Dân Trí Online
Thứ Bảy 04/01/2020 - 07:37
Quốc
hội Mỹ sẽ trở lại làm việc vào tuần tới với khả năng cao phiên luận tội Tổng thống
Trump chưa thể bắt đầu sớm như kỳ vọng.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (đảng Dân chủ) vẫn
đang giữ lại các điều khoản luận tội sau cuộc bỏ phiếu ngày 18/12 và chưa chỉ định
các nghị sỹ đóng vai trò quản lý luận tội cho đến khi Lãnh đạo phe đa số tại
Thượng viện Mitch McConnell (đảng Cộng hòa) đưa ra các quy tắc cho một phiên
xét xử mà bà cho là công bằng.
“Chúng tôi không thể chỉ định những người quản lý luận
tội cho đến khi hình dung được quá trình ở Thượng viện sẽ diễn ra như thế nào”,
bà Pelosi nói.
Trong khi đó, ông McConnell nói rằng ông sẽ “phối hợp
hoàn toàn” với các luật sư Nhà Trắng liên quan tới phiên luận tội tại Thượng viện.
Điều đó đồng nghĩa với một khả năng thực tế là Quốc
hội sẽ trở lại làm việc vào tuần tới và phiên xét xử sẽ chưa thể bắt đầu sớm
như kỳ vọng.
Dưới đây là 4 kịch bản nhằm chấm dứt thế bế tắc hiện
nay giữa Hạ viện do đảng Dân chủ nắm đa số và Thượng viện do đảng Cộng hòa nắm
đa số liên quan tới phiên xét xử luận tội Tổng thống.
Không có phiên xét xử tại Thượng viện, ít nhất
là trong năm 2020
Liệu có khả năng sẽ không có phiên xét xử để tha tội
hay kết tội cho Tổng thống Trump hay không? Đây là một phiên xét xử mà không một
Thượng nghị sỹ GOP nào nói rằng họ nghĩ ông Trump đáng bị luận tội.
“Tốt với tôi”, ông McConnell nói về việc bà Pelosi
giữ lại các điều khoản luận tội.
Có thể đảng Dân chủ sẽ giữ lại các điều khoản luận tội
và trì hoãn chỉ định người quản lý luận tội của Hạ viện (đóng vai trò như bên
nguyên) cho đến khi đảng này giành lại quyền kiểm soát Thượng viện trong cuộc bầu
cử năm 2020. Tất nhiên kịch bản này sẽ là một rủi ro lớn, bởi họ sẽ cần phải
giành chiến thắng ở các bang đã bỏ phiếu cho ông Trump trong năm 2016.
Có thể ông McConnell sẽ quyết định tổ chức phiên xét
xử bất chấp việc bà Pelosi không gửi báo cáo về điều khoản luận tội và sẽ không
có các thành viên Dân chủ nào tại Hạ viện đóng vai trò như bên nguyên.
Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc phá vỡ mọi
quy tắc và gây ra mối đe dọa lớn cho các nhà lập pháp về sau. Vì thế, ông
McConnell cho biết ông sẽ chờ cho đến khi bà Pelosi hoàn thành việc gửi các báo
cáo luận tội lên Thượng viện.
Không có
phiên xét xử nào tại Thượng viện là kịch bản ít có khả năng nhất. Hầu hết các chuyên gia pháp lý đều cho rằng Hiến pháp yêu cầu có một
phiên xét xử ở Thượng viện diễn ra sau khi Hạ viện luận tội Tổng thống. Các Thượng
nghị sỹ sẽ quyết định có kết tội hay tha tội cho Tổng thống dựa trên các cáo buộc
luận tội (trong trường hợp Tổng thống Trump là lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc
hội), và nếu bị kết tội, Tổng thống sẽ bị bãi nhiệm.
Ông McConnell đồng ý triệu tập các nhân chứng
Trước tiên, cần phải hiểu cách thức các Thượng nghị
sỹ tiến hành phiên xét xử. Trước khi phiên xét xử bắt đầu, các Thượng nghị sỹ sẽ
phải bỏ phiếu về bộ quy tắc. Điều này chỉ cần đa số đơn giản để thông qua.
Dù vậy, họ có thể sẽ quyết định việc này sau để bỏ
phiếu về việc có triệu tập thêm nhân chứng hay không. Hiện đảng Cộng hòa đang nắm
đa số tại Thượng viện và có thể dễ dàng trong việc ra quyết định. Trong khi đó,
nếu tất cả các thượng nghị sỹ Dân chủ đoàn kết với nhau, sẽ vẫn cần 4 lá phiếu ủng
hộ từ đảng Cộng hòa để có đa số quyết định bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, vẫn có một số thông tin trong những ngày
nghỉ vừa qua để bà Pelosi và các Thượng nghị sỹ Dân chủ sử dụng như “đòn bẩy” để
họ có được cái mà họ muốn trong một phiên xét xử ở Thượng viện.
Thứ nhất, những email
công bố mới đây từ Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã cho thấy sự liên quan của các trợ
lý trong việc giữ lại khoản viện trợ cho Ukraine sau cuộc điện đàm của Tổng thống
Trump. Điều này khiến lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Charles E. Schumer
(đảng Dân chủ) tuyên bố rằng, một số nhân vật như cựu cố vấn an ninh quốc gia
John Bolton và quyền Chánh văn phòng Nhà trắng Mick Mulvaney nên ra điều trần
trong phiên tòa tại Thượng viện. “Bằng chứng mới này cũng dấy lên các câu hỏi
chỉ có thể giải đáp bằng việc ra làm chứng của các quan chức chủ chốt trong
chính quyền Tổng thống Trump trong phiên xét xử tại Thượng viện”, ông Schumer
nói trong một tuyên bố ngày 2/1.
Thứ hai, hai Thượng
nghị sỹ Cộng hòa đã bày tỏ do dự trước mong muốn của ông McConnell về một phiên
xét xử thuần chính trị. Lisa Murkowski nói rằng bà bị lúng túng với điều này,
và bà Susan Collins (Maine) nói rằng sẽ “không phù hợp” nếu kết án trước.
Tuy nhiên, sẽ khó có thể thấy ông McConnell bất ngờ
chấp thuận các yêu cầu của đảng Dân chủ. Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện
cho rằng, ông vẫn có có quyền tổ chức một phiên xét xử theo cách mà đa số Thượng
nghị sỹ muốn và điều đó có thể đồng nghĩa với việc theo cách mà đảng Cộng hòa
và Tổng thống Trump muốn.
Ông McConnell sẽ vẫn tiến hành phiên xét xử
Ông McConnell không nói chính xác ông muốn phiên xét
xử diễn ra như thế nào, nhưng có thể đó sẽ là một phiên xét xử nhanh chóng mà
không có bất cứ nhân chứng hay bằng chứng mới nào.
Ông McConnell không loại trừ việc triệu tập các nhân
chứng. Tuy nhiên, có vẻ như ông sẽ làm mọi điều có thể để ngăn cản việc triệu tập
những người nắm giữ thông tin nhạy cảm về Tổng thống Trump và Ukraine, như
Mulvaney và Bolton, khỏi việc ra làm chứng.
Mặc dù ông McConnell kiểm soát đa số ở Thượng viện,
nhưng đây không phải kịch bản khả thi nhất, vì có một số lý lẽ cho rằng, ông và
Tổng thống Trump muốn tiến hành phiên xét xử hơn cả đảng Dân chủ.
Tổng thống Trump coi phiên xét xử ở Thượng viện do đảng
Cộng hòa nắm đa số là cơ hội để miễn tội cho mình. Trong khi đó, một trợ lý của
các thành viên GOP tại Thượng viện nói với The Fix rằng, một số Thượng nghị sỹ
Dân chủ có thể bỏ phiếu miễn tội cho ông Trump. Hai nghị sỹ Dân chủ ở Hạ viện
đã bỏ phiếu phản đối các điều khoản luận tội ông.
Đôi bên cùng thỏa hiệp
Đây là kịch bản khó hình dung trong bối cảnh có sự bất
đồng lớn giữa 2 bên về vấn đề nhân chứng.
Josh Chafetz, một chuyên gia về Hiến Pháp tại Trường
Luật Cornell nói rằng, có những điều nhỏ hơn mà các Thượng nghị sỹ có thể thỏa
hiệp để phiên xét xử bắt đầu diễn ra và vấn đề lớn hơn có thể được giải quyết
sau đó. Ví dụ họ có thể thỏa hiệp về việc phiên xét xử sẽ kéo dài trong bao lâu
(2 tuần? 6 tuần?...) và liệu có bằng chứng mới nào có thể được đưa ra hay
không.
“Nói cách khác, dù có triệu tập nhân chứng hay không
chưa thể thống nhất, thì vẫn rất nhiều quy trình nhỏ hơn để đôi bên có thể được
thỏa hiệp”, Chafetz viết trong email cho The Fix. Điều này tất nhiên chưa thể
phá vỡ thế bế tắc giữa Pelosi và McConnell về vấn đề nhân chứng, nhưng ít nhất
đó là một sự khởi đầu để 2 bên có thể đi đến thỏa hiệp.
Theo Hoàng Phạm
VOV
No comments:
Post a Comment