Thứ Hai, 03/18/2019 - 02:56 — Gió Bấc
Theo BBC, trong ngày thứ
nhì (12-3) của phiên họp 125 của Ủy ban Nhân quyền
(Human Rights Committee) của Liên Hiệp Quốc tại Geneva,
Thụy Sĩ, một quan chức thuộc đoàn Việt Nam
tại phiên Kiểm điểm nói Việt Nam bảo vệ quyền tự do báo
chí, tự do ngôn luận rất mạnh mẽ.
Quan chức tự hào, nhà báo nhục nhã bỏ nghề
Ví dụ, theo ông này, "báo chí không bị kiểm duyệt trước
khi in, và phát sóng". "Luật tiếp cận thông tin
có hiệu lực năm 2018, và yêu cầu nhu cầu giải trình của cơ quan nhà
nước đối với các nhà báo và công dân."Vị quan chức cũng nói "chưa bao
giờ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được như ngày
nay". Ông nêu ra con số hàng nghìn nhà báo, con số hàng trăm đại diện báo
chí nước ngoài ở Việt Nam nhưng không
xác nhận Việt Nam có báo chí tư nhân hay không. {1}
Lời nói của đại diện quốc gia trước diễn đàn quốc tế
lớn nhất, quan trọng nhất hành tinh không thể là lời nói dối. Với những lời có
cánh này, người ta phải hiểu rằng người dân Việt đang hưởng một nền báo chí tự
do dân chủ lý tưởng hiếm có trên thế giới.
Thế nhưng cảm nhận của nhiều nhà báo Việt Nam thì
không giống như vậy mà ngược lại họ đang tủi hổ, phẩn uất vì môi trường báo chí
Việt Nam. Nhà báo Bạch Hoàn, nguyên là phóng viên báo Tuổi Trẻ, đài truyền hình
VTV đã viết trên Fb của mình như sau “Xem chương trình Báo chí Toàn cảnh
sáng nay trên VTV, thấy xấu hổ về nhà báo quá.
Báo chí ngày càng mất dạy. Về vấn đề tù nhân lương
tâm, đã mang tiếng là nhà báo, nếu mở miệng thì nói cho tử tế, còn không dám
thì hãy câm miệng lại. Đằng này, chúng ngoạc miệng ra là thấy láo lếu tận cùng.
Rồi sẽ đến một ngày, nhân dân đòi hết những món nợ
máu, những món nợ lương tri mà hôm nay lũ báo chí, lũ biên tập viên VTV ra rả đọc
không biết xấu hổ, không biết ngượng mồm, không biết mình đang thực hiện hành
vi cản trở văn minh, tiến bộ.
Rồi sẽ đến một ngày, con cháu chúng phải nhục nhã, hổ
thẹn vì những gì họ làm hôm nay.
Từ giờ, tôi tuyên bố tôi không còn là nhà báo nữa”
{2}.
Rất tiếc là đã nhiều năm qua, tôi không xem VTV cũng
như các đài truyền hình khác của VN nên không rõ những thông tin “nợ máu” nào
làm Bạch Hoàn phẩn uất đến như vậy. Nhưng ngay trong ngày mà đại diện chính quyền
Việt Nam hùng hồn tuyên bố về tự do báo chí chính quyền TP. HCM đã chôn
vùi tự do báo chí vào bùn qua việc từ chối đơn xin họp báo của đại diện
người dân vườn rau Lộc Hưng ở phường 6 quận Tân Bình. Ba tháng trước, chính quyền
đã bất thần đánh úp đập phá nhà cửa của 124 hộ dân Lộc Hưng báo chí hoàn toàn bị
cấm khẩu. Sau khi hoàn thành đập phá nhà cửa và cưởng chiếm đất đai, báo chí đồng
loạt đưa tin một chiều theo nguồn tin và quan điểm của chính quyền mà không hề
đoái hoài đến số phận và đời sống của người dân tan nhà nát cửa ngay
giáp tết. Một nhóm luật sư bức xúc hổ trợ người dân Lộc Hưng thực hiện các quyền
mà luật pháp cho phép nhưng tiến triển công việc rất chậm chạp ngay cả việc đơn
giản nhất là nộp đơn vì chính quyền các cấp ở TP.HCM hành xử không theo pháp luật.
Ngày 12/3, ông Trần Văn Thuật, ông
Cao Hà Chánh, ông Cao Hà Trực và bà Trần Thị Minh Thi đại diện bà con Vườn Rau
Lộc Hưng nộp đơn xin phép tổ chức họp báo hôm 13/3 tại nhà hàng Đoàn Viên ở quận
Một với bốn nội dung:
Thông tin về quá trình sử dụng đất, quá trình khiếu
nại liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân Vườn Rau
Lộc Hưng và việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan chức năng. Thông tin về
việc người dân tố giác hành vi phá hoại tài sản của những người tham gia cưỡng
chế. Thông tin về việc người dân xin được tiếp xúc với lãnh đạo và
công an thành phố để trình bày khiếu nại, tố cáo. Trao đổi về các vấn đề pháp
lý liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất trong quá trình triển khai dự án tại
khu Vườn Rau Lộc Hưng.
Người chủ trì họp báo là bốn luật sư thuộc Đoàn Luật
sư TP Hồ Chí Minh - những người đã đứng ra nhận giúp dân Lộc Hưng về mặt pháp
lý. Ngày 13/3 thì nhận được văn bản không chấp thuận của Sở Thông tin
truyền Thông TP Hồ Chí Minh.
Nhóm Luật sư Lộc Hưng đã công bố Thông Cáo Báo Chí
thứ 5 thông tin về sự việc này và những bước tiếp theo như “Chiều ngày
13/3/2019, một số luật sư và đại diện các hộ dân đã đến Công an TPHCM, để yêu cầu
lãnh đạo Công an TPHCM tiếp công dân và các luật sư, như các thư yêu cầu đã được
các hộ dân VRLH và luật sư gửi trước đó nhiều lần. Một nữ trưởng phòng của
CATPHCM đã nói chuyện với luật sư, xác nhận CATPHCM đã nhận đơn thư của các hộ
dân và luật sư, lãnh đạo CATPHCM sớm có lịch tiếp công dân và các luật sư để giải
quyết các việc liên quan đến Công an TPHCM theo đơn thư của các công dân VRLH,
đặc biệt việc cơ quan điều tra CATPHCM không giải quyết đúng luật đối với các
đơn tố cáo hình sự về các hành vi hủy hoại tài sản của công dân do cưỡng
chế trái pháp luật….” Thông cáo này cũng khuyến cáo chính quyền và nêu đích
danh Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân cần tuân thủ theo luật pháp về trách nhiệm tiếp
và giải quyết khiếu nại của công dân.
Tự do cấm khẩu trước áp bức, bất công
Rất tiếc là trước sự kiện pháp lý bức xúc như vậy
thì nền báo chí tự do dân chủ của Việt Nam một lần nữa lại tự mình cấm
khẩu. Hơn 700 tờ báo không hề có dòng tin nào về nhu cầu bảo vê quyền tự do báo
chí này. Tương tự với Lộc Hưng hàng chục, hàng trăm dự án cướp đất của người dân
từ Thủ Thiêm, Văn Giang, Đồng Tâm… báo chí cũng đồng thanh cấm khẩu hoặc đồng
loạt tung hô khẩu hiệu theo mệnh lệnh của một ông Tổng Biên Tập duy
nhất là Trưởng ban Tuyên giáo. Điều nực cười, người ta vẫn oang oang tự hào về
lý thuyết Việt Nam không kiểm duyệt báo chí như là sự tự do ưu việt mà cố tình
lờ đi thực tế là báo chí bị tròng cổ, bịt miệng bởi chỉ đạo miệng, chỉ đạo tin
nhắn điện thoại và chế độ định hướng theo họp báo hàng tuần. Theo đó,
những thông tin khơi gợi, bảo vệ quyền dân chủ của người dân bị cấm ngặt. Báo
Tuổi trẻ online chỉ sẩy miệng đăng phát biểu của chủ tịch nước Trần Đại
Quang đồng tình phải có luật biểt tình bị đình bản 3 tháng,
Một sự kiên khác, ngay trong làng báo, người làng
báo là nhà báo Trương Duy Nhất bị mất tích và có nhiều dấu hiệu cho rằng bị bắt
cóc tương tự như Trịnh Xuân Thanh được các hảng tin quốc tệ như BBC, VOA, RFA …
hay báo chí Thái Lan thông tin rộng rãi thì báo chí Việt Nam lại đồng
loạt cấm khẩu. Dù có cho rằng Trương Duy Nhất là phản động, là phần tử xấu, dù
anh ta có vi phạm pháp luật Việt Nam thì việc bất giữ, xét xử, trừng phạt anh
ta phải được thực hiện bằng pháp luật, theo pháp luật chứ không thể âm thầm thực
hiện trong bóng tối. Thiên chức nghề báo là thông tin chứ không phải là im lặng.
Với lòng yêu nước, yêu đảng báo chí có thể vạch mặt sai trái của anh ta, phân
tích sự xấu xa, mức nguy hại cho xã hội của anh ta,…Hoặc báo chí Việt lên tiếng
tranh luận với những quan điểm sai trái thông tin bịa đặt của các thế lực thù địch
nước ngoài theo chức năng chiến đấu của báo chí vô sản. Mạnh mẻ khằng định là
Trương Duy Nhất tự đi qua Thái Lan và quay về đầu thú xin vào tù sám hối….. Rất
tiếc ở đây, cái nền báo chí tự do dân chủ gấp trăm ngàn lần hơn lại chọn quyền
tự do im lặng. Cái quyền vốn được các bị cáo thèm muốn hưởng mà không được hưởng.
Ở đây ngoài pháp lý, trách nhiệm xã hội của nghề báo
còn là chuyện tình đồng nghiệp, tình người. Thời Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn
Hải, Hoàng Khương bị bắt, một số tờ báo đã thông tin với chính kiến, thái độ phản
biện rõ ràng. Thế nhưng gần đây, ngay cả trường hợp lão tướng Kim Quốc Hoa Tổng
Biên Tập báo Người Cao tuổi bị khởi tố, báo chí thông tin lạnh lùng, vô cảm như
chuyện ngoài hành tinh.
Tự do khai thác đời tư
Ấy vậy nhưng với đối tượng khác, người dân lại có
quyền tự do họp báo và được báo chí săn đón, thông tin tự do không giới hạn.
Đáng tiếc đó là những vụ việc hoàn toàn dân sự, mang tính riêng tư và có phần ảnh
hưởng đến đạo đức xã hội mà báo chí cần hạn chế thông tin.
Mấy tuần trước đây, mỗi ngày hằng
trăm bài báo chúi mũi vào vụ ly hôn ngàn tỉ của vợ chồng chủ cà phê
Trung Nguyên. Đành rằng tài sản tranh chấp lớn, đành rằng hình dạng và phát
ngôn của ông Vũ có phần bất thường gây hiếu kỳ nhưng cả một nền báo chí quốc
gia chằm chằm xoi mói vào một vụ ly hôn, chẻ từng câu nói của đương sự
thành bài phân tích, khen chê, hinh ảnh cá nhân sử dụng vô tội vạ thì đó quả là
thứ quyền tự do đáng sợ.
Mới đây, chiều 15/3, tại TP HCM, ông Nguyễn
Chấn (96 tuổi), chồng của bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Tư Hường, mất
ngày 13/5/2017) là người sáng lập Ngân hàng Nam Á và Tập đoàn Hoàn Cầu
tổ chức họp báo công bố thông tin tố cáo con trai chiếm giữ ngân hàng.
Vụ họp báo xảy ra khi bà Hường mới vừa qua đời. Chưa
biết ai đúng ai sai nhưng theo đạo đức truyền thống cha tố cáo con ngay lúc
tang chế là chuyện đau lòng, vô đạo. Hơn thế nữa, chuyện tranh chấp tài sản gia
đình nên để các đương sự và cơ quan tư pháp giải quyết. Liệu có cần họp báo về
chuyện gia đình riêng tư như vậy? Lẽ ra cơ quan quản lý cần cân nhắc có nên cho
phép họp báo hay không. Thế nhưng, người cha vẫn được họp báo, báo chí tự do rần
rộ đưa tin thật hào hứng về sự kiện trái đạo lý. Cái tự do báo chí này càng
đáng sợ hơn.
Tương tư, cũng trong tháng 3 này, Báo chí Việt (có
cả những tờ báo một thời được xem là đứng đắn, cấp tiến) lại sôi nổi đưa
tin bình luận về vụ một cô giáo cấp 3 đã có chồng con quan hệ với học trò lớp
10. Báo chí không chỉ đưa tin mà còn binh luận, tranh cãi với nhau
anh chồng hèn hạ hay cô giáo hoang đàng, những thầy cô giáo và học sinh
khác bị lôi vào cuộc, thậm chí một nam sinh không liên quan bị thông tin nhầm bức
xúc phải nhập viện điều trị. Phương thức duy nhất thu thập thông tin là
ghi nhận lời kể từ một bên mà không hề kiểm tra đối chứng.
Nhà báo Trương Quang Vĩnh cựu Phó Tổng Biên Tập báo
Tuổi Trẻ phải than trên Fb “Nhưng một khi mỗi người coi người
khác là phương tiện để kiếm view, kiếm lợi nhuận thì khi đó sẽ không tránh
khỏi tình trạng ta coi thường các chuẩn mực đạo đức, các tiêu chuẩn pháp lý, dẫm
đạp lên các giá trị chân chính của người khác và của xã hội!
Sau 6 ngày, sau khi quẳng hết lên các trang báo, báo
chí dường như đang bỏ ngỏ việc xác định đúng-sai. Đó là con đường tiếp
cận với sự tự sát hơn là con đường kiếm sống!” {4}
Lạ lùng thay, ở VN, lề thói tác nghiệp thiếu trách
nhiệm, thông tin chuyện cá nhân trong phòng ngủ, xâm phạm quyền riêng tư,
danh dự nhân phẩm công dân nghiêm trọng được tự do không giới hạn. Ôi cái tự do
suy đồi của báo chí Việt quả là nhất hành tinh.
Không phải bỗng dưng mà báo chí VN nhất là
báo chí Sài Gòn một thời lừng lẫy với phong trào Ký Giả ăn mày lại
hèn yếu đi, vô cảm trơ trơ trước bức xúc của cộng đồng chạy đua kiếm sống bằng
thông tin lá cải. Đó là kết quả của quá trình xây dựng CNXH, là công lao lãnh đạo
của Đảng với báo chí hàng chục năm qua.
3. http://www.baogiaothong.vn/chong-dai-gia-tu-huong-to-con-trai-chiem-giu-ngan-hang-nam-a-d414254.html
No comments:
Post a Comment