NỘI DUNG :
.
.
=============================================
.
Bạo chúa (tyran) không phải chỉ là sản phẩm của các
chế độ “chuyên chế – tyranie”, kiểu công sản như Mao Trạch Đông, Staline, Hồ
Chí Minh… hay Hitler của Quốc xã (Nazisme). Bạo chúa còn có thể sinh ra từ sự
chuyên chế của số đông (tyrannie de la majorité), điển hình qua ông Trump.
Trên BBC gần đây có bài viết nói rằng Trump là hệ quả
của sự “giận dữ và thất vọng” của dân Mỹ. MC Nguyễn Ngọc Ngạn nói Trump là “bạo chúa”, nghĩ lại điều
này không oan chút nào.
Bản chất của “bạo chúa” là gì? Đơn thuần là “độc tài”, ác độc và
hành động không theo qui tắc luật lệ.
Kẻ độc tài thường “đơn độc”, không tin tưởng ai nên
chỉ sử dụng “người nhà”. Dĩ nhiên kẻ độc tài thì không có cộng sự tài giỏi.
Nhìn quanh ông Trump bây giờ không thấy một gương mặt nào “nổi bật”, có kinh
nghiệm. Những người tài giỏi như Rex Tillerson, James Mattis, Jeff Sessions,
John F. Kelly, Nikki Haley… lần lượt bỏ Trump ra đi “như những giòng sông nhỏ”.
Hành động “sớm nắng chiều mưa”, lời nói thô lỗ, kiến thức không “chuyên môn” mà
buộc cộng sự phải theo ý của mình. Những người có tham vọng và khả năng thích hợp
để “phục vụ đất nước” không ai chịu đựng được. Rốt cục họ phải từ chức.
Về mục “ác độc”, thực sự những con người như Hitler,
Stalin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông… bản chất không khác những người “bình thường”.
Cái ác độc tiềm ẩn trong con người của họ chỉ bộc phát khi có sự kích thích từ
bên ngoài. Yếu tố kích thích đó có thể là một “chủ nghĩa” cực đoan. Cực tả như
chủ nghĩa cộng sản. Cực hữu như chủ nghĩa “chủng tộc ưu việt” của “quốc gia xã
hội chủ nghĩa – quốc xã”.
Ông Trump chủ trương “da trắng ưu việt”,
kỳ thị chủng tộc. America First là một “tuyên ngôn” tiềm ẩn nhiều ý nghĩa. Quân
sư của Trump là Steve Bannon tham mưu cho ông về một cuộc chiến “giữa các nền
văn minh”, da trắng thượng đẳng đấu với da vàng hạ đẳng. Mục đích quần tụ các
quốc gia “da trắng” bao vây TQ. Dĩ nhiên điều này thất bại.
Những quốc gia Châu Âu, vì đã có kinh nghiệm đau
thương với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì vậy đa số quay lưng. Còn các quốc
gia Châu Á, Châu Phi… dĩ nhiên màu da của họ không trắng lắm. Dân TQ, một dân tộc
có nền văn minh lâu đời, không dễ bị “khuất phục” một cách nhục nhã. Mặc dầu họ
có thể không thích Tập Cận Bình, nhưng để đối phó với một sự xúc phạm xấc xược
đến danh dự chủng tộc, họ không ngần ngại đứng sau họ Tập để chống lại Trump.
Các hành vi phân biệt chủng tộc, kỳ thị chủng tộc, kỳ
thị giới tính, phân biệt nơi chốn xuất thân… tất cả đều là “tội ác”.
Còn về “qui tắc luật lệ”. Vụ “đàn hạch –
impeachment” hiện thời mà phần nổi của tảng băng, về những hành vi “ngồi lên luật”
của Trump. Chuyện nội bộ nước Mỹ thì tôi không nói. Người Mỹ không nói thì mình
nói làm chi?
Chuyện Trump
phá vỡ những tập quán ngoại giao, hay những qui tắc luật quốc tế… mới là chuyện
của tất cả mọi người.
Vụ Brexit hiển nhiên là “chuyện nội bộ” của người
Anh và nước Anh. Một người bình thường, “có hiểu biết” và tế nhị một chút,
không ai xen vào chuyện “nhà” của bạn bè, chuyện của người hàng xóm. Trump
không ngần ngại xía vô chuyện nội bộ của nước Anh, “đâm bị thóc chọc bị gạo”.
Trong khi chuyện “Brexit” liên quan không phải người Anh thế hệ bây giờ mà còn
của các thế hệ trong tương lai.
Về vấn đề Do thái và Palestine. Trump đã có những
quyết định đơn phương, đi ngược lại luật và tập quán quốc tế, bất chấp sự ngăn
cản của cộng sự. Palestine hiện đệ đơn kiện Mỹ ra Tòa Công lý quốc tế về việc
vi phạm công ước Vienne (về ngoại giao). Các luật gia quốc tế “phong” cho Trump danh hiệu “người
giết chết công pháp quốc tế”.
Rõ ràng là MC Ngạn nói đúng: Trump có đủ bản chất của
một “bạo chúa”. Vấn đề là MC Ngạn hôm kia lại “thay đổi ý kiến”, ủng hộ Trump
và mong Trump đắc cử.
Thiệt tình tôi cũng mong Trump đắc cử để coi thử
Trump có “đánh chết mẹ thằng Tập” hay không? Có giúp cho người VN tiêu diệt được
xã hội chủ nghĩa hay không?
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Cho dầu ông Ngạn “lẹo
lưỡi” nói lại. Chuyện dân Mỹ qua Canada tị nạn là chuyện có thật (khoảng 8.000
người). Chuyện người từ Mỹ qua Canada tị nạn (khoảng 50.000 người) là chuyện có
thật. Và Trump rất xứng đáng với danh hiệu “bạo chúa”.
------------------------------------
XEM THÊM
Nguyễn
Đạt Thịnh
December 29, 2019
-------------------------------------
Cũng như những dân “chơi Facebook” trong mấy ngày
qua, tôi được đọc và nghe về chuyện lùm xùm của ông Ngạn, và cô gái tự xưng là
người hàm ơn của “chú Ngạn”. Và vì thương chú lắm, vì thấy người ta “live
stream” chửi rủa, mạt sát chú nặng nề, và vì rất đau lòng phải chứng kiến những
sự kiện đó, nên đành lòng chỉ muốn có đôi lời “khuyên bảo” chú trên Youtube.
Cô ta nhấn mạnh qua những câu rào đón là chỉ muốn
làm một cái video clip ngắn, để nhắn đến chú Ngạn với tiếng nói từ trong trái
tim, từ trong đáy lòng như của một người cháu. Cô cũng không quên lập đi lập lại
là “nếu không có chú thì ngày nay không có Bé Tí này”. Bước vào đề, cô nhấn mạnh
rằng, không thể vì thế, mà lờ đi việc chú đã “dùng những từ ngữ rất là sâu xa để
định hướng cử tri đi bầu cho năm 2020 sắp tới”, chú còn “liên tục attack cái
policy của nước Mỹ” rồi chú “nhắc tới và diễn tả tổng thống Trump như một người
bạo chúa ác ôn, ép người ta đến đường cùng…”.
Cô cháu của chú Ngạn đã đóng rất hay, đã “diễn rất đạt”
trong 2 phút mở đầu, với cái vai trò … đau khổ lắm … mới phải nói lên những lời
“dạy bảo” này với chú. Trước ống kính, với những cái cười khẩy hết sức chuẩn, với
những cái chau mày hoàn toàn đạt, với những câu cú ngôn từ rào đón, đủ để lột tả
hết tâm tình của một đứa cháu gái chân ướt chân ráo mới vào nghề, đã phải khổ sỡ,
trăn trở, ưu tư vì những ân tình từ một ông chú ân nhân người dưng. Cái vai đó,
lần đầu tôi được thấy nhân vật này diễn xuất quá tuyệt, thủ vai quá chuẩn,
không có lời gì để chê bai, và nếu không được lãnh giải Oscar thì thật là quá bất
công.
Không biết người xem thấy ra sao, riêng tôi thì, chỉ
với 6 phút đồng hồ tâm sự với “chú Ngạn”, tôi thấy nhân vật Bé Tí đã lột tả, phải
nói là hoàn toàn, là trọn vẹn về con người, về trình độ học vấn, về nền giáo dục
mà cô ta đã được dậy dỗ từ Gia Đình và từ Xã Hội. Chỉ với 6 phút ngắn ngủi, cô
đã lột xác để khán giả thấy được bộ mặt thật của con người cô. Cô chẳng cần e
dè, phơi trần cái ác, cái tàn nhẫn, cái dã tâm, cái ác ý của một kẻ háo danh,
chộp ngay cơ hội để đạp lên người khác, để ngoi lên bước thang danh vọng, để được
nổi tiếng và để được người đời biết đến.
Vì thường thì, chỉ có khi nào một người bị hàm oan,
bị vu khống, hoặc bị đặt điều nói xấu, oan ức lắm, đau khổ lắm, bỉ bôi lắm, thì
người ta mới phải lên tiếng thanh minh, mới phải trình bày những nỗi oan tình của
mình và đối phương ra trước bàn dân thiên hạ, để chứng minh sự trong sạch của
mình. Còn đây, đơn thuần chỉ là chính kiến khác biệt giữa hai cá nhân với một
chế độ, với một chính sách. Sự khác biệt chính kiến thì thông thường, người ta
dễ dàng ngoảnh mặt làm ngơ, hoặc quá lắm thì ngồi xuống với nhau bên ly cà phê,
cãi tay đôi cho ra ngô ra khoai, chứ ai lại đưa ra trước công luận bêu rếu như
thế nhỉ? Chắc chắn là phải có tà ý rồi.
Cho dù ông Ngạn có nói không đúng sự thật, thì những
cái sai đó có ảnh hưởng trực tiếp gì đến cô ta, mà phải cạn tàu ráo máng với những
cái nhếch mép, với những cái cười khẩy, với những cái chau mày, như để đóng trọn
vẹn vai trò trong một vở tuồng, với hi vọng kéo được cả ngàn khán giả?
Cho dù ông Ngạn có đặt điều nói xấu chính quyền
Donald Trump đi chăng nữa, thì cái chính quyền không lồ kia, với cái bộ máy vĩ
đại kia, mà người ta thường khoe khoang là dư sức để “nghiền nát” Trung Quốc, một
siêu cường hạng nhì trên thế giới, thì chẳng lẽ lại bị ảnh hưởng thê thảm đến độ
phải chờ tới nhân vật Bé Tí đứng ra làm video, lấy lại công đạo cho họ? Bọn tài
tử Hollywood vẫn làm những thước phim “đặt điều nói xấu chế độ” suốt hơn 3 năm
qua, còn “ngầu hơn”, còn “tàn nhẫn” hơn, và còn có “ảnh hưởng” gấp triệu lần đến
dân chúng Mỹ nữa kia. Có thấy một nhân vật Bé Tí Da Trắng nào đứng lên làm
video đòi lại công đạo cho Donald Trump và cho “chính quyền Mỹ” như Bé Tí đâu
nào?
Cho dù ông Ngạn có cố tình nói không đúng sự thật để
“lèo lái dư luận”, để “định hướng trong kỳ bầu cử sắp tới” thì phần đông chúng
tôi, những người sống ở Mỹ lâu gấp 3 lần thời gian cô này sống ở Mỹ, học thức
cũng tạm gọi là khá đủ với những mảnh bằng Đại Học, kiến thức và khả năng Anh
ngữ cũng tạm gọi là dư sức đủ để đàm đạo, để phản biện trong những trận
“debates” giữa những đảng phái ở Mỹ, bằng thứ tiếng Anh chuẩn xác, chứ không phải
bằng thứ phát âm ngọng nghịu của những người như Bé Tí, hoặc những người mà cô
này thường tiếp xúc.
Vậy mà cô ta còn cho rằng “sợ chúng tôi bị định hướng
trong cuộc bầu cử sắp tới”, thì thật đúng là coi trời bằng vung, coi xã hội bên
ngoài chỉ bằng cái miệng giếng. Điều này cho thấy rằng Bé Tí láo xược và coi
thường thiên hạ quá. Nếu Bé Tí quá tự mãn, cho rằng phải có Bé Tí dìu dắt và hướng
dẫn thì thiên hạ mới nhìn ra được lẽ phải, được chánh tà, được đúng sai, thì
ôi, cái này nếu kêu bằng “ngựa non háu đá” thì cũng vẫn chưa lột tả được hoàn
toàn sự vô phép này.
Sau cùng, trong buổi nói chuyện “lịch sử” ấy, ông Ngạn
đã không hề đề cập bất cứ gì về cô này, về gia phả của cô này. Ông Ngạn lại lớn
tuổi hơn cha chú của Bé Tí. Ông Ngạn lại còn là “đại ân nhân – không có chú Ngạn
thì không có Bé Tí ngày nay”. Ta có thể nói giữa ông Ngạn và cô này, chẳng hề
có hiềm khích, cũng không có tư thù. Giữa hai người hình như chỉ có mối tương
quan mật thiết qua những vở kịch trên sân khấu, thì tại sao Bé Tí lại có thể
tàn nhẫn, lại có thể dã man, lại có thể manh tâm “chỉ bảo” cho chú Ngạn từng
chút về chuyện chính trị ở bên Mỹ, nói thẳng ra là về Donald Trump và chính sách
của ông ta trước mặt bàn dân thiên hạ?
Chẳng lẽ ông bà, cha mẹ, thầy cô của Bé Tí đã KHÔNG
DẠY cho cô ta ý nghĩa sâu xa của cái câu nói: “NGƯỜI TA ĂN BẬY THÌ ĐƯỢC, NHƯNG
NÓI BẬY THÌ KHÔNG ĐƯỢC” nó hàm chứa sự mạt sát nặng nề đến thế nào hay sao?
Không thù oán, thì tại sao Bé Tí có thể nhẫn tâm rào đón sự mạt sát của mình bằng
một cái cười khẩy trước khi đi vào câu nói: Ông bà ta có câu, và chú LÀ NHÀ VĂN
THÌ CHẮC CHÚ HIỂU … Cái này phải nói là LÁO không có GIỚI HẠN.
Bạn bè chí thân, người ta KHÔNG DÁM NÓI với nhau câu
đó, ngay cả trong lúc tức giận. Gia đình với nhau, người ta cũng KHÔNG DÁM DÙNG
câu nói đó để “sửa sai” nhau. Người lớn trong vai chú bác, cũng KHÔNG AI NỠ
DÙNG câu nói đó, để “chỉ dạy” cho kẻ dưới khi người đó đã đến tuổi trưởng
thành. Tôi bảo đảm rằng, những người lớn tuổi chúng tôi, cho dù có đảo ngược
vai vế, cũng không nỡ nói câu nói đó với “cháu”.
Câu nói đó, người ta chỉ dùng cho kẻ thù của mình mà
thôi. Câu nói đó, người ta nói xong là dứt tình và tuyệt giao. Câu nói đó, nó nặng
đến độ, khó tìm ra được câu xin lỗi nào có thể được chấp nhận, hoặc tha thứ được
giữa hai người với nhau, chứ đừng nói là trình diễn như một vở bi kịch trên
Youtube. Câu nói đó, tôi không biết cô gái này học từ đâu, ai dậy cho cô ấy, và
người thầy đó, vì lý do gì đã thiếu sót trong việc chỉ bảo cặn kẽ khiến cô ta xử
dụng nó bừa bãi như thế?
Nhưng với những cái nhếch mép, những cái chau mày,
những cái cười khẩy kia, thì có lẽ cô ta hoàn toàn chủ động khi xử dụng câu nói
đó. Cái câu mà nhân vật Bé Tí dùng “Ăn Bậy Thì Được, Nhưng Nói Bậy Thì Không Được”
nó còn như một lời cảnh tỉnh cho các “đối tác” khác, nó còn như một sự răn đe
cho những ai “dám vọng động, dám nói chạm đến” cái nhân vật quan trọng, cái người
nằm sau vở bi hài kịch 6 phút đã khiến nhân vật Bé Tí phải cạn tàu ráo máng, phải
dứt tình đoạn nghĩa, ngay cả với ân nhân của mình. Nhân vật đó Bé Tí đã chẳng cần
che đậy, cũng không cần dấu diếm. Nhân vật đó chẳng phải là tổ tiên, chẳng phải
là ông bà, cũng chẳng phải là cha mẹ của cô ta. Nhân vật đó chẳng ai khác hơn
là DONALD TRUMP và CHÍNH QUYỀN của ông ta. Nhân vật đầy uy quyền và oai phong
mà Bé Tí tôn sùng kia đã khiến cô ta sẵn sàng chà đạp ân nhân của mình, một người
lớn tuổi hơn cha chú của mình, trong 6 phút video lịch sử.
Thật là lươn lẹo, thật là dối trá, thật là xảo quyệt,
khi cô ta mở đầu cho cái video bằng câu “thương chú lắm, đau lòng lắm, khi thấy
thiên hạ chửi rủa mạt sát chú” mà lại đăng cái video đó ở trang Facebook của
mình, như để khuyến khích, như để cổ võ bàn dân thiên hạ khắp nơi vào chửi rủa
bằng những lời thô tục nhất, bẩn thỉu nhất, thô bỉ nhất.
Cô ta đau lòng đến độ đã để nguyên hàng trăm câu còm
“thóa mạ” chú Ngạn, người ân nhân của cháu ở trang Facebook của mình, như một
chứng tích cho sự đểu giả, sự bỉ ổi không giới hạn, với câu mở đầu “thương chú
lắm, đau lòng lắm …”
Người ta nói "Cuồng thì thường mất lý
trí", có lẽ không sai chút nào.
Nếu người dân Việt Nam chưa hiểu được ý nghĩa của BỊNH
TÔN SÙNG LÃNH TỤ, thì đây chính là cái thí dụ chi tiết nhất, đầy đủ nhất và rõ
ràng nhất.
Có thể Bé Tí đã thành công trong việc lấy tiếng qua
cái video 6 phút đó, nhưng có lẽ, suốt đời Bé Tí sẽ vẫn luôn Bé Tí, không bao
giờ lớn lên được, theo đúng cái ý nghĩa của nó.
.
No comments:
Post a Comment