.
Sự đầu tư từ hai năm qua liên tục giảm đi - nguyên
nhân cho sự không an tâm nằm ở chiến tranh thương mại của Trump. (Xem hình 5)
Sự chi tiêu đầu tư dựa trên những đầu tư của các
công ty vào máy móc mới, địa ốc và công nghệ để nới rộng và cải thiện tốt hơn
việc kinh doanh có sẵn của họ. Sau khi luật thuế mới được thông qua tuy việc đầu
tư có gia tăng, nhưng lại giảm xuống trong suốt năm 2018. Giá dầu thô thấp và
chiến tranh thương mại của Trump với Trung Quốc đã đem lại bất ổn cho kinh tế
toàn cầu. Một phân tích của Quỹ tiền tệ thế giới (IWF) về những công ty có chỉ
số chứng khoáng hạng 500 đã cho thấy các công ty chỉ đầu tư 20% từ khoản bội
thu - 80% khác đã chạy vào tay những nhà đầu tư nhờ mua lại cổ phần và phát mại
cổ phần.
6.
Việc giảm thuế
không làm chuyển hướng xu thế suy giảm của ngành công nghiệp sản xuất. (Xem
hình 6)
Chỉ số chứng khoáng của ngành công nghiệp sản xuất
đo lường mức sản phẩm hàng tháng và là yếu tố chính đánh giá tình trạng kinh tế
Mỹ. Một chỉ số dưới 50 thể hiện sự suy yếu. Mặc dù việc giảm thuế của đảng Cộng
hòa hổ trợ yếu tố này và tạo việc làm trong ngành công nghiệp - trung bình
20.000 chỗ làm trong năm 2018 và là mức cao nhất trong 3 thập niên qua - nhưng
sự suy giảm trong chỉ số này không trở lại.
Các nhà sản xuất Mỹ đã lãnh đủ cuộc chiến thương mại kéo dài với Trung Quốc và một cú đánh ngược qua việc chậm phát triểm của toàn cầu. Những công ty lớn như General Motor đã đạt mức chi thu kỷ lục, nhưng lại sa thải công nhân trong các hãng của họ. Trong tháng 11 chỉ số chứng khoáng chỉ nằm ở mức 48,1 và như vậy 4 tháng liền ở dưới mức 50, đó là điều thể hiện sự suy giảm kinh tế. Điều này phản chiếu lại qua việc suy giảm đơn đặt hàng lâu dài trong ngành xuất khẩu.
Mua lại cổ phiếu làm giảm số lượng cổ đông, là những
thành phần mà một công ty sở hữu trên thị trường. Điều đó đẩy giá trị cổ phiến
lên cao và đó là thứ mà các cổ đông cùng những người điều hành công ty tranh thủ
hưởng lợi.
7.
Những công ty là những kẻ hưởng ứng nhiệt tình nhất
cho việc giảm thuế vào năm 2017. Bởi một lý do đơn giản: Họ là những kẻ tha hồ
hưởng lợi từ luật sưu thuế mới này. (Xem hình 7)
Trong năm vừa qua 500 công ty lớn nhất của Mỹ đang đầu
tư nhiều vào việc mua lại cổ phiếu hơn là nới rộng kinh doanh của họ. Việc mua
lại cổ phiếu đã vượt mức 1000 tỉ USD trong năm 2018 - 50% nhiều hơn năm ngoái.
Năm 2019 theo ước đoán của công ty Goldman Sachs thì
con số này hạ xuống mức 710 tỷ USD vì sự bất ổn trong kinh tế toàn cầu.
Joseph
Zeballos-Roig
Business Insider
__________________________________________
Business Insider
__________________________________________
7 Grafiken zeigen: Trump hat mit neuem US-Steuergesetz
viele Versprechungen gemacht - und keine gehalten
* US-Präsident Donald Trump unterzeichnete vor zwei Jahren ein Gesetz,
das die Steuern für Unternehmen in den USA dauerhaft senkt.
* Das Gesetz sollte zum „Raketentreibstoff“ für die amerikanische Wirtschaft werden, einen Boom auslösen, Jobs schaffen und zu höheren Löhnen führen, versprach Trump damals.
* Sieben Grafiken zeigen jedoch, dass das Gesetz keines der ehrgeizigen Ziele erreicht hat.
* Das Gesetz sollte zum „Raketentreibstoff“ für die amerikanische Wirtschaft werden, einen Boom auslösen, Jobs schaffen und zu höheren Löhnen führen, versprach Trump damals.
* Sieben Grafiken zeigen jedoch, dass das Gesetz keines der ehrgeizigen Ziele erreicht hat.
Vor zwei Jahren unterzeichnete US-Präsident Donald
Trump den „Tax Cuts and Jobs Act“. Das Gesetz sollte Steuern senken und Jobs
schaffen.
Es war die umfassendste Überarbeitung in der
Steuergesetzgebung der USA innerhalb von drei Jahrzehnten. Trump selbst pries
es damals als „Raketentreibstoff“ für die amerikanische Wirtschaft. Das Gesetz
senkte den Körperschaftssteuersatz von 35 Prozent auf 21 Prozent und gewährte
vorübergehende Vorteile für Individuen und ihre Familien.
Kritiker nannten das Gesetz ein Geschenk für
Großkonzerne auf Kosten der Mittelschicht. Unterstützer der Steuersenkungen
hingegen glaubten, dass das Gesetz eine wirtschaftliche Blütezeit auslösen
würde. Sie argumentierten, dass Unternehmen in ihre Betriebe investieren
würden, was die Produktivität der Arbeiter verbessern und zu höheren Löhnen
führen würde.
Finanzminister Steve Mnuchin versprach, das Gesetz
würde das Bruttoinlandsprodukt auf drei Prozent steigern (oder mehr, da Trump
sogar sechs Prozent in Aussicht stellte). Es würde sich dadurch von selbst
bezahlt machen und zu mehr Wohlstand führen.
Aber das Gesetz hat keines der ehrgeizigen Ziele der
Republikaner erreicht — und es gibt kaum Anzeichen dafür, dass es das jemals
tun wird.
Es gab zwar kurzzeitige Höhen beim BIP-Wachstum und
bei den Unternehmensinvestionen, doch die waren nicht von langer Dauer. Auch
die Löhne stiegen — doch nicht in der Höhe, wie es die Republikaner versprochen
hatten.
Das Gesetz hat der Staatskasse durch die niedrigeren
Steuereinnahmen viel Geld gekostet — und es wurde nicht durch mehr Steuergelder
kompensiert. Nach Berechnungen des Congressional Budget Office, einer Behörde,
die die Ausgaben des US-Haushalts überwacht, werden die Steuersenkungen das
Staatsdefizit innerhalb eines Jahrzehnts auf mehr als 1,9 Billionen Dollar
erhöhen.
Einer kürzlich veröffentlichten Studie des Institute
on Taxation and Economic Policy zufolge zahlen Unternehmen in den USA heute die
niedrigsten Steuern innerhalb von vier Jahrzehnten. Die durchschnittliche
Steuerrate von 400 der größten US-Unternehmen lag im vergangenen Jahr bei 11,3
Prozent.
Hier sind sieben Grafiken, die zeigen, warum die
Steuersenkungen nicht der „Raketentreibstoff“ waren, den Trump versprochen hat.
1. Das BIP-Wachstum liegt seit Dezember 2017
durchschnittlich bei 2,4 Prozent — deutlich weniger als die geschätzten drei
Prozent, die die Trump-Regierung wiederholt in Aussicht gestellt hatte.
Das US-BIP schnellte in den ersten Monaten des
Jahres 2018 nach oben und half der US-Wirtschaft damit, ein Wirtschaftswachstum
von drei Prozent im ersten Jahr der Steuersenkungen zu erreichen — ein früher
Erfolg des Gesetzes.
Doch der währte nur kurz: Das Jahr 2019 war von der
Angst der Wirtschaftsbosse vor Trumps Handelskriegen und dem Rückgang der
Nachfrage aus Übersee geprägt. Das ließ das Wachstum verlangsamen.
Die meisten Ökonomen glauben auch nicht, dass es in
naher Zukunft möglich ist, ein Wachstum von drei Prozent zu erreichen und zu
halten. Das Congressional Budget Office ging zuletzt davon aus, dass das
BIP-Wachstum im nächsten Jahrzehnt auf unter zwei Prozent fallen wird.
Nach einem Bericht des Weißen Hauses würde ein
jährliches Wachstum von drei Prozent Ausgaben in die Infrastruktur, weitere
Steuersenkungen oder mehr Deregulation erfordern — solche Maßnahmen sind aber
in nächster Zeit unwahrscheinlich, da die Demokraten die Mehrheit im
Repräsentantenhaus besitzen.
2. Das Jobwachstum hält weiter an, doch die
Steuersenkungen haben daran nur geringen Anteil.
In den ersten Monaten nach dem neuen Steuergesetz
entstanden in den USA mehr neue Jobs — doch das Wachstum ist vergleichbar mit
dem in den vorausgegangenen Jahren. Einige Konzerne wie Apple gaben bekannt,
dass sie innerhalb von fünf Jahren 20.000 mehr Jobs in den USA schaffen würden.
Andere, wie der Kaufhausgigant Walmart, erhöhte die Einstiegsgehälter und
erweiterte einige Leistungen für Mitarbeiter.
Auf der anderen Seite führen Prozesse wie die
Automatisierung und Outsourcing in anderen Industriezweigen dazu, dass Stellen
abgebaut werden. Bei der Bank of America fielen 5.000 Jobs weg, obwohl sie
einen Rekordgewinn verbuchen konnte.
Die Beschäftigung in den USA bleibt — ähnlich wie in
Deutschland — stabil, obwohl die Wirtschaft erste Lähmungserscheinungen zeigt.
Einige Studien legen nahe, dass die Steuersenkungen nur einen geringen Einfluss
auf die Schaffung von neuen Jobs hatten.
Die National Association of Business Economics, eine
Vereinigung von führenden Wirtschaftswissenschaftlern in den USA,
veröffentlichte im Januar eine Umfrage, wonach eine überwältigende Mehrheit der
US-Unternehmen (genauer: 84 Prozent) nach Einführung des Gesetzes weder
schneller Mitarbeiter eingestellt habt noch darin mehr investiert.
3. Die Steuersenkungen haben nicht zu einer
deutlichen Erhöhung des durchschnittlichen Stundenlohns geführt.
Trump hat versucht, das Gesetz als einen großen
Gewinn für die Mittelschicht dazustellen. Das Einkommen eines
durchschnittlichen Haushalt sollte sich laut Trump um 4.000 Dollar im Jahr
erhöhen. Viele Ökonomen hielten das hingegen für unrealistisch.
Das Weiße Haus sah später einen Anstieg des
durchschnitlichen Stundenlohns als einen Beweis für den Erfolg des Gesetzes.
Aber so groß fiel dieser Anstieg nicht aus: Seit Dezember 2017 lag er zwischen
2,8 bis 3,6 Prozent.
Nach einer Schätzung des
Wirtschaftsforschungsunternehmens Macroeconomic Advisors müsste der Anstieg
dagegen bei 7,8 Prozent liegen, um den Einkommensgewinn von 4.000 Dollar pro
Haushalt zu erreichen. Er lag stattdessen nur bei 3,3 Prozent in diesem Jahr.
4. Das Vertrauen der Verbraucher schwankte im Jahr
2019 erheblich — die Steuersenkungen hatten damit wenig zu tun.
Das Vertrauen der Verbraucher schwankte mit der
Wirtschaftsleistung in den vergangenen beiden Jahren. Obwohl es Anfang 2018
anstieg, haben die Steuersenkungen seitdem in der öffentlichen Meinung kaum
eine Rolle gespielt.
Die Mehrheit der Steuerzahler profitierte zwar von
den Steuersenkungen, aber nur in einem sehr geringen Umfang. Umfragen zufolge
fiel den meisten Amerikaner keine Veränderung in ihren Gehaltsauszahlungen auf.
Andere Faktoren, wie die Angst vor globalen Handeskriegen, haben zuletzt mehr
Einfluss auf die US-Verbraucher gehabt.
5. Die Investitionen sind in den vergangenen zwei
Jahren fast stetig zurückgegangenen — Schuld ist die Unsicherheit aufgrund von
Trumps Handelskriegen.
Investitionsausgaben beziehen sich auf Investitionen,
die Unternehmen in neue Geräte, Gebäude und Technologien tätigen, um ihre
bestehenden Geschäfte auszuweiten und zu verbessern.
Nach der Verabschiedung des Gesetzes stiegen die
Investitionen zwar, gingen aber schon im Laufe des Jahres 2018 wieder zurück.
Niedrige Ölpreise und Trumps Handelskrieg mit China brachten Unsicherheit in
die Weltwirtschaft.
Eine Analyse des Internationalen Währungsfonds (IWF)
der Unternehmen aus dem Fortune-500-Index ergab, dass die Unternehmen nur 20
Prozent ihrer höheren Einnahmen für Investitionen ausgaben — die anderen 80
Prozent gingen, dank Aktienrückkäufen und Dividendenausschüttungen, an
Investoren.
6. Die Steuersenkungen drehten den Abwärtstrend in
der Herstellungsindustrie nicht um.
Der Index für die fertigende Industrie misst jeden
Monat das Produktionsniveau und gilt als Schlüsselindikator für den allgemeinen
Zustand der US-Wirtschaft. Ein Index von unter 50 zeigt eine Schrumpfung an.
Obwohl die Steuersenkungen der Republikaner den
Sektor unterstützten und zur Schaffung von Arbeitsplätzen in der Industrie
beitrugen — mit durchschnittlich 20.000 monatlichen Arbeitsplätzen im Jahr 2018
der höchste Stand seit drei Jahrzehnten —, kehrte dies den Abwärtstrend in
diesem Index nicht um.
Die US-Hersteller erlitten durch den anhaltenden
Handelskrieg mit China und das verlangsamte globale Wachstum einen brutalen
Rückschlag. Großkonzerne wie General Motors erzielten Rekordumsätze, entließen
jedoch weiterhin Arbeiter in ihren Fabriken.
Im November lag der Wert des Indexes bei 48,1 und
damit im vierten Monat in Folge unter 50, was eine Schrumpfung signalisiert.
Dies spiegelt die anhaltende Schwäche beim Auftragseingang und im Export wider.
7. Aktienrückkäufe erzielen dagegen 2018 Rekorde —
sie sind höher als vor Einführung des Gesetzes.
Aktienrückkäufe reduzieren die Zahl der
Anteilnehmer, die ein Unternehmen auf dem Markt hat. Dies treibt den Aktienwert
nach oben, wovon wiederum Aktionäre und die Führungskräfte des Unternehmens
profitieren.
Unternehmen gehörten 2017 zu den enthusiastischsten
Befürwortern der Steuersenkungen. Aus einem einfachen Grund: Sie gehören zu den
Nutznießern des Gesetzes.
Im vergangenen Jahr investierten die 500 größten
Unternehmen der USA weit mehr in Aktienrückkäufe als in die Ausweitung ihrer
Geschäftstätigkeit. Aktienrückkäufe übertrafen 2018 einen Wert von mehr als
einer Billion Dollar — 50 Prozent mehr als im Jahr zuvor.
2019 sank diese Zahl nach Schätzungen von Goldman
Sachs aufgrund der Unsicherheit in der Weltwirtschaft wieder auf etwa 710
Milliarden Dollar.
Joseph Zeballos-Roig
Business Insider
Business Insider
No comments:
Post a Comment